Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử Đảng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lich su Dang Tran Ngoc Song
Trang 1
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng
I BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC TA TRƯỚC NGÀY ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
l Việt Nam từ nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa
Dân tộc Việt Nam sớm hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước. Với truyền thống
đoàn kết và bất khuất, dân tộc ta từng đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược lớn mạnh.
Từ đâu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây, trong đó có đế quốc Pháp, đã nhòm ngó, xâm
lược nước ta, mở đâu bằng việc khai thông buôn bán và truyền giáo.
Nǎm 1858, đế quốc Pháp vũ trang xâm lược nước ta. Vua quan triều đình nhà Nguyễn từng
bước đầu hàng chúng. Ngày 6 tháng 6 nǎm 1884, triều đình nhà Nguyên đã ký Hiệp ước
Patơnốt, hoàn toàn dâng nước ta cho đế quốc Pháp. Từ đó, Việt Nam trở thành thuộc địa của đế
quốc Pháp. Dưới chế độ thống trị của đế quốc Pháp và tay sai của chúng, xã hội Việt Nam có
nhiều thay đổi.
Về chính tri thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên. Mọi quyền hành đêu nằm trong tay
người Pháp, vua quan nhà Nguyễn chỉ đóng vai trò bù nhìn. Chúng thi hành chính sách chia để
trị. Chúng chia rẽ giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, rồi lập ra xứ Đông Dương thuộc
Pháp nhằm xoá tên các nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới. Đánh giá về chính
sách này, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã viết: "Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái
châm ngôn "chia để trị" của nó. Chính vì thế mà nước An Nam, một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung
một tiếng nói, đã bị chia nǎm sẻ bảy. Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy, người ta hy vọng
làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối
xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau. Sau khi đẩy họ chống lại nhau, người ta lại ghép một
cách giả tạo các thành phần ấy lại, lập nên một "Liên bang" gọi là Liên bang Đông Dương"...
Về kinh tế tư bản Pháp không phát triển công nghiệp ở nước ta, mà chỉ mở mang một số ngành
trực tiếp phục vụ cho bộ máy thống trị và khai thác tài nguyên để cung cấp nguyên liệu cho nền
công nghiệp của nước Pháp.
Chính sách độc quyền kinh tế Pháp đã biến Việt Nam thành thị trường của chính quốc, nơi vơ
vét tài nguyên và bóc lột nhân công rẻ mạt.
Bên cạnh sự bóc lột nhân công và cướp đoạt tài nguyên, đất đai, bọn thực dân Pháp còn duy trì
chế độ phong kiến để giúp chúng bóc lột địa tô, lợi tức và các hình thức thuế khoá rất nặng nề.
Các mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông
dân, với giai cấp phong kiến địa chủ chưa được giải quyết, thì mâu thuần giữa dân tộc ta với bọn
đế quốc Pháp thống trị và phong kiến tay sai của chúng lại phát sinh, càng đẩy nhanh quá trình
cách mạng của nhân dân ta.
Đánh giá về hiện tượng xã hội nói trên, đồng chí Nguyễn ái Quốc viết: "Sự tàn bạo của chủ nghĩa
tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công
cuộc giải phóng nữa thôi"
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa của tư bản Pháp trùm lên phương thức sản xuất phong
kiến lỗi thời đã làm phân hoá các giai cấp cũ, tạo ra kết cấu giai cấp mới.
2. Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hoá, giai cấp công nhân ra đời
Giai cấp địa chủ phong kiến trong những thế kỷ trước đã từng giữ vai trò tiến bộ nhất định trong
lịch sử. Từ khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng đế quốc Pháp thì bản thân giai cấp này cũng bị
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi