Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử công nghiệp tàu biển Việt nam và vị trí trong GDP xuất khẩu potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời Mở Đầu
Hoạt động thương mại ra đời rất sớm trong lịch sử phát triển xã hội loài người.
Qua các thời kỳ phát triển trong từng khu vực, mỗi quốc gia trên thế giới, hoạt
động thương mại luôn tồn tại phát triển và khẳng định vai trò không thể thiếu
được của nó trong mọi nền kinh tế đặc biệt trong giai đoạn hiện nay ngành
thương mại phát triển mạnh mẽ, cả về chiều rộng lẫn bề sâu, nhờ tiến bộ của
khoa học - kỹ thuật công nghệ tin học... các quốc gia trên Thế giới tuỳ hoàn cảnh,
điều kiện, căn cứ thuận lợi khó khăn nhu cầu của từng quốc gia mình đều có
những chính sách riêng phù hợp để thúc đẩy thương mại.
Nền kinh tế nước ta sau một thời kỳ dài hạn bị hạn chế bởi cơ chế quản lý kinh tế
tập trung, bao cấp, lại chịu hậu quả của các cuộc chiến tranh kéo dài, tiềm lực
kinh tế yếu kém, tài nguyên thiên nhiên bị hạn chế, bộ máy các cán bộ quản lý từ
hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc trình độ thấp kém, không đáp ứng được
nhu cầu phát triển của đất nước. Đảng và nhà nứơc đã nhận thức được vấn đề này
và đã phần nào đã đưa ra những cơ chế kinh tế mới, tạo điều kiện để các thành
phần kinh tế trong nước hoạt động, phát triển.
Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều thuận lợi bởi tiềm năng kinh tế đa dạng, đó là
vùng công nghiệp khai thác than, có trữ lượng lớn, có cảng biển, có cửa khẩu
biên giới thông thương với Trung Quốc, các ngành nông, lâm, ngư nghiệp đều có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển,ngoài ra Quảng Ninh còn là nơi nếu biết
khai thác tốt sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh nói trên, Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh là doanh nghiệp
nhà nước trực thuộc Sở thương mại Quảng Ninh, được thành lập từ năm 1992.
Quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã trải qua những bước thăng trầm,
song được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành từ Trung ương đến địa phương và
bằng sự cố gắng của lãnh đạo, tập thể CBCNV Công ty Cung ứng tàu biển
Quảng Ninh đã có hướng đi đúng đắn, vượt qua những khó khăn của thời kì quá
độ chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp, ổn định và phát triển trong cơ chế kinh tế
mới. Từ một đơn vị yếu kém trở thành đơn vị đứng đầu ngành thương mại, thể
hiện ở mức thu nhập của CBCNV ngày một nâng cao, nộp ngân sách và các
khoản nghĩa vụ với nhà nước ngày một tăng. Đời sống CBCNV ổn định, an tâm
công tác và gắn bó với doanh nghiệp.
Nhưng xuất nhập khẩu tổng hợp của Công ty còn ở mức khiêm tốn, do sản phẩm
xuất khẩu của ta chưa cao, kinh nghiệm xuất khẩu còn yếu kém, chưa đi sâu tìm
hiểu thị hiếu của thị trường xuất nhập khẩu để có điều kiện tăng kim ngạch xuất
nhập khẩu nhiều hơn, cần tìm kiếm những giải pháp tháo gỡ cho các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nói chung và công ty cung
ứng tàu biển nói riêng. Mục tiêu đề ra đối với công ty là hiệu quả kinh doanh và
không những tồn tạI trên thị trường mà còn phát triển một cách vững mạnh. Để
đạt được mục tiêu đó là buộc phảI khẳng định mình và phát huy mọi khả năng
sẵn có lẫn tiềm tàng, song song với việc không ngừng nâng cao vị trí trên thị
trường trong nước cũng như mở rộng thị trường quốc tế. sở lý luận, đã đựơc
trang bị ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, tìm hiểu thực trạng của
Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh. Cùng với nguồn tài liệu như sách báo,
các báo cáo của Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh, em đã chọn đề tài: Một
số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu
biển Quảng Ninh".
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia thành 3
chương chính:
Chương I. Lý luận chung về mở rộng thị trường nước ngoài.
Chương II. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu và phát triển
thị trường nước ngoài của Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh trong thời
gian qua.
Chương III. Phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu
của Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh.
Lời cảm ơn !
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh Doanh Quốc Tế -
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi cơ sở để
thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô các Chú các Anh làm việc tại Công ty
cung ứng tầu biển Quảng Ninh đã chỉ dẫn giúp đỡ Tôi trong thời gian thực tập
làm quen với công việc, trên cơ sở đó Tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS : Nguyễn Thị Hường đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn Tôi trong suốt
quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Chương I Lý luận chung về mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
I/- thị trường và các phương thức mở rộng thị trường.
1/. Các vấn đề cơ bản về thị trường:
1.1 Khái niệm:
Có rất nhiều cách xem xét thị trường dưới góc độ khác nhau, từ đó có khái niệm
khác nhau về thị trường. Ta có thể gặp một số khái niệm phổ biến sau:
Thị trường là biểu hiện ngắn gọn của quá trình mà nhờ đó các quyết định của các
hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hoá khác nhau các quyết định của doanh
nghiệp về việc sản xuất cái gì và như thế nào các quyết định của công nhân về
làm việc bao nhiêu và cho ai được điều hoà bởi sự điều chỉnh giá.
Thị trường là tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua tiếp
xúc nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Thị trường là một khuôn khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc với người kia
để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm và trong đó họ cùng xác định giá cả và số
lượng trao đổi.
Theo quan điểm kinh tế học thì.
Thị trường là tổng thể của cung và cầu đối với một loại hàng hoá nhất định
trong một thời gian và không gian cụ thể.
Đứng trên giác độ quản lý một doanh nghiệp khái niệm thị trường phải được gắn
với các nhân tố kinh tế tham gia vào thị trường như: Người mua, người bán,
người phân phối...Với những hành vi cụ thể của họ. Những hành vi này không
phải bao giờ cũng tuân theo qui luật cứng nhắc dựa trên giả thuyết về tính hợp lý
trong tiêu dùng. Hành vi cụ thể của người mua và người bán đối với một sản
phẩm cụ thể còn chịu sự tác động của yếu tố tâm lý và điều kiện giao dịch.
Chẳng hạn trong một số trường hợp cụ thể khi giá của sản phẩm tăng lên thì nhu
cầu về sản phẩm đó không những giảm đi và ngược lại còn tăng lên. Trong
những trường hợp này tính qui luật chung của nhu cầu và vai trò điều tiết của giá
cả không còn đúng nữa. Như vậy với một sản phẩm cụ thể và một nhóm khách
hàng cụ thể, những quy luật chung của mối quan hệ cung cầu không phải lúc nào
cũng đúng.
Mặt khác trong diều kiện kinh doanh hiện đại thì trong khái niệm thị trường yếu
tố cung cấp đang mất dần tầm quan trọng, trong khi đó nhu cầu và nhận biết nhu
cầu là những yếu tố ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của
doanh nghiệp. Hiện nay do năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm của các
doanh nghiệp cho thị trường đã tăng lên gần như là vô hạn trong khi đó nhu cầu
đối với sản phẩm đã tiến gần tới mức bão hoà thì hoạt động của doanh nghiệp
phải chuyển hẳn sang quan điểm nhu cầu. Trong đó mọi doanh nghiệp phải tập
chung sự chú ý vào việc nắm bắt nhu cầu và các phương thức để thoả mãn tối đa
nhu cầu đó.
Vì thế việc khái niệm thị trường của doanh nghiệp phải nhấn mạnh vào vai trò
quết định của nhu cầu. Song nhu cầu là hành vi, ý kiến, thái độ bên ngoài của
khách hàng, là cái mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Vì vậy đứng trên giác
độ doanh nghiệp thì:
Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng tiềm năng của doanh
nghiệp đó, tức là những khách hàng đang mua hoặc có thể sẽ mua sản phẩm của
doanh nghiệp.
Khi vận dụng khái niệm trên cho thị trường Thế giới thì những đặc điểm trên
càng rõ nét hơn, sự khác biệt và đa dạng càng trở nên sâu sắc hơn. Do đó, có thể
đưa ra khái niệm thị trường Quốc tế của doanh nghiệp như sau:
Thị trường Quốc tế của doang nghiệp là tập hợp những khách hàng nứơc ngoài
và tiềm năng của doanh nghiệp đó .
1.2 Các chức năng và vai trò của thị trường:
Vai trò của thị trường trong phát triển kinh tế hàng hóa
- Thứ nhất: Thị trường là điều kiện và môi trường của sản xuất hàng hóa. Các
chủ thể kinh tế thông qua thị trường để mua bán các yếu tố, điều kiện sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm mua được các hàng hóa, tiêu dùng và dịch vụ. Không có thị
trường thị sản xuất và trao đổi hàng hóa không thể tiến hành được.