Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử công đoàn tỉnh quảng nam (1997-2017)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN XUÂN QUANG
LỊCH SỬ
CÔNG ĐOÀN TỈNH QUẢNG NAM
(1997 – 2017)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60220313
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ
Phản biện 1: TS. Nguyễn Duy Phương
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Lịch sử Việt Nam họp tại Đại học Sư phạm vào ngày
04 tháng 08 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
- Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội, được thành lập ngày
28/7/1929 và đã có những đóng góp to lớn đối với cách mạng Việt Nam.
Qua 20 năm (1997- 2017), Công đoàn tỉnh Quảng Nam đã
không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, lớn mạnh
về tổ chức, thu hút đông đảo NLĐ, có nhiều đóng góp vào sự phát
triển của tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, Công đoàn tỉnh Quảng Nam
vẫn còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế và đang đứng trước nhiều cơ hội
và thách thức. Đây là vấn đề cần được nhận thức và đánh giá đầy đủ
dưới góc độ Sử học.
Do vậy, việc tái hiện quá trình xây dựng và phát triển, khẳng
định những ưu điểm, nêu bật tồn tại, hạn chế về xây dựng tổ chức
Công đoàn tỉnh Quảng Nam từ năm 1997 đến năm 2017 là hết sức
cần thiết, góp phần khôi phục lịch sử Công đoàn tỉnh Quảng Nam có
tính hệ thống và toàn diện. Mặt khác, từ trong hoạt động của quá khứ
có thể đúc kết những kinh nghiệm sâu sắc không chỉ đáp ứng yêu cầu
xây dựng tổ chức Công đoàn tỉnh Quảng Nam mà còn góp phần xây
dựng CĐVN ngày một vững mạnh. Với ý nghĩa khoa học và thực
tiễn trên, tôi chọn đề tài “Lịch sử Công đoàn tỉnh Quảng Nam
(1997-2017)” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu về CĐVN và các tỉnh
Đã có nhiều công trình được nghiên cứu và biên soạn. Tiêu
biểu cho việc nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công
đoàn có Nguyễn Phú Trọng (2001) với tác phẩm Tìm hiểu sự lãnh
đạo của Đảng đối với Công đoàn, Nxb Lao động, Hà Nội. Tác phẩm
2
đã phân tích vai trò, kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng đối với CĐVN
qua các thời kỳ lịch sử, đồng thời đặt ra những yêu cầu về sự lãnh
đạo của Đảng với tổ chức chính trị- xã hội này trong thời gian đến.
Viết về các chặng đường lịch sử CĐVC có nhiều tác phẩm
được nghiên cứu, xuất bản. Tiêu biểu:
Đỗ Quang Hưng (2011), Lịch sử giai cấp công nhân và tổ
chức công đoàn Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI, Nxb
Lao động, Hà Nội. Công trình đã tái hiện quá trình hình thành và phát
triển của GCCN và CĐVN từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI,
khẳng định những cống hiến, rút ra các kết luận khoa học về vai trò
và vị trí của CĐVN đối với tiến trình lịch sử dân tộc.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014), Công đoàn Việt
Nam - 85 năm xây dựng và phát triển 1929-2014, Nxb Lao động, Hà
Nội. Tác phẩm đã tái hiện quá trình hình thành và phát triển của
CĐVN từ khi thành lập (1929) đến năm 2014, khẳng định những
đóng góp của CĐVN đối với tiến trình lịch sử dân tộc, rút ra một số
bài học kinh nghiệm thiết thực cho CĐVN hiện tại...
2.2. Các công trình nghiên cứu về Công đoàn Quảng Nam
Đáng chú ý là các công trình:
- Liên đoàn Lao động Quảng Nam - Đà Nẵng (1996), Lịch sử
phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, lao động và hoạt
động Công đoàn Quảng Nam - Đà Nẵng (1954-1975), Nxb Đà Nẵng.
Tác phẩm đã tái hiện quá trình đấu tranh của CNLĐ và hoạt động của
Công đoàn QN- ĐN thời chống Mỹ (1954-1975), khẳng định những
đóng góp và rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng trong
hoạt động công đoàn hiện nay.
- Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam (2005), Lịch sử phong
trào công nhân lao động và Công đoàn Quảng Nam 1929-2000, Nxb
Lao động, Hà Nội, có nội dung liên quan đến hoạt động của Công
3
đoàn tỉnh Quảng Nam từ năm 1997 đến năm 2000, tuy nhiên nội
dung còn sơ lược.
Về vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với Công đoàn
tỉnh Quảng Nam có hai bài viết của tác giả Đặng Văn Chương
(2005, 2007). Các bài nghiên cứu này đề cập một số khía cạnh
trong hoạt động và vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với Công
đoàn tỉnh Quảng Nam như “Nâng cao hoạt động Công đoàn
Quảng Nam hiện nay”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số
333/2005, “Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Nam đối với Liên
đoàn Lao động giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Lao động và Công
đoàn, số 345/2007...
Như vậy, các công trình, bài viết về Công đoàn tỉnh Quảng
Nam từ 1997 đến năm 2017 còn rất ít, các công trình đã xuất bản chỉ
đề cập một thời kỳ ngắn hoặc một số nội dung liên quan đến tổ chức
công đoàn. Với tình hình nghiên cứu đến đề tài như trên, việc nghiên
cứu toàn diện về Công đoàn tỉnh Quảng Nam từ năm 1997 đến năm
2017 là hết sức cần thiết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu của đề tài
Tái hiện hoạt động của Công đoàn tỉnh Quảng Nam từ 1997 đến
năm 2017; đánh giá vai trò, vị trí và đề xuất những giải pháp tăng cường
xây dựng tổ chức Công đoàn tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ đất nước
đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ những vấn đề cơ bản của CĐVN; quá trình hoạt động
của Công đoàn tỉnh Quảng Nam thời kỳ từ năm 1929 đến năm 1996.
- Trình bày việc xây dựng tổ chức và chỉ đạo, kết quả của
phong trào CNVCLĐ; đóng góp, kinh nghiệm trong hoạt động của
Công đoàn tỉnh Quảng Nam từ năm 1997 đến năm 2017.
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động Công đoàn tỉnh Quảng Nam
(bao gồm các cấp: LĐLĐ tỉnh; LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố,
công đoàn ngành và CĐCS)
5. Phương pháp và nguồn tài liệu nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic; Phương
pháp sưu tầm và xử lý tư liệu; Phương pháp so sánh, phương pháp
quy nạp, phân tích, phương pháp tổng hợp, khái quát...
5.2. Nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu nghiên cứu là tài liệu lưu trữ và xuất bản đang
lưu trữ ở cơ quan của Tổng Liên đoàn, Kho Lưu trữ Văn phòng Tỉnh
ủy và LĐLĐ tỉnh Quảng Nam, LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố,
công đoàn ngành, CĐCS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam…
6. Đóng gópcủađề tài
Tái hiện quá trình hoạt động; đánh giá đóng góp và kinh
nghiệm trong hoạt động của Công đoàn tỉnh Quảng Nam từ năm
1997 đến năm 2017.
Làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu; tuyên truyền, giáo
dục truyền thống cho đoàn viên và NLĐ địa phương về Công đoàn
tỉnh Quảng Nam.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, nội dung Luận văn gồm 4 chương.
5
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG ĐOÀN TỈNH QUẢNG NAM
TỪ NĂM 1929 ĐẾN NĂM 1996
1.1. Những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, con người, văn hóa
và truyền thống của tỉnh Quảng Nam
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Địa giới tỉnh Quảng Nam hiện nay được xác định khi tỉnh QNĐN tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc
Trung ương từ ngày 01/01/1997. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng
và tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Kon
Tum, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 10.438, 4 km², dân số cả tỉnh
tính đến cuối năm 2016 là 1.488,000 người. Đây là vùng lãnh thổ
trọng yếu, là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em trong cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Bờ biển Quảng Nam dài 125 km.
Về giao thông, Quảng Nam nằm ở chính giữa trục giao thông
Bắc- Nam về đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng
không.Tỉnh Quảng Nam hiện có 18 huyện, thị xã, thành phố.
1.1.2. Con người, văn hóa và truyền thống đấu tranh yêu
nước và cách mạng
Hầu hết cư dân Quảng Nam di cư đến từ các địa phương miền
Bắc. Đa số người dân từ bao thế hệ, sống bằng nghề nông. Quảng
Nam là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa gữa hai miền Bắc,
Nam và giao lưu văn hóa với các khu vực trên thế giới. Quảng Nam
có nhiều di tích. công trình kiến trúc cổ có giá trị như: phố cổ Hội
An, khu di tích Mỹ Sơn....
Trong lịch sử cách mạng của dân tộc ta, Quảng Nam là vùng
“Đầu sóng, ngọn gió”đi đầu cả nước trong nhiều phong trào, cuộc
6
vận động đấu tranh yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
1.2. Những vấn đề cơ bản của Công đoàn Việt Nam
1.2.1. Vị trí, vai trò, mối quan hệ
CĐVN có địa vị pháp lý, được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật
Công đoàn, Bộ luật Lao động … và ngày càng được bổ sung, hoàn
thiện.
CĐVN là thành viên trong hệ thống chính trị - xã hội ở Việt
Nam, đóng một vai trò to lớn đối với xã hội nói chung và CNVCLĐ
nói riêng. Vai trò đó được thể hiện qua sự tác động của công đoàn
thông qua các phong trào cách mạng của NLĐ.
1.2.2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
CĐVN là tổ chức thống nhất, gồm Tổng Liên đoàn và công
đoàn các cấp cơ bản theo quy định của Điều lệ CĐVN.
CĐVN có các chức năng: đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; đại diện và tổ chức NLĐ tham
gia quản lý cơ quan, đơn vị, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước
theo quy định của pháp luật; tổ chức, giáo dục, động viên NLĐ phát
huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.2.3. Tính chất, nguyên tắc, phương pháp hoạt động
CĐVN có hai tính chất: tính chất giai cấp của GCCN và tính
chất quần chúng.
Nguyên tắc hoạt động công đoàn là đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng, liên hệ mật thiết với quần chúng, đảm bảo tính tự nguyện của
quần chúng, tính dân chủ.
Phương pháp hoạt động công đoàn bao gồm: phương pháp
thuyết phục, tổ chức cho quần chúng hoạt động, xây dựng hệ thống
quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế.
7
1.3. Khái quát về Công đoàn tỉnh Quảng Nam từ năm 1929 đến
năm 1996
1.3.1. Công đoàn tỉnh Quảng Nam ra đời
Tháng 10/1929, Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng tỉnh
Quảng Nam ra đời đã tác động mạnh mẽ đến phong trào CNLĐ trong
tỉnh. Tổ chức công hội phát triển nhiều nơi.
Tháng 12/1929, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ Đông
Dương Cộng sản Đảng tỉnh Quảng Nam, Tổng Công hội đỏ Đà Nẵng
ra đời và cũng là sự ra đời của Công hội đỏ tỉnh Quảng Nam vì Đà
Nẵng bấy giờ có đông CNLĐ, tác động đến phong CNLĐ của cả
Quảng Nam. Đây là bước ngoặt lịch sử quan trọng, đánh dấu thời kỳ
mới của phong trào CNLĐ Quảng Nam và Đà Nẵng.
1.3.2. Tổ chức và hoạt động của công đoàn tỉnh Quảng Nam
từ năm 1929 đến năm 1996
Ngày 28/03/1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh
Quảng Nam ra đời đã trực tiếp lãnh đạo phong trào CNLĐ và tổ chức
Công hội đỏ. Trong những năm 1930 - 1945, đội ngũ CNLĐ tỉnh
QN-ĐN đã từng bước trưởng thành nhanh chóng về ý thức giai cấp,
làm nòng cốt trong nhiều phong trào đấu tranh, tham gia khởi nghĩa
giành chính quyền.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, CNVCLĐ đã tích tham
gia kháng chiến ở cả hai vùng tự do và tạm bị chiếm. Sang cuộc
kháng chiến chống Mỹ, từ cuối năm 1959, phong trào CNVCLĐ có
nhiều chuyển biến, tổ chức nghiệp đoàn ra đời ở nhiều nơi, nhất là ở
các đô thị.
Năm 1967, Đặc Khu ủy Quảng Đà thành lập Ban Công vận.
Tháng 06/1970, Tỉnh ủy Quảng Nam thành lập Ban Công vận tỉnh.
Sau Hiệp định Pa ri (tháng 01/1973), Liên hiệp Công đoàn giải phóng
tỉnh Quảng Nam và đặc khu Quảng Đà được thành lập.
8
Tháng 10/1975, Liên hiệp Công đoàn giải phóng tỉnh Quảng
Nam và Liên hiệp Công đoàn giải phóng đặc khu Quảng Đà sát nhập
thành Liên hiệp Công đoàn tỉnh QN-ĐN.
Từ năm 1986, các cấp công đoàn đã tích cực tham gia tuyên
truyền đường lối đổi mới của Đảng, tham gia chuyển đổi cơ chế quản
lý kinh tế sắp xếp lại tổ chức. Năm 1988, Liên hiệp Công đoàn tỉnh
QN- ĐN đổi thành LĐLĐ tỉnh; Liên hiệp công đoàn các huyện đổi
thành LĐLĐ huyện; chức danh Thư ký được đổi thành Chủ tịch.
Năm 1996, LĐLĐ tỉnh đã giải thể một số LĐLĐ các huyện,
chuyển CĐCS các huyện này về trực thuộc LĐLĐ tỉnh; thành lập
Công đoàn ngành Xây dựng và Công đoàn Viên chức tỉnh.
Tiểu kết chương 1
CĐVN ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của lịch sử trong trách
nhiệm đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp
pháp của đoàn viên và NLĐ.
Ra đời năm 1929, Công đoàn tỉnh Quảng Nam đã trải qua
những chặng đường đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh và có những
đóng góp xứng đáng vào truyền thống của quê hương. Kết qủa đó tạo
tiền đề cho Công đoàn tỉnh Quảng Nam trong chặng đường kết tiếp.
9
CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀNTỈNH QUẢNG NAM
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2008)
2.1. LĐLĐ tỉnh Quảng Nam được thành lập và những hoạt động
chủ yếu (01/1997-6/1998)
2.1.1. LĐLĐ tỉnh Quảng Nam được thành lập
Trên cơ sở tách, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh QN- ĐN
ngày 07/01/1997, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành Quyết
định số 20/QĐ về việc thành lập LĐLĐ tỉnh Quảng Nam; trực thuộc
LĐLĐ tỉnh có hai cấp: cấp công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và
tương đương và cấp CĐCS, nghiệp đoàn.
Công đoàn cấp trên trực tiếp của CĐCS gồm công đoàn ngành,
nghề địa phương, công đoàn huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
CĐCS, nghiệp đoàn được tổ chức theo 4 loại h́ình: CĐCS,
nghiệp đoàn không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn; CĐCS, nghiệp
đoàn có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn; CĐCS, nghiệp đoàn có công
đoàn bộ phận, có nghiệp đoàn bộ phận; CĐCS có CĐCS thành viên.
2.1.2. Các cấp công đoàn ổn định tổ chức, nâng cao năng lực
cán bộ, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục
Qua củng cố đến cuối năm 1997,Công đoàn tỉnh Quảng Nam
có 34 CĐCS và cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc LĐLĐ tỉnh với
26.722 đoàn viên/ 31.000 CNVCLĐ.
Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh và UBND tỉnh đã ban hành quy
chế phối hơp. Các cấp công đoàn còn đến việc đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công đoàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn; tổ
chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ công đoàn. Tăng cường đổi
mới công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên và CNVCLĐ.
10
2.1.3. Các cấp công đoàn với phong trào thi đua và các mặt
hoạt động
Phong trào xây dựng tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa tiếp tục
được duy trì ở một số ngành, địa phương, đơn vị.
Phong trào “Xanh - sạch - đẹp” sau khi phát động đã được
nhiều công đoàn ngành, địa phương và CĐCS hưởng ứng tích cực.
Nhiều CĐCS đã tích cực cùng các cơ quan chức năng kiểm tra việc
thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến
CNVCLĐ. Các cấp công đoàn đã phối hợp với chính quyền hướng
dẫn tổ chức đại hội CNVC, hội nghị dân chủ.
Các cấp công đoàn còn chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn
viên và CNVCLĐ thông qua tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao.
Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng
được các cấp công đoàn quan tâm và đạt một số kết quả.
Công tác nữ công ở các cấp công đoàn luôn được quan tâm.
Ban Nữ công LĐLĐ tỉnh tiếp tục vận động CNVCLĐ đóng góp xây
dựng quỹ, cho nữ CNLĐ nghèo vay hàng chục triệu đồng.
2.2. Các cấp công đoàn tham gia giải quyết việc làm và các hoạt động
xã hội; tiếp tục đổi mới công tác giáo dục, tuyên truyền; kiện toàn bộ
máy tổ chức và nâng cao hiệu quả các hoạt động công đoàn (6/1998-
6/2003)
2.2.1.Đại hội Công đoàn tỉnh Quảng Nam lần thứ XII,
nhiệm kỳ 1998-2003
Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Quảng Nam lần thứ XII đã
được tổ chức tại thị xã Tam Kỳ, từ ngày 24 đến ngày 25/06/1998.
Đại hội đề ra ba chương trình công tác trọng tâm: tham gia giải
quyết việc làm và phát triển các hoạt động xã hội; đổi mới công tác
giáo dục, tuyên truyền, xây dựng đội ngũ CNVCLĐ vững mạnh; kiện
11
toàn bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn.
2.2.2. Các cấp công đoàn thực hiện ba chương trình công tác
trọng tâm do Đại hội Công đoàn tỉnh Quảng Nam lần thứ XII đề ra
Thực hiện chương trình kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao
chất lượng hoạt động công đoàn, LĐLĐ tỉnh tiếp tục thành lập LĐLĐ
các huyện, công đoàn ngành, nhờ đó cả tỉnh 14/14 LĐLĐ huyện, thị
xã; có 10 Công đoàn ngành và tương đương, 14 CĐCS trực thuộc
LĐLĐ tỉnh.
Từ năm 1998 đến năm 2002, cả tỉnh đã phát triển được 12.700
đoàn viên, nâng tổng số đoàn viên lên 39.423/51.464 lao động và
1.103 CĐCS. Công tác xây dựng CĐCS vững mạnh cũng được chú
trọng đúng mức, hằng năm có trên 80% CĐCS đạt loại vững mạnh.
Các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo được các cấp công
đoàn đã tiến hành thường xuyên, đạt hiệu quả thiết thực, mang ý
nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.
Chương trình tham gia giải quyết việc làm bước đầu đem lại
hiệu quả.
2.2.3. Các cấp công đoàn nâng cao tính hiệu quả, thiết thực
trong việc tổ chức các phong trào thi đua trong CNVCLĐ; tăng cường
công tác kiểm tra
Phong trào CNVCLĐ thể hiện sự năng động, sáng tạo thể hiện
quả các phong trào: “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, “Giỏi việc
nước, đảm việc nhà”, “Xanh - sạch- đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động”, cuộc vận động xây dựng người CBCCVC “Trung thành, sáng
tạo, tận tụy, gương mẫu”
Công tác kiểm tra ngày càng được công đoàn các cấp chú trọng.
Các cấp công đoàn đã triển khai thực hiện nghiêm túc việc thu chi
12
tài chính công đoàn, tận thu và tiết kiệm chi, góp phần đáp ứng yêu cầu
trong hoạt động.
2.3. Các cấp công đoàn chú trọng phát triển đoàn viên, xây dựng
tổ chức công đoàn vững mạnh, chăm lo đời sống; bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ, nâng cao
hiệu quả phong trào thi đua (6/2003- 6/2008)
2.3.1. Đại hội Công đoàn tỉnh Quảng Nam lần thứ XIII,
nhiệm kỳ 2003 -2008
Đại hội Công đoàn tỉnh Quảng Nam được tiến hành trọng thể
trong hai ngày 18 và 19/6/2003 tại thị xã Tam Kỳ. Đại hội thống nhất
cao phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2003-2008 với khẩu hiệu
hành động: “Vì việc làm, đời sống, dân chủ, công bằng xã hội, xây
dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, thực hiện
thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Nam”.
2.3.2. Các cấp công đoàn với công tác phát triển đoàn viên,
xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh
Thực hiện Chương trình phát triển 1 triệu đoàn viên nhiệm kỳ
2003 -2008, LĐLĐ tỉnh tiến hành khảo sát số lượng lao động trong
các thành phần kinh tế, xây dựng kế hoạch phát triển và giao chỉ tiêu
cho từng đơn vị. Kết quả, số lượng CĐCS và đoàn viên tăng nhanh.
Công tác xây dựng CĐCS vững mạnh được chỉ đạo chặt chẽ.
Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chỉ
đạo CĐCS đổi mới phương thức hoạt động phù hợp cho từng loại
hình, theo hướng sát cơ sở, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả
2.3.3. Các cấp công đoàn duy trì phong trào thi đua; bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ; chăm
lo công tác nữ công, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra
Các cấp công đoàn phối hợp với chính quyền, lãnh đạo đơn vị tổ
13
chức phát động, đăng ký giao ước thi đua, đôn đốc thực hiện nên phong
trào đã đạt được nhiều kết quả.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với
phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng
gia đình hạnh phúc” đã diễn ra sôi nổi, liên tục trong nữ CNVCLĐ,
thu hút hàng vạn lượt nữ CNVCLĐ tham gia.
Công tác kiểm tra của UBKT các cấp công đoàn đã được tăng cường.
Tiểu kết chương 2
Từ năm 1997 đến năm 2008 là khoảng thời gian không dài, song
Công đoàn tỉnh Quảng Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và
đạt nhiều kết quả trong hoạt động. Phong trào thu đua thể hiện sự năng
động, sáng tạo. Hệ thống tổ chức công đoàn được thành lập và rộng
khắp. Vai trò, vị trí của công đoàn ngày càng được thể hiện/