Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lễ hội điện trường bà tại huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi.
PREMIUM
Số trang
63
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1073

Lễ hội điện trường bà tại huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

LỄ HỘI ĐIỆN TRƯỜNG BÀ

TẠI HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phi Yến

Chuyên ngành : Sư Phạm Lịch sử

Lớp : 12SLS

Người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Xuyên

Đà Nẵng, tháng 04/2016

Lời cảm ơn!

Để hoàn thành nội dung khóa luận tốt nghiệp, trước hết tôi xin bày tỏ sự biết

ơn sâu sắc đến thầy giáo – Thạc sĩ Nguyễn Xuyên, là người đã nhiệt tình hướng dẫn

tôi từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong Khoa Lịch sử đã giúp đỡ nhiệt

tình, tạo điều kiện thuận lợi góp phần hoàn thành đề tài. Xin góp phần cảm ơn Ban

quản lý thư viện – Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, Sở Văn hóa Thể thao và Du

lịch tỉnh Quảng Ngãi, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý di tích Điện

Trường Bà đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập các tài liệu, tư liệu

cần thiết để thực hiện và hoàn thành đề tài.

Cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, bạn bè đã giúp tôi hoàn thành khóa

luận tốt nghiệp của mình.

Mặc dù bản thân rất cố gắng, nổ lực trong quá trình thực hiện nhưng do còn

nhiều hạn chế về mặt tài liệunên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính

mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý thầy cô, bạn bè để đề tài của tôi được

hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 05/2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Phi Yến

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................4

4.1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................4

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4

6. Nguồn tư liệu..........................................................................................................5

7. Đóng góp của đề tài...............................................................................................6

8. Bố cục đề tài...........................................................................................................6

NỘI DUNG ................................................................................................................7

Chương 1.TỔNG QUAN VỀ LỄ HỘI VÀ HUYỆN TRÀ BỒNG,

TỈNH QUẢNG NGÃI...............................................................................................7

1. Lễ hội ...................................................................................................................7

1.1. Khái niệm về lễ hội..........................................................................................7

1.1.2. Phân loại lễ hội ................................................................................................9

1.1.3. Chức năng của lễ hội trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng ..........................12

1.2. Tổng quan về huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi .........................................13

1.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.......................................................................13

1.2.2. Đặc điểm về dân cư .......................................................................................14

1.2.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa- xã hội................................................................15

Chương 2.LỄ HỘI ĐIỆN TRƯỜNG BÀ TẠI HUYỆN TRÀ BỒNG, ...............17

TỈNH QUẢNG NGÃI.............................................................................................17

2.1. Điện Trường Bà................................................................................................17

2.1.1. Vị trí Điện Trường Bà....................................................................................17

2.1.2. Lịch sử Điện Trường Bà................................................................................17

2.1.3. Kiến trúc Điện Trường Bà............................................................................19

2.2. Lễ hội Điện Trường Bà ....................................................................................24

2.2.1. Nguồn gốc lễ hội ............................................................................................24

2.2.2. Phần lễ ............................................................................................................27

2.2.3. Phần hội..........................................................................................................33

2.2.4. Ý nghĩa của lễ hội..........................................................................................34

Chương 3.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ

TRUYỀN THỐNG TRONG LỄ HỘI ĐIỆN TRƯỜNG BÀ TẠI HUYỆN TRÀ

BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI ...............................................................................39

3.1. Thực trạng lễ hội Điện Trường Bà tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi 39

3.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống trong lễ hội Điện Trường

Bà tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi .............................................................40

KẾT LUẬN..............................................................................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................45

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nước ta có điều kiện để đa dạng hóa các loại hình du lịch từ tham quan, nghỉ

mát điều dưỡng, tắm biển, leo núi,... Bên cạnh đó, Việt Nam còn nổi tiếng với

những di tích lịch sử. Trong hệ thống các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển

du lịch văn hoá có một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng mà dường như từ lâu

đã bị mai một, đó chính là các lễ hội dân gian ở Việt Nam. Lễ hội ở nước ta thật đa

dạng và phong phú đó là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc ta. Mỗi lễ

hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một

đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm,

những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng

cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây,

ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại,

làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống

quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa

danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng

nhân dân. Đất nước ta tuy không rộng lớn nhưng mỗi vùng đều có những lễ hội

mang nét đặc trưng riêng, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi có những lễ hội mang

nét đặc trưng riêng đó.

Huyện Trà Bồng là một huyện miền núi ở tỉnh Quảng Ngãi. Nếu như ai đó

nhắc đến Trà Bồng thì việc đầu tiên người ta nghĩ đến là “Hương quế”, bởi vì từ xa

xưa nơi đây trồng rất nhiều quế, như là một đặc sản mà thiên nhiên đã ban tặng

vùng đất nơi đây. Ngoài ra, nơi đây còn biết đến với di tích Điện Trường Bà, vào

tháng 5/2014 Điện Trường Bà được công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp Quốc

gia. Từ bao đời nay, lễ hội Điện Trường Bà đã trở thành ngày lễ thiêng liêng trong

tâm khảm của mỗi người con đất quế Trà Bồng và nhiều vùng lân cận. Dù ở đâu,

làm gì, trong ngày lễ hội tất cả đều hướng về tham dự lễ với lòng thành kính tri ân.

Lễ hội Điện Trường Bà không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, sinh hoạt

lễ hội truyền thống... của nhân dân địa phương cùng đông đảo du khách thập

phương mà còn góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, an ninh trật tự, tăng

cường tình đoàn kết giữa đồng bào miền xuôi và miền ngược, các dân tộc anh em

2

cùng sinh sống trên địa bàn huyện. Có thể nói, lễ hội Điện Trường Bà được tổ chức

hàng năm đã trở thành một trong những địa chỉ quan trọng của du khách thập

phương trong những hành trình tâm linh. Đồng thời, là một trong những điểm nhấn

trong phát triển du lịch của miền đất quế. Lễ hội này hằng năm không chỉ thu hút

khách du lịch trong tỉnh mà còn thu hút khách du lịch ngoài tỉnh, bên cạnh đó lễ hội

còn thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong cả nước, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào

đi vào sâu vấn đề này.

Nghiên cứu về lễ hội Điện Trường Bà sẽ góp phần làm sáng tỏ đời sống văn

hóa tinh thần, đồng thời làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến lịch sử, vùng đất, con

người, văn hóa… tại vùng đất Quảng Ngãi. Bên cạnh đó hướng đến những giải

pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội, để từ đó mọi người có thể biết đến lễ

hội này một cách rộng rãi, đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế ở địa phương.

Xuất phát từ những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài: “Lễ hội Điện Trường

Bà tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay, lễ hội Điện Trường Bà tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

có nhiều nhà nghiên cứu với những công trình như sau:

- Sách Đại Nam nhất thống chí, tập 2 của Quốc sử quán triều Nguyễn, có đề

cập đến Điện Trường Bà, đặc biệt là về đối tượng thờ phụng: Thánh mẫu Thiên Y￾A-Na, Mẫu thần Thái Dương Công chúa, thần Kha Hổ, Quốc công Bùi Tá Hán, Mai

Đình Dõng… và Điện Trường Bà được xếp vào một trong tổng số 17 đền miếu tiêu

biểu nhất tỉnh Quảng Ngãi.

- Theo Phủ tập Quảng Nam ký sự của Mai Thị (sách chữ Hán, do một người

khuyết danh họ Mai viết từ 400 năm trước, được Sở Văn hoá – Thông tin Quảng

Ngãi xuất bản 2002), thì Bùi Tá Hán là người đã có những chính sách an dân ở

miền Thượng cũng như với người Chăm ở vùng đất này. Chính ông là người đầu

tiên xây dựng những “đoạn Trường luỹ”, lập các chợ đầu nguồn để tạo điều kiện

cho miền xuôi và miền ngược trao đổi hàng hoá, đặc biệt là ở vùng Đà Bồng (tức

Trà Bồng hiện nay). Chính địa điểm Điện Trường Bà hiện nay vốn là địa điểm chợ

đầu nguồn (gắn liền với truyền thuyết Bà muốn có cái chợ mới an vị ở đó). Đầu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!