Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lập luận trong các bài xã luận trên báo nhân dân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
TRẦN PHAN THÙY DUNG
LẬP LUẬN TRONG CÁC BÀI XÃ LUẬN
TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. TRẦN THỊ GIANG
\\
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả
quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo TS. Trần
Thị Giang cùng các thầy, cô trong khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn -
Trƣờng Đại học Quy Nhơn. Những nội dung này hoàn toàn không trùng với
kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Những tài liệu và dẫn chứng dùng để
khảo sát trong đề tài có nội dung chính xác và có xuất xứ rõ ràng. Nếu sai, tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Bình Định, tháng 09, năm 2022
Học viên
Trần Phan Thùy Dung
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian đầu tƣ thực hiện, đến nay luận văn “Lập luận trong
các bài xã luận trên báo Nhân Dân” đã hoàn thành. Đó là kết quả của một
quá trình làm việc nghiêm túc với sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía nhà trƣờng, quý
thầy, cô cùng bạn bè.
Trƣớc tiên, cho phép tôi đƣợc gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
cô giáo Tiến sĩ Trần Thị Giang - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo của khoa Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện để tôi
có thể hoàn thành luận văn.
Dù đã rất cố gắng nhƣng với trình độ nhận thức có hạn, luận văn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của
quý thầy, quý cô và các bạn quan tâm đến đề tài để luận văn đƣợc hoàn thiện
hơn.
Bình Định, tháng 09, năm 2022
Học viên
Trần Phan Thùy Dung
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn...................................................... 6
6. Bố cục luận văn.................................................................................................. 6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................................8
1.1. Khái niệm lập luận .......................................................................................... 8
1.1.1. Sự lập luận theo diễn từ chuẩn và sự lập luận trong ngôn ngữ ............ 10
1.1.2. Sự khác nhau về phương pháp của hai loại lập luận ............................ 12
1.1.3. Chỉ dẫn lập luận: tác tử lập luận và kết tử lập luận.............................. 13
1.1.4. Những thành tố logic của một lập luận ................................................. 16
1.2. Lý lẽ chung trong lập luận ............................................................................ 19
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 19
1.2.2. Lý lẽ chung: Một hệ thống logic xã hội đời thường............................... 21
1.3. Các phƣơng thức lập luận hiệu quả............................................................... 28
1.3.1. So sánh ................................................................................................... 28
1.3.2. Miêu tả.................................................................................................... 30
1.3.3. Trích dẫn ................................................................................................ 30
1.3.4. Định nghĩa.............................................................................................. 31
1.4. Khái quát về báo Nhân Dân và xã luận ........................................................ 32
1.4.1. Khái quát về báo Nhân Dân................................................................... 32
1.4.2. Khái quát về xã luận .............................................................................. 33
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 35
CHƢƠNG 2: CÁC DẠNG LÝ LẼ TRONG VĂN BẢN XÃ LUẬN
BÁO NHÂN DÂN........................................................................................................37
2.1. Lý lẽ nội tại ................................................................................................... 37
2.2. Lý lẽ ngoại tại................................................................................................ 43
2.3. Lý lẽ theo tiêu chuẩn thực dụng.................................................................... 50
2.4. Lý lẽ thang độ................................................................................................ 54
2.5. Lý lẽ đạo đức................................................................................................. 56
2.6. Lý lẽ pháp lý.................................................................................................. 59
2.7. Lý lẽ niềm tin ................................................................................................ 60
2.8. Chuỗi lý lẽ ..................................................................................................... 62
2.9. Kết quả khảo sát các dạng lý lẽ trong văn bản xã luận báo Nhân Dân ........ 65
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 67
CHƢƠNG 3: CÁC PHƢƠNG THỨC LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN XÃ LUẬN
BÁO NHÂN DÂN .........................................................................................................68
3.1. Các phƣơng thức lập luận ............................................................................. 68
3.1.1. Phương thức lập luận theo quan hệ nhân quả....................................... 68
3.1.2. Phương thức lập luận theo quan hệ nghịch nhân quả........................... 76
3.1.3. Kết quả thống kê các phương thức lập luận .......................................... 79
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả lập luận............................................... 81
3.2.1. Miêu tả.................................................................................................... 81
3.2.2. So sánh ................................................................................................... 84
3.2.3. Trích dẫn ................................................................................................ 86
3.2.4. Định nghĩa.............................................................................................. 88
3.2.5. Kết quả thống kê một số biện pháp nâng cao hiệu quả lập luận........... 89
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 90
KẾT LUẬN ..................................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................94
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CMTM : Cách mạng Tháng Mƣời
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
QH : Quốc hội
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
HĐND : Hội đồng nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê các dạng lý lẽ trong các bài xã luận trên báo
Nhân Dân
Bảng 3.1: Bảng thống kê các phƣơng thức lập luận
Bảng 3.2: Bảng thống kê các cách nâng cao hiệu quả lập luận
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một xã hội cởi mở thì giao tiếp là hoạt động không thể thiếu.
Giao tiếp luôn luôn có đích của mình và để đạt đƣợc đích giao tiếp con ngƣời
cần dùng đến lập luận. Nói có lý lẽ, nói đúng và nói thuyết phục là nhu cầu
mà ai cũng quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, lập luận không phải tự nhiên có sẵn
trong mỗi cá nhân, mà phải đƣợc trau dồi qua học hỏi, chiêm nghiệm cũng
nhƣ khả năng tƣ duy của mỗi ngƣời. Khả năng lập luận càng sắc bén, thuyết
phục thì khả năng thành công trong cuộc sống càng cao. Lý thuyết về lập luận
ra đời đã khẳng định vai trò của lập luận trong tất cả các hoạt động của đời
sống xã hội và trở thành điểm hội tụ của nhiều ngành khoa học xã hội.
Trong những tờ báo, nhà khoa học, nhà báo lập luận để bảo vệ luận
điểm của mình và phản bác các luận điểm sai lệch. Sức hấp dẫn của một bài
xã luận là ở lý lẽ, cách phân tích vấn đề một cách logic, cô đọng, tác động tới
ngƣời tiếp nhận cả về lí trí và tình cảm, từ đó định hƣớng, cổ vũ và thuyết
phục đƣợc ngƣời tiếp nhận biến những chủ trƣơng, đƣờng lối, lời kêu gọi
thành hành động. Vì vậy, nếu ngôn ngữ là phƣơng tiện thể hiện thì lập luận
chính là xƣơng sống, là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công trong bài xã
luận. Lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính
liên kết về phƣơng thức.
Ở hầu hết các nƣớc phát triển hiện nay, để đào tạo học sinh, sinh viên
thành những ngƣời có tƣ duy độc lập, biết phân tích và phản biện, biết giao
tiếp thành công, ngƣời ta đã đƣa lý thuyết lập luận vào dạy học trong nhà
trƣờng, chẳng những ở đại học mà còn ở cả trung học. Ở Việt Nam, trong
chƣơng trình Ngữ văn có dạy về văn nghị luận, ở đó có nhiều yếu tố lập luận.
Trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ với tầm quan trọng đặc biệt của kinh
tế tri thức nhƣ hiện nay, đòi hỏi con ngƣời phải rèn luyện, nâng cao khả năng tƣ
2
duy và trí tuệ là một yêu cầu tất yếu. Bởi khả năng tƣ duy tốt và trí tuệ cao thì giá
trị của con ngƣời càng cao và cái đích của sự thành công sẽ rất gần. Trong khi
đó, khả năng tƣ duy và trí tuệ con ngƣời lại thể hiện rất rõ nét trong việc lập luận
thông qua các lý lẽ để chứng minh, giải thích, thuyết phục...
Một thực tế hiện nay, sinh viên trong quá trình học và ngay cả khi ra
trƣờng làm việc luôn đối diện với những vấn đề liên quan đến lập luận. Tuy
nhiên, có không ít bộ phận vẫn rập khuôn, hời hợt, không sáng tạo trong lối tƣ
duy dẫn đến lập luận của họ thiếu sắc bén và tính thuyết phục không cao. Vậy
làm thế nào để lập luận sắc bén thuyết phục? Để thể hiện một lập luận có
những công cụ ngôn ngữ khác nhau, thƣờng thì ngƣời ta sử dụng nó theo kinh
nghiệm, tuy nhiên nếu nắm bắt nó một cách rõ ràng những công cụ này thì lập
luận của mỗi ngƣời sẽ trở nên sắc bén hơn nhiều, góp phần khắc phục phần
lớn các lỗi về tƣ duy lôgic.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Lập luận trong các bài
xã luận trên báo Nhân Dân” nhằm góp phần khẳng định vai trò và giá trị của
lý thuyết lập luận trong việc nâng cao khả năng, kỹ năng lập luận và góp phần
nâng cao trí tuệ cho con ngƣời Việt Nam, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển đất
nƣớc nhanh và bền vững, nâng cao vị thế Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Ngoài nước
Nghiên cứu về lập luận đã có từ rất lâu đời. Ngay từ thời cổ đại (thế kỷ
thứ V trƣớc công nguyên), lập luận đã đƣợc chú ý nghiên cứu. Hai nhà hùng
biện nổi tiếng của Hy Lạp là Corax và học trò của ông là Tisias đã viết một tài
liệu về Phƣơng pháp lý lẽ, nhằm kiện cáo hai nhà bạo chúa chiếm đất đai của
nhân dân trên vùng đất Sicile. Có lẽ, đó là văn bản đầu tiên đề cập tới phƣơng
pháp lập luận (theo Nguyễn Đức Dân).
Trong công trình Tu từ học (A: Rhetoric) của Aristote, lập luận đƣợc
xem là một lĩnh vực thuộc phạm vi của thuật hùng biện. Tiếp theo đó, lập luận
3
đƣợc trình bày trong các phép suy luận logic, thuật ngụy biện hay trong các
cuộc nghị luận, tranh cãi tại tòa.
Đến nửa sau thế kỷ XX, lý thuyết lập luận đƣợc quan tâm trở lại. Có
thể điểm qua một số công trình nghiên cứu trong thời kỳ này nhƣ: Perelman
và Olbrechts - Tyteca (1958), Khảo luận về sự lập luận – Tu từ học mới;
S.Toulmin (1858) với Sự sử dụng luận cứ. Nhìn chung thời kỳ này, lập luận
chủ yếu đƣợc nghiên cứu trong tu từ học và logic học.
Đến năm 1983, công trình của thầy trò O.Ducrot và J. Auscombre
(1983) đã đƣa ra một số kiến giải căn bản và độc đáo về lý thuyết lập luận
trong ngôn ngữ học. Hƣớng nghiên cứu này gặt hái nhiều kết quả thú vị, và
hiện nay đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm.
Năm 1985, Trung tâm châu Âu chuyên nghiên cứu về lập luận đã đƣợc
thành lập và tổ chức hội thảo chuyên đề về lập luận. Hội thảo đầu tiên đƣợc tổ
chức vào cuối tháng 8 năm 1987.
2.2. Trong nước
Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về lập luận nhƣ:
Hai tác giả: Đỗ Hữu Châu với công trình Đại cương ngôn ngữ học, tập 2
và Nguyễn Đức Dân trong Ngữ dụng học, tập 1, đã trình bày về lý thuyết lập
luận một cách tƣơng đối có hệ thống. Nghiên cứu lập luận trong hội thoại có
công trình của Nguyễn Thiện Giáp với Dụng học Việt ngữ. Đây là những công
trình đƣợc dùng làm tài liệu quan trọng khi nghiên cứu về lý thuyết lập luận.
Lập luận trong lĩnh vực pháp lí cũng đƣợc quan tâm khá nhiều. Những
ứng dụng của lập luận đƣợc đƣa vào giáo trình giảng dạy trong ngành luật, có
thể kể đến giáo trình Kỹ năng nghiên cứu là lập luận do Phan Thị Ngọc Thủy -
Đào Thị Vân biên soạn, giảng dạy tại Trƣờng Đại học Luật TP.HCM; công trình
Lập luận pháp lý (bình diện ngữ dụng học) của Phan Thị Ngọc Thủy (2006)
Nghiên cứu về tín hiệu lập luận: tác giả Phan Vĩnh Phúc trong Khảo sát
4
những tín hiệu định hướng lập luận trong tiếng Việt (qua cứ liệu truyện Kiều
và tục ngữ), đã vận dụng các quan điểm nghiên cứu của ngữ dụng học để
bƣớc đầu xử lý một số vấn đề có liên quan đến tín hiệu định hƣớng lập luận
trong tiếng Việt mà cụ thể trong tác phẩm truyện Kiều và tục ngữ.
Nghiên cứu sâu về lý lẽ trong lập luận, có thể kể tên một số bài viết:
Ngô Thị Thanh Hà với Lý lẽ trong lập luận của văn bản quảng cáo
(trên cứ liệu báo chí tiếng Việt hiện nay), 2006. Tác giả đã tiên phong trong
việc hệ thống các loại lý lẽ xuất hiện trong lập luận, phƣơng thức tạo hiệu quả
trong lập luận của văn bản quảng cáo.
Trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngữ nghĩa - logic trong truyện cười
bác Ba Phi (2013), tác giả Võ Thị Ánh Nguyệt đã tìm hiểu về các lý lẽ, cơ sở
của sự phóng đại và phân tích các loại lý lẽ đƣợc sử dụng trong truyện cƣời
của bác Ba Phi để thuyết phục ngƣời đọc, ngƣời nghe.
Nghiên cứu về lập luận trong thể loại báo chí có công trình: Phân tích
các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận của Trần Lê Dung
(2008). Qua việc vận dụng lý thuyết lập luận vào việc phân tích các bài bình
luận của các nhà báo, tác giả khẳng định: “Lập luận là yếu tố then chốt, là sợi
chỉ đỏ xuyên suốt quyết định thành công của bài bình luận”. Tác giả đã trình
bày các mô hình lập luận cơ bản thƣờng sử dụng trong thể loại bình luận.
Nhìn chung, các công trình, bài viết nghiên cứu nêu trên đều tập trung
nghiên cứu lý lẽ, lập luận trong các tác phẩm văn học, trong lĩnh vực pháp lý
là chủ yếu. Nghiên cứu lý lẽ lập luận trong hoạt động báo chí và truyền thông
còn rất ít. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Lập luận trong các bài xã luận
trên báo Nhân Dân”, là đề tài có hƣớng nghiên cứu mới, thể hiện vai trò quan
trọng của lý thuyết lập luận trong lĩnh vực báo chí, góp phần tăng thêm ý
nghĩa và vai trò của lý thuyết lập luận trong ngôn ngữ học.
5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là lập luận trong các bài xã luận
đăng trên báo Nhân Dân – tờ báo chính thức đại diện cho tiếng nói của Đảng,
Nhà nƣớc, trong đó xã luận luôn chiếm số lƣợng lớn và giữ vai trò quan trọng
của tờ báo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các bài xã luận trên báo Nhân Dân
trong hai năm 2020 và 2021
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu nhƣ sau:
4.1. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: với các thủ pháp sau:
- Thống kê, phân loại: Chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê những
lập luận xuất hiện trong đối tƣợng mà luận văn khảo sát. Các kết quả thống kê
chỉ là tƣơng đối, song các kết quả thu đƣợc giúp chúng tôi có những cách nhìn
nhận để xem xét vấn đề.
- Phân tích: Đây là thủ pháp đƣợc sử dụng xuyên suốt trong luận văn.
Chúng tôi phân tích các lý lẽ trong các bài viết đã khảo sát đƣợc để rút ra
những vấn đề chi phối đến các lập luận. Từ đó, có những kiến giải cho từng
trƣờng hợp cụ thể của lập luận.
- Miêu tả, so sánh: Chúng tôi miêu tả các kiểu lý lẽ khác nhau làm cơ
sở cho lập luận, so sánh chúng với nhau để tìm ra những nét khu biệt của từng
kiểu lý lẽ, để làm cơ sở phân tích tiếp theo về mặt cấu trúc của các lập luận.
- Hệ thống: Chúng tôi tìm ra sự đồng nhất và khác biệt của các yếu tố
trong quá trình giải quyết vấn đề.
6
4.2. Phương pháp công thức hóa:
Phƣơng pháp đƣợc áp dụng để khái quát lại những mối quan hệ của lập
luận, nhất là về các kiểu lý lẽ. Đây cũng là phƣơng pháp tiếp cận khoa học
cho những vấn đề phức tạp, trừu tƣợng.
4.3. Phương pháp liên ngành:
Luận văn mà chúng tôi nghiên cứu liên quan đến báo chí và lĩnh vực
chính trị khá chặt chẽ. Ở đây, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên
ngành ngôn ngữ với triết học. Với phƣơng pháp này, chúng tôi nắm bắt đối
tƣợng nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện hơn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt khoa học, đề tài chúng tôi nghiên cứu không phải hƣớng tiếp
cận mới lạ, song nó cũng có cái mới, đặc biệt là phƣơng thức, biện pháp lập
luận hiệu quả. Vì vậy, thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một
phần nhỏ làm sâu sắc thêm lý thuyết về lập luận nói chung và cách thức, biện
pháp lập luận nói riêng trong Ngữ dụng học tiếng Việt.
Về mặt thực tiễn, thông qua việc khảo sát, phân tích những lập luận đa
dạng trong các bài xã luận báo Nhân Dân, chúng tôi muốn mọi ngƣời thích
thú hơn, yêu mến hơn vẻ đẹp của văn chính luận nói chung và thể loại xã luận
nói riêng với văn phong chuẩn mực, ngôn từ trong sáng của văn chính luận.
Đồng thời qua đó nhận thấy đƣợc tác dụng, hiệu quả to lớn của lập luận trong
công tác định hƣớng định hƣớng nhận thức cho công chúng, đề xuất nhiệm vụ
trƣớc mắt, phƣơng hƣớng hành động theo nhận thức đƣợc quán triệt.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, bố cục của khóa luận
đƣợc chia ra làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ trình bày tổng quan những vấn đề lý
7
thuyết chung để làm tiền đề cho luận văn nghiên cứu nhƣ: khái niệm lập luận,
lý lẽ chung trong lập luận, các phƣơng thức lập luận hiệu quả, khái quát về
báo Nhân Dân và xã luận.
Chƣơng 2: Các dạng lý lẽ trong văn bản xã luận báo Nhân Dân
Trong chƣơng 2, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại lập luận thành
các dạng lý lẽ và phân tích chúng để thấy đƣợc đặc điểm của từng loại lý lẽ
đƣợc sử dụng trong mỗi lập luận.
Chƣơng 3: Các phƣơng thức lập luận trong văn bản xã luận báo Nhân
Dân
Trong chƣơng 3, chúng tôi đƣa ra mô hình hóa chuẩn cũng nhƣ các
biến thể đa dạng của một số phƣơng thức lập luận và phân tích một số cách
nâng cao hiệu quả lập luận.
8
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm lập luận
Nói có lý lẽ, nói đúng và nói thuyết phục là nhu cầu mà ai cũng quan
tâm tìm hiểu. Trong cuộc sống xƣa cũng nhƣ nay, ngành nghề nào, lĩnh vực
nào cũng cần tới lập luận và lý lẽ. Con ngƣời dùng đến lập luận để giải thích,
chứng minh cho điều gì đó; dùng lập luận để thuyết phục ai đó tin vào ý kiến
của mình hay dùng lập luận để trình bày, bác bỏ một vấn đề nào đó… Hiện
nay, từ “lập luận” xuất hiện thƣờng xuyên và ngày càng nhiều trong đời sống
hàng ngày cũng nhƣ trên báo chí, từ gia đình tới nhà trƣờng, tới xã hội…
Nguyễn Đức Dân trong Ngữ dụng học tập 1 cho rằng: “Lập luận là một
hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lý lẽ
nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (/một
số) kết luận hay chấp nhận một (/một số) kết luận nào đó” [11, tr.165].
Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học tập 2 định nghĩa nhƣ sau:
“Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận
hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [7, tr.155].
Nhìn chung, hai tác giả gần nhƣ có sự thống nhất trong định nghĩa lập luận.
Xét ví dụ sau:
Ví dụ 1:
90 năm qua, MTTQ Việt Nam ngày càng nêu cao vai trò, trách
nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không ngừng đổi mới
nội dung và phương thức hoạt động nhằm tăng cường, củng cố liên minh
chính trị, xây dựng và củng cố vững chắc đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện dân
chủ, giám sát và phản biện xã hội; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng