Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Làng ca huế quảng xá – xã tân ninh – huyện quảng ninh – tỉnh quảng bình.
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
708

Làng ca huế quảng xá – xã tân ninh – huyện quảng ninh – tỉnh quảng bình.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đề tài:

LÀNG CA HUẾ QUẢNG XÁ – XÃ TÂN NINH – HUYỆN

QUẢNG NINH – TỈNH QUẢNG BÌNH

Người hướng dẫn:

ThS. Hoàng Hoài Thương

Người thực hiện:

Hoàng Thị Thu Dung

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện

dưới sự hướng dẫn của ThS. Hoàng Hoài Thương. Những tài liệu sử dụng

trong khóa luận là trung thực, khách quan, được trích nguồn rõ ràng.

Nếu không đúng sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Thu Dung

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Th.s Hoàng Hoài Thương đã

tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - trường Đại

Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng đã cung cấp những kiến thức, tư liệu quý

báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập và quá trình nghiên cứu này.

Xin cảm ơn bà con cư dân làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng

Ninh, tỉnh Quảng Bình và đặc biệt là thầy giáo Dương Viết Thủ, hội viên Hôi ̣

di sản văn hóa Việt Nam tại Quảng Bình đãnhiệt tình cung cấp tà

i liêu ṿ à

tao ̣

điều kiên gi ̣ úp đỡ tôi hoàn thành khóa luân ṇ ày.

Cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên tôi trong suốt quá trình học

tập tại trường.

Tuy đã có những cố gắng nhất định, nhưng do thời gian và trình độ có

hạn nên chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong

nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Thu Dung

MUC L ̣ UC̣

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4

5. Bố cục đề tài........................................................................................................5

NỘI DUNG ................................................................................................................6

CHƯƠNG 1: QUẢNG XÁ – VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI...............................6

1.1. Vị trí địa lý và cấu trúc làng Quảng xá.........................................................6

1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................6

1.1.2. Địa hình......................................................................................................7

1.1.3. Khí hậu .......................................................................................................8

1.1.4. Sông ngòi....................................................................................................9

1.2. Lịch sử hình thành vùng đất........................................................................10

1.3. Đời sống kinh tế ............................................................................................14

1.3.1. Sản xuất nông nghiệp ...............................................................................14

1.3.2. Thủ công nghiệp .......................................................................................15

1.3.3. Thương nghiệp..........................................................................................16

1.4. Đời sống xã hội và văn hóa của cư dân làng ..............................................17

1.4.1. Thiết chế xã hội và quan hệ xã hội...........................................................17

1.4.2. Con người Quảng Xá................................................................................20

1.4.3. Vài nét sơ lược về văn hóa truyền thống Quảng Xá.................................22

CHƯƠNG 2: TRUYỀN THỐNG CA HUẾ Ở LÀNG QUẢNG XÁ...............27

2.1. Vài nét về ca Huế ..........................................................................................27

2.1.1. Sự hình thành ca Huế ...............................................................................27

2.1.2. Một vài nét về đặc trưng của ca Huế .......................................................30

2.2. Quảng Xá – làng ca Huế...............................................................................33

2.2.1. Con đường ca Huế đến với Quảng Xá .....................................................33

2.2.2. Những làn điệu ca Huế ở Quảng Xá ........................................................34

2.2.3. Những hình thức diễn xướng trong ca Huế..............................................48

2.2.4. Những nhạc sĩ và danh ca của làng .........................................................53

2.3. Đối sánh giữa ca Huế làng Quảng Xá và ca Huế ở Cố đô Huế.................58

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG

VĂN HÓA VÀ CA HUẾ Ở LÀNG QUẢNG XÁ..............................................61

3.1. Quảng Xá trên con đường xây dựng làng văn hóa....................................61

3.2. Giá trị của ca Huế trong đời sống cư dân Quảng Xá ................................62

3.2.1. Trong cuộc sống tinh thần........................................................................62

3.2.2. Trong đời sống lao động sản xuất............................................................64

3.3. Thực trạng và phương hướng bảo tồn, phát huy ca Huế làng Quảng Xá

trong cuộc sống đương thời ................................................................................66

3.3.1. Những vẫn đề đặt ra cho ca Huế ở Quảng Xá trong cuộc sống hiện đại.......66

3.3.2. Phương hướng bảo tồn và phát huy ca Huế ở Quảng Xá ........................68

KẾT LUẬN..............................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Có thể nói văn học dân gian đã sớm đi vào tiềm thức mỗi người con đất Việt

như món ăn tinh thần không thể thiếu của những khoảng trời tuổi thơ. Là một thể

loại được sinh ra giữa hai dòng nhạc dân gian và cung đình, ca Huế vừa mang âm

hưởng nhẹ nhàng, khoan thai, bay bổng mượt mà, vừa thoang thoảng cái tôn

nghiêm, trang trọng. Tuy không trực tiếp sản sinh ra ca Huế, nhưng phong trào ca

Huế ở làng Quảng Xá khá phát triển. Người dân làng đã tiếp thu và thổi vào ca Huế

một làn gió mới để từ đây làm nên một cái danh mới của làng là làng ca Huế.

Làng ca Huế Quảng Xá là một vùng quê nhỏ thuộc xã Tân Ninh – huyện

Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình. Tuy không nằm trong bát danh hương của Quảng

Bình nhưng Quảng Xá cũng là một trong những làng nổi tiếng về lịch sử cách mạng

cũng như văn hoá truyền thống. Văn hóa làng như suối đầu nguồn tạo nên dòng

chảy văn hóa dân tộc, như con sông nhỏ chở nặng phù sa bồi đắp cho làng quê ngày

càng trù phú. Văn hóa làng có khi dữ dội, có lúc êm đềm, dịu dàng như lời ca quan

họ, nó khơi dậy tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tạo nên tình thân ái giữa con

người, xây dựng và hình thành nhân cách, đạo lí làm người tốt đẹp của một dân tộc,

một địa phương, một cộng đồng. Quảng Xá vẫn được gọi bằng những cái tên trìu

mến như làng đọc sách, làng dạy học, làng nhạc sĩ, làng ca Huế, làng ca hát... Đi

lên từ những khó khăn, gian khổ người Quảng Xá hôm nay đang vươn mình đứng

lên cùng những câu ca, những điệu hò, những khúc nhạc nhẹ nhàng, êm ái thấm sâu

vào tâm thức mỗi con người.

Ca Huế về với Quảng Xá từ thế kỷ XVIII và nhanh chóng hòa mình vào

không gian văn hóa của làng quê nơi đây. Bên những khung cửi dưới những mái

tranh, cùng với tiếng nhịp thoi đưa làm phách là những làn điệu được cất lên trong

trẻo đầy trữ tình mỗi đêm thâu dệt vải. Không chỉ mang tính chất giải trí đơn thuần,

với Quảng Xá ca Huế còn có một giá trị đặc biệt trong đời sống tinh thần và lao

động sản xuất cũng như trong việc góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới của

làng. Cùng với những câu hò, điệu lý, những câu ca dân dã, ca Huế đã đi vào những

2

lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ như dòng sữa nuôi lớn tâm hồn mỗi người con đất

Quảng Xá.

Tìm hiểu và nghiên cứu về Làng ca Huế Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện

Quảng Ninh –tỉnh Quảng Bình, chúng tôi muốn giới thiệu về làng Quảng Xá với

một châu thổ đầy những phù sa văn hóa, và về truyền thống ca Huế đã thấm sâu vào

từng huyết mạch của cư dân bản địa. Từ đó gợi lên tình yêu quê hương xứ sở, yêu

những câu ca, điệu hò dân dã nơi làng quê đất Việt, để thức dậy trong mỗi con

người ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp đó.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Viết về ca Huế, một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam đã có

rất nhiều tác giả và công trình đã đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu. Có thể kể đến

một số công trình và tác giả tiêu biểu như:

Viết về đặc điểm và tính chất của ca Huế có các tác giả với các tác phẩm như

Nguyễn Phú Yên với Tìm hiểu thang âm ngũ cung trong âm nhạc Huế (2010);

Phạm Duy với Đặc khảo âm nhạc Việt Nam (1972), Trần Văn Khê với Tạp chí

Bách khoa số 101, 102 (1961)…

Ca Huế và ca kịch Huế của tác giả Văn Lang (1993), đưa ra một số nhận

định về nguồn gốc ra đời của ca Huế, đặc điểm của ca Huế, giới thiệu một số làn

điệu của ca Huế và mối quan hệ giữa ca Huế và một số loại hình dân gian khác. Bài

viết Tìm hiểu về nguồn gốc và sự hình thành của Tôn Thất Bình đăng trên tạp chí

Văn hóa nghệ thuật số 8 – năm 2011. Trong đó tác giả trình bày về lịch sử hình

thành và các giai đoạn phát triển của ca Huế.

Ngoài ra còn có các tác giả và tác phẩm như: Ưng Bình Thúc Giạ Thị với

Bán buồn mua vui (1942). Văn Thanh với ca Huế (1989). Đào Duy Anh với Việt

Nam văn hóa sử cương (1951)…

Về làng ca Huế Quảng Xá, có thể nói làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện

Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là một trong những làng văn hóa kiểu mẫu với nhiều

truyền thống đặc sắc vẫn luôn được những người con của làng giữ gìn cho tới ngày

3

nay. Vậy nên đã có nhiều tác giả cũng như tài liệu nghiên cứu và đề cập đến những

nét văn hóa của làng từ truyền thống đến hiện đại trong đó có ca Huế.

Viết về lịch sử làng Quảng Xá không thể không nhắc tới cuốn sử thơ Quảng

Xá hương sử ca của tác giả Nguyễn Văn Tăng (sưu tầm và biên soạn) (2004) được

viết dưới dạng thể thơ song thất lục bát gồm 164 câu. Cuốn sử thơ đã thâu tóm

xuyên suốt quá trình thành lập và phát triển của làng gần 400 năm qua, về vị trí địa

lý, lịch sử hình thành và phát triển cũng như con người và những truyền thống tốt

đẹp của quê hương Quảng Xá. Với mỗi người con dân Quảng Xá bài diễn ca là

niềm tự hào của họ, nó được xem như là tư liệu quý để đời cho con em làng khi tìm

hiểu về lịch sử của quê hương mình.

Trong cuốn Quảng Bình ẩn tích thời gian, (NXB Thuận Hóa, 2008 –2009),

cùng với những nét đẹp cổ truyền trên mảnh đất Quảng Bình thì Quảng Xá cũng

được nhắc đến với những điệu múa bông mềm mại và phong trào ca Huế với cái

danh Làng Ca Huế.

Trong cuốn Văn hóa dân gian huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình), (NXB

Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2010), Đỗ Duy Văn viết về những phong tục tập quán,

những sinh hoạt dân gian, về cấu trúc làng, nếp sống làng xã và những truyền thống

văn hóa đặc sắc của cư dân trong huyện. Quảng Xá cũng được nhắc đến trong công

trình này với truyền thống dệt vải cùng thương hiệu vải Quảng, về tục hát bài chòi,

về làng ca Huế, làng văn hóa – văn nghệ dân gian, về lễ hội Đu xuân... Có thể nói

đây là cuốn sách khá đầy đủ và có giá trị cho những ai muốn nghiên cứu cụ thể và

rõ nét về văn hóa huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình.

Viết về làng văn hóa Quảng Xá, cuốn Tân Ninh – một chặng đường lịch sử

đã giới thiệu khá rõ nét về truyền thống cách mạng cũng như văn hóa của làng qua

các bài viết của nhiều tác giả như: Thôn Quảng Xá lược chí của 2 tác giả Nguyễn

Văn Được và Nguyễn Tiến Dũng (2004); Tuần lễ đồng, tuần lễ vàng ngày ấy của

cựu nhà giáo Dương Viết Thủ; Năm nhạc sĩ họ Dương làng Quảng Xá của tác giả

Nguyễn Thế Tường; Làng văn hóa Quảng Xá của tác giả Phan Hòa; Về với làng văn

hóa Quảng Xá của tác giả Đỗ Duy Văn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!