Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỎNG Ở TRẺ EM doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỎNG Ở TRẺ EM
I - ĐẶC ĐIỂM DIỄN BIẾN BỆNH BỎNG Ở TRẺ EM:
Do đặ điểm cơ thể, trẻ me khi bị bỏng thường diễn biến nặng và phức tạp hơn,
điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn người lớn. Diễn biến bệnh bỏng của trẻ em
có một số điểm khác với người lớn.
*Đặc điểm tổn thương bỏng:
+ Da trẻ em mềm, mỏng dễ xây xát, nhiễm khuẩn, dễ bị bỏng sâu mặc dù thời gian
tiếp xúc ngắn.
+ Trẻ em dưới 18 tháng: biểu bì nối với trung bì một cách lỏng lẻo và có thể
phồng rộp một cách dễ dàng, nên trên lâm sàng hình thành nốt phỏng lớn.
+ Sự mất nước qua biểu bì mỏng mảnh lớn nên trẻ em có nhu cầu tăng dịch.
+ Cơ thể trẻ nước chiếm tỷ lệ lớn nên khi bị bỏng dễ bỏng sâu tới gân xương.
+ Trẻ em có tỷ lệ % da đầu mặt chiếm tỷ lệ lớn ( 14 – 20%). Nên khi bị bỏng cần
lưu y khi bị bỏng vùng đầu mặt.
+ Việc chẩn đoán chính xác độ sâu bỏng trẻ em khó khăn, đòi hỏi phải chản đoán
bổ sung qua những lần thay băng.
+ Diễn biến tại vết thương tiến triển nhanh: nhanh chóng phục hồi do khả năng
biểu mô hóa tốt. Nhưng cũng có thể nhanh chóng nặng lên do sức đề kháng yếu.
1 – Sốc bỏng:
ở trẻ em dù diện tích bỏng nhỏ không lớn ( 3 – 5%) vẫn có thể xuất hiện sốc bỏng.
Khi trẻ bỏng trên 10% diện tích cơ thể thì phải được theo dõi và điều trị dự phòng
sốc.
Các triệu chứng của sốc bỏng cơ bản giống người lớn như: giảm HA, thiểu niệu,
vô niệu thì có một số đặc điểm lâm sàng riêng biệt ở trẻ:
- Tâm thần kinh: thường kích thích vật vã, quấy khóc, bỏ bú… hoặc trạng thái li
bì, thờ ơ với goại cảnh, vã mồ hôi lạnh, có thể có giật do thiếu oxy, rối loạn nước
điện giả, sốt cao.
- Thân nhiệt: Do hệ thống điều nhiệt chưa hoàn thiện, trẻ bị sốc bỏng thường gặp
sốt cao (2/3) trong khi người lớn thân nhiệt thường giảm.