Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế kinh doanh bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
KINH DOANH BỀN VỮNG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
BUSINESS SUSTAINABILITY IN THE CONTEXT OF INDUSTRY 4.0
HANOI, September , 2018 th 27
BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO
TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ
1 GS.TS. Trần Thọ Đạt Hiệu trưởng Trưởng ban
2 PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban
3 PGS.TS. Phạm Hồng Chương Phó Hiệu trưởng Ủy viên
4 PGS.TS. Hoàng Văn Cường Phó Hiệu trưởng Ủy viên
BAN TỔ CHỨC
TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ
1 PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu
Trưởng khoa
Khoa Quản trị Kinh doanh
Trưởng ban
2 PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Dung
Phó trưởng khoa
Khoa Quản trị Kinh doanh
Phó trưởng ban
3 TS. Trịnh Mai Vân
Phó trưởng phòng
Phòng Quản lý Khoa học
Ủy viên
4 PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
Trưởng phòng
Phòng Tài chính – Kế toán
Ủy viên
5 TS. Nguyễn Đình Trung
Trưởng phòng
Phòng Quản trị thiết bị
Ủy viên
6 PGS.TS. Bùi Đức Thọ
Trưởng phòng
Phòng Tổ chức cán bộ
Ủy viên
7 Ths. Bùi Đức Dũng
Trưởng phòng
Phòng Tổng hợp
Ủy viên
8 Ths. Nguyễn Hoàng Hà
Trưởng phòng
Phòng CTCT&QLSV
Ủy viên
9 TS. Vũ Trọng Nghĩa
Trưởng phòng
Phòng Truyền thông
Ủy viên
10 TS. Cấn Anh Tuấn
Giám đốc Trung tâm dịch
vụ và Hỗ trợ đào tạo
Ủy viên
TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ
11 Ông Đoàn Đức Cường
Trưởng phòng
Phòng Bảo vệ
Ủy viên
12 TS. Hà Sơn Tùng
Trưởng Bộ môn Quản trị
Doanh nghiệp
Ủy viên
13 TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trưởng Bộ môn Văn hóa
Kinh doanh
Ủy viên
14 PGS.TS. Đỗ Thị Đông
Trưởng Bộ môn Quản trị
Chất lượng
Ủy viên
15 TS. Ngô Thị Việt Nga
Trưởng Bộ môn Quản trị
Kinh doanh Tổng hợp
Ủy viên
16 TS. Nguyễn Kế Nghĩa
Giám đốc Trung tâm Tư
vấn Doanh nghiệp
Ủy viên
17 TS. Trần Phương Hiền
Giảng viên
Khoa Quản trị Kinh doanh
Ủy viên
18 Prof. Dr. Christoph Luetge
Peter Loescher Professor
and Chair of Busines Ethics
and Global Governance
TUM School of
Governance
Technical University of
Munich, Germany
Ủy viên
19 Prof. Dr. Satoshi Mizobata
President of Council for
Research Institutes and
Centers of Japanese
National Universities;
Director of Institute of
Economic Research, Tokyo
University, Japan;
Council member of Science
Council of Japan, Japan
Ủy viên
BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU
TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ
1 GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trưởng ban
2 GS.TS. Nguyễn Thành Độ Nhà Xuất bản ĐHKTQD Ủy viên
3 PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Dung Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
4 PGS.TS. Lê Công Hoa Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
5 PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
6 PGS.TS. Ngô Kim Thanh Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
7 PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
8 PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
9 PGS.TS. Dương Thị Liễu Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
10 PGS.TS. Trần Việt Lâm Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
11 PGS.TS. Vũ Minh Trai Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
12 PGS.TS. Đỗ Thị Đông Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
13 TS. Hà Sơn Tùng Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
14 TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
15 TS. Ngô Thị Việt Nga Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
16 TS. Hoàng Thị Thanh Hương Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
17 TS. Nguyễn Thu Thủy Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
18 GS.TS. Christoph Luetge
Trường Đại học TUMCộng hòa Liên Bang Đức
Ủy viên
19 GS.TS. Satoshi Mizobata Trường Đại học Kyoto-Nhật Bản Ủy viên
BAN BIÊN THƯ KÝ
TT Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ Nhiệm vụ
1 TS. Vũ Hoàng Nam Khoa Quản trị Kinh doanh Trưởng ban
2 TS. Nguyễn Thu Thủy Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
3 TS. Đặng Thị Kim Thoa Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
4 Ths. Tạ Thu Phương Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
5 Ths. Trần Mạnh Linh Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên
MỤC LỤC
TT Tên bài viết Trang
ĐỀ DẪN HỘI THẢO/ INTRODUCTION
PHẦN 1- KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VÀ BẰNG CHỨNG THỰC TIỄN
PART 1- BUSINESS SUSTAINABILITY IN THE CONTEXT OF
INDUSTRY 4.0: GENERAL ISSUES AND PRACTICES
1 “SOCIETY 5.0” AND ECONOMIC SYSTEM TRANSFORMATION
IN JAPAN
Prof. Dr. Satoshi Mizobata
2
2 ETHICS AND INNOVATION IN INDUSTRY 4.0
Prof. Dr. Christoph Lütge
28
3 PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH – XU THẾ TẤT YẾU TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. Lê Tố Anh
Ths. Nguyễn Công Đức
Ths. Đào Thu Huyền
62
4 TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ở VIỆT NAM
TS. Phạm Thị Nga
TS. Phạm Thị Thu Hường
Ths. Nguyễn Thị Thủy
Ths. Nguyễn Thị Như Quỳnh
TS. Trần Văn Giảng
75
5 TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -
BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Ths. Trần Thị Thoa
89
6 CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Ths. Vũ Thị Thanh Huyền
101
TT Tên bài viết Trang
7 TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA
HÀN QUỐC
PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Dung
118
8 GREENHOUSE GASES REDUCTION EFFECT THROUGH
INFRASTRUCTURE EXPORT: VERIFICATION ON MODAL SHIFT
Assoc. Prof. Dr. Tomoyo Toyota
144
9 SUSTAINABLE CONSUMPTION TRENDS IN THE EUROPEAN
MARKET AND PROBLEMS GIVEN TO VIETNAM’S
AGRICULTURAL PRODUCT EXPORTS
Le Thi Hong Thuan
Nguyen Thuy Linh
156
10 ANTECEDENTS OF PURCHASE INTENTION TOWARD ORGANIC
FOOD: A STUDY OF YOUNG CONSUMERS IN VIETNAM
Nguyen Thi Tuyet Mai, Nguyen Minh Chau, Le Minh Duc, Pham Ngoc
Mai, Vu Khanh Huyen Tran, Nguyen Ha Ngoc, Phan Thanh Hung
176
11 A REVIEW OF STUDIES IN EXTERNAL CORPORATE SOCIAL
RESPONSIBILITY
Bui Thu Van, MA.
Tran Trong Duc, MA.
199
12 SELF-EFFICACY, PERCEIVED BEHAVIORAL CONTROL AND
ENTREPRENEURIAL INTENTION AMONG POLISH
STUDENTS IN THE CONTEXT OF INDUSTRY 4.0: ASSESSING
THE EFFECT OF EDUCATION LEVEL
Duong Cong Doanh, MBA. MSc.
Assoc. Prof. Dr. Nguyen Ngoc Huyen
215
13 VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUẢN LÝ ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP
ThS. Tạ Thu Phương
231
PHẦN 2- ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN KINH DOANH BỀN VỮNG
PART 2- INDUSTRY 4.0’S INFLUENCES ON BUSINESS SUSTAINABILITY
14 OVERVIEW OF INDUSTRIAL NETWORKS 4.0 AND SOME
IMPACTS ON SUSTAINABLE BUSINESS
Truong Thi Thuy Lien
245
TT Tên bài viết Trang
15 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Ths. Nguyễn Thị Phương Lan
253
16 THÁCH THỨC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
PGS.TS. Trần Việt Lâm
265
17 REQUIREMENTS OF HUMAN RESOURCE IN VIETNAM
MECHANICAL INDUSTRY IN THE CONTEXT OF INDUSTRY 4.0
Vu Hong Van
282
18 TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN LAO
ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
TS. Nguyễn Kế Nghĩa
294
19 CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH BÁN LẺ NỘI ĐỊA VIỆT NAM
VỚI NHỮNG THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0
TS. Ngô Tuấn Anh
307
20 NHẬN DIỆN NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Ths. Huỳnh Bá Thúy Diệu
Ths. Nguyễn Thị Như Quỳnh
315
PHẦN 3- PHÁT TRIỂN KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: SÁNG KIẾN TỪ QUỐC TẾ ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG
PART 3- DEVELOPING BUSINESS SUSTAINABILITY IN THE CONTEXT
OF INDUSTRY 4.0: INTERNATIONAL TO LOCAL INITIATIVES
21 JAPANESE FINTECH: PROBLEMS AND DEVELOPMENT
PROSPECTS
Assoc. Prof. Dr. Victor Gorshkov
329
22 PRESENT CONDITIONS AND PROBLEMS OF WORK STYLE
REFORM IN JAPAN
Assoc. Prof. Dr. Hiroaki Hayashi
339
TT Tên bài viết Trang
23 LEVERAGING INDUSTRY 4.0: THE NEED FOR VIETNAMESE
BUSINESS TO EMBRACE GLOBAL BUSINESS ETHICS
Nguyen Thi Ngoc Anh, PhD.
346
24 INTERNET OF THINGS: APPLICATIONS IN BUSINESS FIELD
IN FOREIGN COUNTRIES AND IMPLICATIONS TO
VIETNAMESE ENTERPRISES
Assoc. Prof. Dr. Do Thi Dong
359
25 THE SUSTAINABLE BUSINESS MODELS FOR INDUSTRY 4.0
IN VIETNAM
Huynh Ba Thuy Dieu, MBA.
Nguyen Thi Quynh Anh, MBA.
372
26 PHÁT TRIỂN VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG CỦA DOANH
NGHIỆP VỪA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0
Ths. Lê Quốc Anh
Lê Thị Trâm Anh
394
27 THE HUMAN RESOURCES IN VIETNAM SUPPLY CHAIN
Nguyen Thi Dieu Chi
410
28 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở CÁC
DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
TS. Nguyễn Thu Thủy
419
29 IMPLICATIONS FOR SUSTAINABLE ENTREPRENEURSHIP
IN THE VIETNAM SERVICE SECTOR IN THE CONTEXT OF
4TH INDUSTRIAL REVOLUTION
Hoang Viet Huy, MA.
Ha Son Tung, PhD.
428
30 LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI BA TỈNH
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Ths. Ngô Thị Hiền Trang
442
31 TRUYỀN THÔNG MARKETING KỸ THUẬT SỐ TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG KỶ NGUYÊN CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
GS.TS. Nguyễn Viết Lâm
457
TT Tên bài viết Trang
32 KINH DOANH BỀN VỮNG: HIỂU TỪ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
4.0 TỚI NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO DOANH NGHIỆP
TS. Lê Ngọc Thông
Dương Trọng Hạnh
473
33 NHÃN SINH THÁI – CÔNG CỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Đặng Thị Kim Thoa
489
34 XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHO CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Ths. Hàn Thị Lan Thư
502
35 EVALUATION OF THE DISCLOSURE DATA OF SUSTAINABILITY
REPORTS IN THE CONTEXT OF INDUSTRY 4.0: A CASE STUDY
IN SEVEN COUNTRIES
Tran Nhat Minh, MA.
Chu Tuan Vu, MA.
514
36 INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0: DEVELOPING
OPPORTUNITIES FOR VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS
Doan Phuong Thao, PhD.
Ngo Thanh Xuan, MBA.
534
37 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI – ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ SỰ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ths. Trần Đức Dũng
547
38 ASSIST STUDENTS IN ACCESSING LABOR MARKET IN
INDUSTRY 4.0
Tran Thi Phuong Hien, PhD.
572
39 ALIGNING ORGANIZATIONAL CULTURE AND STRATEGY AT
THE UNIVERSITY LEVEL FOR CORPORATE SUSTAINABILITY -
THE CASE OF NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY
Ha Son Tung, PhD.
596
PHẦN 4 - CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
PART 4- OTHER TOPICS
40 SIMILARITIES IN POLICY FRAMEWORK RELATED TO
FEMALE WORKER IN TWO GERMANYS
Mihoko Satogami, PhD.
606
TT Tên bài viết Trang
41 THE FACTORS AFFECTING THE SUPPLY CHAIN INTEGRATION
IN FISHERY INDUSTRY- RESEARCH IN BEN TRE PROVINCE
Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thanh Hieu
Nguyen Ngoc Trung
615
42 IMPACTS OF NATURE OF WORK, SOCIAL ENVIRONMENT
AND BENEFITS ON MOTIVATION OF EMPLOYEES: THE
CASE OF A PUBLIC ORGANIZATION IN BRITAIN
Hoang Le An
631
43 IMPACT OF SHARING MECHANISMS ON SUPPLY CHAIN
PERFORMANCE: EVIDENCE FROM AGRICULTURAL
SUPPLY CHAIN IN RED RIVER DELTA
Lai Manh Khang, MBA.
Nguyen Thi Minh Hue
Lai Trung Kien
Pham Thi Phuong Oanh
662
44 ASSESSING THE ENTREPRENEURIAL OPPORTUNITIES FOR
THE YOUTH IN BEN TRE
Do Thi Hoa Lien
Hoang Vo Hang Phuong
678
45 CHINA'S OUTWARD DIRECT INVESTMENT: FOCUSING ON
ONE BELT, ONE ROAD AREA
Takuma Kobayashi, PhD.
694
ĐỀ DẪN HỘI THẢO
KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0: SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định số
1393/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm
nhìn đến 2050”. Theo đó, nền kinh tế được tái cấu trúc dựa trên áp dụng công nghệ
tiên tiến, sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần xoá đói
giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Một điểm đáng lưu
ý, phần lớn các chỉ tiêu mục tiêu của bản Chiến lược này liên quan đến xác định trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh. Cụ thể, đến năm 2020: giá trị sản
phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP đạt 42-45%, giảm cường độ
phát thải khí nhà kính 8-10% so với 2010, 100% cơ sở sản xuất kinh doanh mới áp
dụng công nghệ thân thiện môi trường hoặc trang bị các thiết bị xử lý chất thải đạt tiêu
chuẩn môi trường, 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt
tiêu chuẩn,v.v…. Điều đó có nghĩa là Chiến lược tăng trưởng xanh chỉ có thể đi vào
cuộc sống khi có sự tham gia thực hiện của doanh nghiệp và các doanh nghiệp cần
phải coi kinh doanh bền vững là sứ mệnh của mình.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 được nhận dạng những năm gần đây và tiến
bộ nhanh đến chóng mặt sẽ làm cho thế giới thay đổi nhanh chóng. Cuộc cách mạng
này được xem là một sự tiến hóa mang tính đột phá sang một thời kỳ phát triển mới
của kinh tế tri thức. Nó không còn là đơn thuần chỉ là "mở rộng" số hóa kinh tế, dù sử
dụng Internet như một nền tảng, bởi lẽ Cách mạng Công nghiệp 4.0 còn dựa vào nhiều
thành tựu của tự động hóa, vật liệu mới, công nghệ sinh học,... và chúng được "tích
hợp" với nhau tạo ra sự thay đổi cơ bản cách sống. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
đã tạo ra những cơ hội lớn trong phát triển kinh tế và kinh doanh, nó cho phép du
nhập các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả
sản xuất, thúc đẩy sáng tạo. Tuy nhiên, những thách thức trong kinh doanh bền vững
cũng đã xuất hiện bởi cuộc cách mạng này, đó là: (i) Tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ sự cân
bằng của thị trường lao động, khi rôbốt và tự động hóa lên ngôi, số lượng lao động dư
thừa sẽ tăng lên; (ii) Khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng giữa những đối tượng cung
cấp vốn tài chính và vốn tri thức (các nhà sáng chế, cổ đông và nhà đầu tư) và những
đối tượng phụ thuộc vào sức lao động (người lao động).
Như vậy, sứ mệnh kinh doanh bền vững được thực hiện trong bối cảnh cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0 với nhiều cơ hội và không ít thách thức. Điều này đặt ra
câu hỏi cho các chủ thể kinh doanh: làm thế nào để vượt qua những thách thức và tận
dụng triệt để các cơ hội từ Cách mạng Công nghiệp 4.0, lựa chọn các phương án phát
triển kinh doanh đảm bảo tối ưu nhất yêu cầu bền vững. Đó cũng là những “đơn đặt
hàng” từ phía thực tế đối với lĩnh vực nghiên cứu và triển khai, cần có những trao đổi,
phân tích sâu sắc, tổng hợp đa chiều các khía cạnh: từ lý luận kinh doanh bền vững,
Cách mạng Công nghiệp 4.0, tác động của cuộc cánh mạng này đối với kinh doanh
bền vững, khả năng tiếp nhận của các chủ thể kinh doanh trong các điều kiện khác
nhau, đến kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong quá trình hướng tới
kinh doanh bền vững.
Với cách đặt vấn đề nói trên, Hội thảo khoa học quốc tế: “Kinh doanh bền vững
trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ
trì với sự phối hợp với Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản và Trường Đại học Kỹ thuật
Munich, CHLB Đức, có ý nghĩa rất quan trọng, với kỳ vọng tìm đến những câu trả lời
cho những “đơn đặt hàng” từ phía thực tiễn đặt ra.
II.MỘT SỐ NỘI DUNG TRAO ĐỔI TRONG HỘI THẢO
Trong khung khổ chủ đề Hội thảo: “ Kinh doanh bền vững trong bối cảnh Cách
mạng Công nghiệp 4.0”, đã có 45 bài viết đến từ các nhà khoa học, các chuyên gia,
nhà quản lý và hoạch định chính sách với nhiều nội dung phong phú và sâu sắc. Dựa
trên những phân tích và những gợi mở từ các bài viết, căn cứ vào cách đặt vấn đề ở
trên, chúng tôi xin được đưa ra 5 nội dung trao đổi chủ yếu trong buổi hội thảo này.
Nội dung thứ nhất: Phát triển kinh doanh bền vững được xác định là trách nhiệm
của doanh nghiệp đối với toàn xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có
những cải cách gì để đáp ứng tốt được những yêu cầu xã hội đặt ra.
Rõ ràng là, để có phát triển xanh, bền vững, với tư cách là tế bào của nền kinh
tế, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải chỉ chạy theo lợi nhuận cá
nhân, trong ngắn hạn và chấp nhận bằng mọi giá, mà phải hướng tới một hình ảnh
doanh nghiệp kinh doanh bền vững. Kinh doanh bền vững được hiểu, đó là việc duy trì
được trạng thái kinh doanh có hiệu quả cao một cách lâu dài trong các điều kiện khắc
nghiệt và đổi thay, đồng thời thực hiện được sự lan toả tích cực đến các đối tượng chịu
ảnh hưởng. Điều đó đặt doanh nghiệp phải gắn kết được hoạt động kinh doanh với
thực hiện tốt được trách nhiệm của mình đối với xã hội trên tất cả các mặt: bảo vệ môi
trường, tiến bộ xã hội, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, gắn kết
cộng đồng và bảo vệ người lao động, v.v… Nhiều bài viết trong Kỷ yếu hội thảo đã đề
cập đến nội dung trên theo một số lĩnh vực cụ thể: quản trị phát triển nguồn nhân lực,
liên kết phát triển kinh doanh của các tỉnh, vùng, phát triển nông nghiệp công nghệ
cao, thân thiện môi trường, phát triển thị trường sản phẩm quốc tế theo hướng bền
vững, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, kiểm soát quản trị quá trình phát
triển doanh nghiệp, các hoạt động đổi mới trong quảng cáo, tiếp thị, nhãn sinh quan
đối với sản phẩm hàng hoá, nghiên cứu hành vi tiêu dùng của các tầng lớp dân
cư,v.v…Để làm sâu sắc hơn những nội dung nêu trên, chúng tôi xin tiếp tục phát triển
một số khía cạnh cần trao đổi thêm : (i) Nội hàm của kinh doanh bền vững và cụ thể
hoá trong các ngành, lĩnh vực, vùng và loại hình doanh nghiệp khác nhau; (ii) Khoảng
cách giữa yêu cầu đặt với mức độ bảo đảm của các doanh nghiệpViệt Nam hiện nay,
những mâu thuẫn thường gặp phải của doanh nghiệp trong thực hiện kinh doanh bền
vững; (iii) Cần có những cải cách gì tiếp theo đối với các doanh nghiệp, các cơ quan
quản lý, các tổ chức xã hội để thực hiện sứ mệnh kinh doanh bền vững ở Việt Nam
Nội dung thứ hai: Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt ra những ràng buộc
mới trong quá trình thực hiện kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Các
chủ thể kinh tế cần nắm bắt và cập nhật như thế nào để đổi mới hoạt động, bảo
đảm kinh doanh bền vững.
Nhiều bài viết trong cuốn kỷ yếu hội thảo đã nhấn mạnh đến sự gắn kết của
cuộc Cách mạnh Công nghiệp 4.0 với thực hiện mục tiêu phát triển kinh doanh bền
vững trên các khía cạnh tổng quát cũng như cụ thể, như: Kinh doanh bền vững trong
bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, Tổng quan về cuộc cách mạng 4.0 và cơ sở kinh
doanh bền vững, Nông nghiệp xanh với cách mạng 4.0, Mô hình kinh doanh bền vững
trong bối cảnh công nghiệp 4.0, Phát triển công nghiệp hỗ trợ với cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, Cách mạng Công nghiệp 4.0 với đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp,
Đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh với cách mạng 4.0, Cách mạng công nghiệp
4.0 với hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán,v.v…Một số phát hiện và đề xuất của các
bài viết này đặt ra cho hội thảo những nội dung trao đổi sâu sắc hơn: (i) Những thách
thức của Cách mạng 4.0 đến phát triển kinh tế và kinh doanh của Việt Nam: nền kinh
tế năng suất thấp, áp dụng khoa học công nghệ rất hạn chế, không có những tập đoàn,
công ty thuộc “top” hàng đầu thế giới, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 có thể làm
doãng thêm khoảng cách phát triển của Việt Nam so với thế giới, công nghệ mới và
rôbốt có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt vì không thể chuyển đổi nghề kịp
thời, phân hóa giàu nghèo gia tăng thêm và các xung đột xã hội có thể nổi lên; (ii) Việt
Nam phải nỗ lực tiếp nhận cuộc cách mạng này để thay đổi trên cơ sở thực hiện nhiều
cuộc “cách mạng con” từ tư duy đến hoạch định chính sách, tạo đột phá trong tạo việc
làm năng suất cao, loại trừ tư tưởng lợi ích nhóm, cục bộ, hay bảo hộ; tái cấu trúc nền
kinh tế theo hướng cân bằng động lực kinh tế với an sinh xã hội; (iii) Liên quan đến
kinh doanh bền vững trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp
cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đạo đức kinh doanh: Nếu quan niệm đạo đức là “trái
tim” của kinh doanh, đổi mới sáng tạo là “bộ não” của kinh doanh, Cách mạng Công
nghiệp 4.0 đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có “bộ não” thông minh hơn, thì “trái
tim” của kinh doanh cũng cần phải có sự hoàn thiện theo hướng liêm chính, có như vậy,
doanh nghiệp mới thực hiện được các cơ hội kinh doanh mới dựa trên giá trị cốt lõi, nền
tảng về đạo đức kinh doanh và đổi mới sáng tạo, vì sự phát triển bền vững của mình.
Nội dung thứ ba: tính chất vận hành của Cách mạng Công nghiệp 4.0 khác nhau
đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng loại hình doanh nghiệp. Các chủ thể kinh
tế khác nhau cần có cơ chế sử dụng thành quả của cuộc cách mạng này như thế
nào trong việc hướng tới kinh doanh bền vững.
Nhiều trong số các bài viết của các nhà khoa học đã đề cập nội dung tác động
khá đa chiều của của Cách mạng Công nghiệp 4.0: (i) Đến các ngành,các lĩnh vực kinh
tế khác nhau như ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, ngành dệt
may, ngành điện tử, ngành du lịch, ngành nông nghiệp, ngành dược, ngành bán lẻ nội
địa, xuất nhập khẩu; ngân hàng thương mại, lĩnh vực thông tin marketing,v.v..; (ii)
Đến các vùng và địa phương khác nhau như: vùng duyên hải miền Trung, vùng Đồng