Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia Khuyến nghị sửa đổi những vấn đề kinh tế trong Luật đất đai 2013
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN
& KINH TẾ TÀI NGUYÊN
HỘI KHOA HỌC
KTNN & PTNT VIỆT NAM
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
KHUYẾN NGHỊ SỬA ĐỔI
NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ
TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI 2013
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
2019
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN BĐKH/16-20
ĐỀ TÀI NHÀ NƯỚC BĐKH 41/16-20
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
“KHUYẾN NGHỊ SỬA ĐỔI NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ
TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI 2013”
BAN CHỈ ĐẠO
TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ
1 PGS.TS. Bùi Đức Thọ Phó Hiệu trưởng Trưởng ban
2 TS. Lê Thanh Khuyến Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý
Đất đai- Bộ TNMT Đồng Trưởng ban
3 PGS.TS Hoàng Văn Cường Phó Hiệu trưởng Ủy viên
4 PGS.TS Tô Trung Thành Trưởng Phòng QLKH Ủy viên
5 PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo Trưởng Khoa BĐS và KTTN Ủy viên
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ
1 PGS.TS Hoàng Văn Cường Phó Hiệu trưởng Trưởng ban
2 PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo Trưởng khoa BĐS và KTTN Phó trưởng ban
3 TS. Nguyễn Thị Hải Yến Trưởng Bộ môn Kinh doanh BĐS Ủy viên thường trực
4 PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi Trưởng phòng TCKT Ủy viên
5 TS. Nguyễn Đình Trung Trưởng phòng QTTB Ủy viên
6 Ths. Bùi Đức Dũng Trưởng phòng Tổng hợp Ủy viên
7 TS. Vũ Trọng Nghĩa Trưởng phòng Truyền thông Ủy viên
8 TS. Trịnh Mai Vân Phó Trưởng Phòng
Quản lý Khoa học Ủy viên
9 Ths. Vũ Thành Bao Phó Trưởng Khoa BĐS và KTTN Ủy viên
10 TS. Phạm Lan Hương Trưởng Bộ môn Địa chính Ủy viên
11 Ths. Nguyễn Thanh Lân Khoa BĐS và KTTN Ủy viên
BAN THƯ KÝ HỘI THẢO
TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ
1 TS. Nguyễn Thị Hải Yến Khoa BĐS và KTTN Trưởng ban
2 Ths. Nguyễn Thanh Lân Khoa BĐS và KTTN Ủy viên
3 Ths. Nguyễn Đình Hưng Phòng Quản lý Khoa học Ủy viên
4 Ths. Bùi Huy Hoàn Phòng Quản lý Khoa học Ủy viên
MỤC LỤC
STT Tên bài viết, tác giả Trang
ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
“Khuyến nghị sửa đổi những vấn đề kinh tế trong Luật Đất đai 2013”
1
1.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ TRONG
LUẬT ĐẤT ĐAI 2013
PGS.TS Hoàng Văn Cường
Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3
2.
ĐẤT ĐAI - NGUỒN LỰC CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN
GS.TS Đặng Hùng Võ
Chuyên gia cao cấp, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
17
3.
PHÁT HUY HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ
Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất, Tổng cục Quản lý đất đai,
Bộ Tài nguyên và Môi trường
31
4.
CÔNG CỤ THUẾ, PHÍ TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ ĐẤT –NHỮNG VẤN
ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
TS. Nguyễn Văn Phụng
Vụ trưởng Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính
37
5.
ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH VỀ
ĐẤT ĐAI, TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH THEO
CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG, ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA,
DƯỚI SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ĐANG HỘI NHẬP SÂU
RỘNG VÀO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
Ông Lê Hoàng Châu
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh
47
6.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ TRỌNG TRONG SỬA ĐỔI LUẬT
ĐẤT ĐAI 2013
PGS.TS. Trần Kim Chung
Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
57
7.
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ KINH TẾ
ĐẤT NHẰM KHAI THÁC NGUỒN THU TỪ ĐẤT THEO CƠ CHẾ
THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến
Phó Trưởng Khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội
67
STT Tên bài viết, tác giả Trang
8.
SỬ DỤNG CÔNG CỤ GIÁ ĐẤT VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẤT TRONG QUẢN
LÝ KINH TẾ ĐẤT THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Ông Bùi Ngọc Tuân
Nguyên CVCC, Bộ Tài nguyên và Môi trường
79
9.
NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐIỀU
TIẾT GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM
TS. Hoàng Kim Huyền,
Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hà
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
101
10.
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ TRỊ GIA TĂNG KHI NHÀ
NƯỚC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
TS.Vũ Đình Ánh
Học viện Tài Chính
117
11.
PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ
PGS. TS. Nguyễn Văn Xa
Nguyên Cục trưởng Cục quản lý Công sản - Bộ Tài chính
121
12.
TỔ CHỨC ĐỊNH GIÁ VÀ THIẾT LẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ GIÁ
ĐẤT - KINH NGHIỆM HÀN QUỐC VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM
TS. Chu Thị Quỳnh Diệp
Bộ Tài nguyên và Môi trường
145
13.
CƠ SỞ KINH TẾ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ
4.0 ĐẾN PHÂN PHỐI TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÚC LỢI XÃ HỘI
GS.TS. Nguyễn Văn Song
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
155
14.
TỒN TẠI, BẤT CẬP TRONG ĐỊNH GIÁ ĐẤT, ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
PGS.TS Ngô Trí Long
Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá, Bộ Tài chính
161
15.
BÀN VỀ LỢI ÍCH GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ VÀ NHÀ NƯỚC, NGƯỜI
DÂN TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN
TS. Luật sư Vũ Đặng Hải Yến
Giám đốc Công ty Luật TNHH SMiC
167
16.
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ ĐẤT VÀ KHAI THÁC
CÁC NGUỒN THU TỪ ĐẤT
PGS.TS Hoàng Văn Cường
TS. Nguyễn Thị Hải Yến
NCS.ThS Nguyễn Thanh Lân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
181
STT Tên bài viết, tác giả Trang
17.
HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐẤT TRONG QUẢN LÝ ĐẤT
ĐAI Ở VIỆT NAM
TS. Nguyễn Văn Hoàng
ThS. Nguyễn Thị Hiền
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
205
18.
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA TÔ TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
PGS.TS. Phạm Văn Khôi
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
213
19.
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ ĐỊNH GIÁ ĐẤT ĐAI
Th.s Hoàng Việt Huy,
GS.TS Hoàng Việt
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
223
20.
KHUNG GIÁ ĐẤT, BẢNG GIÁ ĐẤT VÀ GIÁ ĐẤT CỤ THỂ ĐỐI
VỚI NGUỒN THU NGÂN SÁCH TỪ ĐẤT
PGS.TS Nguyễn Thế Phán
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
231
21. 2
TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI THAY ĐỔI
THỂ CHẾ NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA
GS.TS Hồ Văn Vĩnh
239
22.
KHUYẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI
LOẠI HÌNH BẤT ĐỘNG SẢN CĂN HỘ DU LỊCH (CONDOTEL)
Nguyễn Mạnh Khởi
Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng
245
23.
NÂNG CAO THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT
XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ
HÀM Ý CHÍNH SÁCH
PGS.TS Đinh Phi Hổ;
Ths. Quách Thị Minh Trang
Đại học Phan Thiết
249
24.
TĂNG CƯỜNG CÁC KHOẢN THU TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI
THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
TS. Phạm Phương Nam,
PGS. TS. Phan Thị Thanh Huyền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
265
25.
VƯỚNG MẮC KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TRỰC
TIẾP ĐỂ THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
TS. Nguyễn Hồ Phi Hà,
TS. Phạm Thị Hồng Nhung
Học viện Tài chính
275
STT Tên bài viết, tác giả Trang
26.
ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH BỀN VỮNG VÀ HÌNH ẢNH CỦA CHỦ
ĐẦU TƯ ĐẾN GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TS. Lê Văn Bính
Quỹ phát triển đất TP Hà Nội
PGS. TS. Vũ Trí Dũng
CFVG, ĐH Kinh tế quốc dân
281
27.
ỔN ĐỊNH, NUÔI DƯỠNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH TỪ ĐẤT ĐAI
VÀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ: KINH NGHIỆM CỦA
BANG PENNSYLVANIA HOA KỲ VỚI CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI
SẢN HAI BẬC
PGS.TS Vũ Thị Minh & Ngô Sơn Hà
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
295
28.
CƠ CHẾ KHAI THÁC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CHO CẢI TẠO
CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ - TRƯỜNG HỢP CẢI TẠO CÁC KHU
CHUNG CƯ CŨ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TS. Nguyễn Thị Hải Yến
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
305
29.
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ ĐẤT SO SÁNH THỬA ĐẤT
CHUẨN TRONG XÂY DỰNG BẢNG GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI PHƯỜNG
HẢI CHÂU 1, QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS. Nguyễn Thị Minh Phương
Cục Kinh tế và Phát triển quĩ đất- Tổng cục Quản lý đất đai
319
30.
CÔNG CỤ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI PHỤC
VỤ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ: KINH NGHIỆM CỦA
NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
NCS.ThS. Nguyễn Thanh Lân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
331
31.
THU GOM VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐẤT – MỘT CÔNG CỤ HIỆU QUẢ
ĐỂ TẠO NGUỒN THU TỪ ĐẤT ĐAI
TS. Phạm Lan Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
341
32.
NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN NỘI DUNG QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT GÓP PHẦN TĂNG NGUỒN THU TỪ ĐẤT
TS. Nguyễn Đắc Nhẫn
Cục Quy hoạch đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai
349
STT Tên bài viết, tác giả Trang
33.
SUY NGẪM VỀ THỰC TRẠNG THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
KHI CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Nguyễn Hồ Phi Hà,
Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai,
Học viện Tài chính
ThS. Bùi Thị Cẩm Ngọc
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
363
34.
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM –GIAI PHÁP
QUAN TRỌNG ĐỂ GIA TĂNG GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ĐẤT
PGS.TS Trần Quốc Khánh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
371
35.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG
DÂN CANH TÁC TRÊN ĐẤT SAU DỒN DIỀN ĐỔI THỬA TẠI
HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH
TS. Nguyễn Hữu Dũng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
379
36.
NGHIÊN CỨU GIÁ ĐẤT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
GIÁ ĐẤT Ở TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phan Đình Binh,
Trường ĐH Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Phạm Lan Hương,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Lê Minh Hải
UBND huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
391
37.
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÍCH HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT TRONG QUY HOẠCH TỈNH THEO LUẬT QUY HOẠCH
PGS.TS Nguyễn Thế Phán
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
405
38.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA
MỘT SỐ MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN ĐẤT SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI
THỬA HƯỚNG TỚI CẢI THIỆN SINH KẾ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN
HẢI HẬU, NAM ĐỊNH
TS. Nguyễn Hữu Dũng
Nguyễn Hải yến
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
411
39.
KINH TẾ ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CÁC VÙNG HỒ LỚN CỦA VIỆT NAM
- TRƯỜNG HỢP HỒ THÁC BÀ, TỈNH YÊN BÁI
PGS.TS Nguyễn Minh Ngọc
Trường Đại học Tài Chính - Marketing
427
STT Tên bài viết, tác giả Trang
40.
QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TỪ NAM ĐỊNH VÀ HẢI DƯƠNG
TS. Hoàng Mạnh Hùng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
435
41.
ĐỊNH GIÁ ĐẤT KHU VỰC NÔNG THÔN KHI NHÀ NƯỚC THU
HỒI- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
ThS Trần Thị Minh Thư
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
441
42.
ECONOMIC VALUATION OF MANGROVE ECOSYSTEMS
Nguyen Huu Dung
National Economics University
447
43.
GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT CỤ THỂ
PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI (Ứng dụng tại
phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội)
Nguyễn Thị Hồng Hạnh; Bùi Thị Cẩm Ngọc
Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội
461
44.
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ PHƯƠNG
PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC (AHP) TRONG ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA
CHỌN ĐẤT ĐAI QUY HOẠCH XÂY DỰNG (Lấy địa bàn tỉnh Quảng
Ninh làm khu vực nghiên cứu)
ThS.KS. Đặng Thị Nga
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
469
45.
ĐÁNH GIÁ NGUỒN THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS. Trần Thu Thủy
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
479
46.
STUDY THE LAND ACQUISITION: PRINCIPLE AND PRACTICE
Nguyen Thi Hoang Hoa, Tran Mai Huong, Nguyen Duc Kien
National Economics University
485
47.
QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI NGUYÊN ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM SẮP TỚI
NCS. Nguyễn Mậu Hùng
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
501
48.
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT PHỤC VỤ ĐẦU TƯ
CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ: NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI HÀ NỘI
ThS. Nguyễn Thanh Lân
TS. Phạm Lan Hương
ThS.Vũ Thành Bao
ThS. Nguyễn Thắng Trung
ThS. Trần Thu Thủy
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
511
STT Tên bài viết, tác giả Trang
49.
XÂY DỰNG, CẢI TẠO CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ HƯỚNG TỚI SỬ
DỤNG VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ GIÁ TRỊ KINH TẾ TỪ ĐẤT
ĐAI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
ThS. Nguyễn Đức Kiên;
ThS. Nguyễn Thị Phương Thúy;
ThS. Nguyễn Thị Hoàng Hoa
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
529
50.
KHƠI DẬY TIỀM NĂNG TỪ ĐẤT ĐAI ĐỂ DOANH NGHIỆP KINH
DOANH PHÁT TRIỂN – GÓP Ý KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI
HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ DỰ ÁN SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013
PGS.TS. Doãn Hồng Nhung
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
547
51.
KHUYẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH
CƯ Ở NƯỚC NGOÀI
ThS. Vương Thanh Tùng
TS. Nguyễn Hồng Phú
Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng
557
52.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƯ
TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Quang Đức
Đảng Ủy Khối Doanh Nghiệp Trung Ương
561
53.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
NÓ ĐẾN CÁC NHÓM LỢI ÍCH
ThS. Võ Thị Hòa Loan
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
575
1
ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC
“Khuyến nghị sửa đổi những vấn đề kinh tế trong Luật Đất đai 2013”
Đất đai là nguồn tài nguyên, tài sản quan trọng của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là điều kiện tiên quyết, tất yếu cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Quản lý nhà
nước về kinh tế đất là một trong những nội dung cốt yếu của quản lý nhà nước về đất đai theo
cơ chế thị trường để nguồn lực đất đai trở thành động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã
hội. Nguồn thu từ đất đóng vai trò quan trọng trong cân đối ngân sách, đặt biệt là thuế liên
quan đến đất đai có nguồn gốc lâu đời và tồn tại tại ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, các chính sách kinh tế đất nói chung, huy động nguồn thu từ đất cho
phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai; các
khoản thu từ đất đã trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhiều địa phương. Bên
cạnh những kết quả đạt được, vai trò quản lý nhà nước về kinh tế đất và các chính sách
kinh tế đất ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, là nguyên nhân căn bản làm thất thoát nguồn
thu, tạo nên những bất cập trong công tác quản lý đất đai. Những bất cập về chính sách
kinh tế khi nhà nước giao đất cho các nhà đầu tư vào mục đích kinh doanh, khi chuyển
nhượng đất của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cho khu vực tư nhân, khi thực hiện
cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và thực hiện đầu tư theo phương thức hợp tác
công tư theo cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” … đang là những vấn đề nổi cộm làm thất thoát
tiền của nhà nước, là kẽ hở cho tham nhũng, gây bức xúc cho xã hội.
Trong bối cảnh đó, để góp phần giải quyết những vấn đề trên và chuẩn bị cho quá
trình sửa đổi Luật Đất đai 2013, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Đề tài cấp Nhà nước
BĐKH.41/16-20 “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp tăng cường quản
lý kinh tế đất nhằm khai thác nguồn thu từ đất theo cơ chế thị trường ở Việt Nam” cùng
Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, phối hợp với Tổng cục Quản lý Đất đai - Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Khuyến nghị sửa đổi những vấn
đề kinh tế trong Luật Đất đai 2013” nhằm tạo diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ kiến
thức và kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, các cán bộ
nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học và viện nghiên cứu liên quan.
Với gần 53 bài viết mà Ban Tổ chức Hội thảo đã lựa chọn trong số các bài viết nhận
được, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, các cán bộ nghiên cứu và giảng
dạy đại học… đã nêu ra nhiều ý kiến đa chiều về các vấn đề đang nảy sinh trong thực tiễn
cũng như trong cách tiếp cận và các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý kinh tế đất…
Đáng chú ý, rất nhiều ý kiến thảo luận về cơ sở lý luận và đề xuất giải pháp có liên quan
trực tiếp đến việc sửa đổi, bổ sung các nội dung kinh tế đất và các nội dung khác về quản
lý đất đai trong Luật Đất đai 2013.
2
Trong Hội thảo này, Ban Tổ chức mong muốn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến trao
đổi sâu hơn về một số vấn đề sau đây:
- Các cách tiếp cận về kinh tế đất và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý kinh tế đất
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Các giải pháp trong định giá đất và điết tiết giá đất theo cơ chế thị trường;
- Các vấn đề nổi cộm về chính sách và thực thi chính sách kinh tế đất theo Luật Đất
đai tại Việt Nam như là: Chính sách giao đất, cho thuê đất; chính sách trong bồi thường
khi thu hồi đất; chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
- Các cách thức sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý đất đai; khả năng áp dụng
các công cụ trong điều tiết giá trị đất gia tăng không do người sử dụng đất tạo ra; các giải
pháp khai thác nguồn lực tài chính đất đai;
- Các nội dung liên quan đế xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin về kinh tế đất
phục vụ quá trình quản lý đất đai;
- Các hướng nghiên cứu sâu thêm nhằm hoàn thiện cơ sở lý thuyết và thực tiễn
cho các cơ chế chính sách kinh tế trong quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả, tiết
kiệm và bền vững.
Ban Tổ chức Hội thảo và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xin trân trọng cám ơn
sự tham gia chia sẻ ý tưởng và ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản
lý, các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh
viên quan tâm đến vấn đề kinh tế đất và quản lý đất đai tại Việt Nam. Ban Tổ chức cũng
kỳ vọng Hội thảo sẽ cung cấp và đóng góp được nhiều ý kiến về các vấn đề kinh tế đất
trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 trong thời gian tới.
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ
TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013
PGS.TS. Hoàng Văn Cường
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Thực hiện nhiệm vụ được giao, đề tài cấp Nhà nước BĐKH41/16-20“Nghiên cứu
cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý kinh tế đất, khai thác nguồn
thu từ đất theo cơ chế thị trường” đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh tế đất,
các chính sách và công cụ quản lý nhà nước về kinh tế đất, đánh giá thực trạng các chính
sách và các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế đất đang được thực hiện ở nước ta hiện
nay. Trên cơ sở phân tích đánh giá những tồn tại, hạn chế trong quản lý kinh tế đất ở nước
ta, đề tài đã phát hiện, tìm ra những tồn tại trong cơ chế chính sách và luật pháp và đề xuất
các giải pháp để tăng cường quản lý kinh tế đất theo cơ chế thị trường nhằm khai thác sử
dụng hợp lý nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dưới đây là một
số khuyến nghị, đề xuất sửa đổi những vấn đề kinh tế trong Luật Đất đai 2013.
1- Sửa đổi quy định về khung giá đất, bảng giá đất và đăng ký giá đất
Bỏ quy định về khung giá đất; sử dụng thống nhất một loại giá đất cụ thể cho mọi
chính sách kinh tế về đất đai. Trường hợp những thửa đất chưa đăng ký giá đất cụ thể thì
căn cứ vào bảng giá đất được xây dựng và cập nhật hàng năm để xác định giá đất cụ thể
cho mỗi thửa đất khi thực hiện các chính sách kinh tế đối với đất đai.
Điều 112 của Luật Đất đai quy định: việc định giá đất phải phù hợp với giá đất phổ
biến trên thị trường; Điều 113 quy định Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05
năm 01 lần làm căn cứ xây dựng bảng giá đất; Điều 114 quy định Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ban hành bảng giá đất định kỳ 05 năm 01 lần để sử dụng vào các mục đích tính tiền
sử dụng đất trong hạn mức, tính thuế, phí, lệ phí, tiền xử phạt hoặc bồi thường khi người
sử dụng đất vi phạm, tính tiền trả cho người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất. Điều 114
cũng quy định giá đất cụ thể được định giá dựa vào các thông tn thị trường và dùng để
tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất
khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Việc quy định như Luật hiện hành, trên thực tế có những mâu thuẫn như sau:
- Giá đất trong bảng giá đất không tuân thủ quy định về nguyên tắc là phải phù hợp
với giá thị trường vì bảng giá đất bị phụ thuộc vào khung giá đất, trong khi khu khung giá
đất đã xác định không phù hợp với giá trị thị trường của đất đai và phải ổn định 5 năm.
Do vậy, cần bỏ Điều 113 về Khung giá đất, đồng thời bỏ quy định bảng bảng giá đất được
xây dựng 5 năm 1 lần mà phải được xây dựng, cập nhật hàng năm để phù hợp với sự thay
đổi giá trị thị trường của đất đai.
4
- Không bình đẳng giữa những người sử dụng đất khi cùng thực hiện quyền và
nghĩa vụ về tài chính đối với đất đai: khi Nhà nước xác định nghĩa vụ của người sử dụng
đất phải thực hiện các chính sách kinh tế đất đai (như thu thuế, thu tiền sử dụng đất) căn
cứ vào bảng giá đất là mức giá lạc hậu, thấp hơn so với giá trị thực làm thất thoát nguồn
thu của nhà nước. Ngược lại giá đất cụ thể khi đền bù thường đã được xác định giá cao
hơn so với giá trong bảng giá đất khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính nhưng vẫn không
được người dân thoả mãn vì giá thực tế trên thị trường biến động thường xuyên và không
có cở sở xác định mức giá nào là phù hợp. Do vậy, cần xác định một loại giá đất thống
nhất khi thực hiện các chính sách đất đai (bao gồm cả việc thực hiện các nghĩa vụ của
người sử dụng đất cũng như quyền lợi của người sử dụng đất khi thực hiện đền bù giải
phóng mặt bằng). Giá này phải phản ánh được các yếu tố yếu tố cấu thành giá trị thị
trường đất đai, phù hợp với giá cả giao dịch phổ biến trên thị trường, được mọi người khi
tham gia vào các quan hệ kinh tế đất đai công nhận. Đó chính là giá cụ thể được xác định
và đăng ký để thực hiện các chính sách kinh tế cho từng thửa đất.
- Đất đai có đặc điểm mang tính cá biệt: mỗi thửa đất có một vị trí và đặc điểm
mang tính duy nhất, riêng biệt không thể so sánh tương đương với thửa đất khác như các
hàng hóa thông thường. Do đó, giá cả đất đai trên thị trường cũng mang có tính cá biệt
rất cao và phụ thuộc vào yếu tố chủ quan như tâm lý của người giao dịch, không có được
mức giá chung phổ biến chung cho tất cả các thửa đất như mức giá chung cho các loại
hàng hoá thông thường. Bởi vậy, việc quy định về nguyên tắc định giá đất phải phù hợp
với giá đất phổ biến trên thị trường là bất khả thi mà chỉ có thể phù hợp với giá trị thị
trường của loại đất đó.
Từ những lý do trên, cần bổ sung sửa đổi những quy định về giá đất như sau:
(1) Bổ sung phân biệt khái niệm về giá cả thị trường và giá trị thị trường của đất đai
Giá cả thị trường của đất đai là giá mua bán, trao đổi giữa người mua và người
bán thoả thuận với nhau khi mua bán, trao đổi quyền sử dụng đất trên thị trường. Giá cả
thị trường của đất đai phụ thuộc vào giá trị thị trường của loại đất đó và yếu tố cá nhân
riêng của người mua và người bán khi thực hiện giao dịch về đất đai.
Giá trị thị trường của đất đai là mức giá được xác định dựa trên các yếu tố thị
trường cấu thành giá trị đất đai (như khả năng sinh lợi, vị trí, kích thước, mục đích sử
dụng đất, quan hệ cung cầu và giá cả giao dịch phổ biến về loại đất đó trên thị trường
trong điều kiện bình thường).
(2) Sửa Điều 112 về Nguyên tắc định giá đất là: Giá đất được xác định phải phù
hợp với giá trị thị trường của đất đai, được sử dụng khi thực hiện tất cả các chính sách tài
chính về đất đai, không còn sự khác nhau giữa giá đất trong bảng giá với giá đất cụ thể
khi thực hiện các chính sách tài chính về đất đai.
(3) Bỏ Điều 113: bỏ quy định về khung giá đất.
5
(4) Sửa Điều 114: Giá đất và bảng giá đất. Giá đất được xác định cho từng thửa
đất dùng để tính thuế, phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất và bồi thường khi thu hồi đất.
Giá đất được đăng ký bắt buộc là thông tin của từng thửa đất và được cập nhật dựa trên
giá chuyển nhượng hoặc giá tính thuế đất, nhưng không thấp hơn mức giá quy định trong
bảng giá đất của địa phương. Bảng giá đất được xây dựng và cập nhật hàng năm để làm
cơ sở xác định giá đất cụ thể cho mỗi thửa đất khi thực hiện các chính sách kinh tế đối
với đất đai.
(5) Bổ sung quy định quyền ưu tiên mua của Nhà nước đối với đất đai chuyển
nhượng để phục vụ mục tiêu tạo quĩ đất cho các hoạt động cộng đồng và khắc phục tình
trạng người dân kê khai giá đất trong hợp đồng chuyển nhượng thấp để trốn thuế khi
chuyển nhượng.
(6) Bổ sung quy định về việc đăng ký và cập nhật giá đất hàng năm vào Điều 95
để giá đất là một thông tin bắt buộc trong hệ thống thông tin đất đai và phục vụ cho việc
thực hiện các chính sách điều tiết giá trị gia tăng khi Nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng
hoặc thay đổi quy hoạch.
(7) Bổ sung thêm vào Điều 64 thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai: người
sử dụng đất chuyển quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sẽ bị thu hồi đất đã giao dịch chuyển nhượng.
2- Sửa đổi quy định về định giá đất cụ thể và thẩm quyền của cơ quan định giá đất
Bỏ quy định UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể dự trên ý kiến xem xét của
Hội đồng thẩm định giá đất. Giao trách nhiệm định giá đất cho một bộ phận chuyên trách
của cơ quan quản lý đất đai chịu trách nhiệm định giá và quản lý thông tin giá đất đai
trên phạm vi toàn quốc. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chính sách giảm giá tính
nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất để khuyến khích các hoạt động sử dụng đất
được ưu tiên tại địa phương.
Điều 114 Luật Đất đai hiện hành quy định cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có
trách nhiệm xác định giá đất (có thể thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất) trình Hội đồng
thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Việc
thực hiện trên thực tế theo quy định này bộc lộ những hạn chế sau đây:
- Định giá đất là một nghiệp vụ phức tạp, khó khăn đòi hỏi cần có các chuyên gia
với các nghiệp vụ chuyên sâu. Phần lớn các thành viên tham gia Hội đồng là những người
đại diện cho các cơ quan ban ngành có liên quan, không phải là người có chuyên môn
nghiệp vụ và am hiểu sâu về định giá đất nên không thể có ý kiến xác đáng đủ để thực
hiện đúng chức năng thẩm định.
- Vì đã thông qua Hội đồng thẩm định giá đất xem xét cho ý kiến trước khi UBND
tỉnh quyết định nên khi giá đất xác định không đúng cũng không quy trách nhiệm được
cho cá nhân cụ thể vì Hội đồng đã thông qua. Hơn nữa, chủ tịch Hội đồng cũng chính là