Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường
PREMIUM
Số trang
304
Kích thước
9.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1601

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

2

3

MỤC LỤC

STT Tên bài, tác giả Trang

PHẦN

I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HOẠCH ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ 11

1 TIÊU CHÍ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TS. Đặng Xuân Hoan

Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia 13

2 THỨ TRƯỞNG VỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ

TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở Việt Nam

TS. Đỗ Thị Kim Tiên

Học viện Hành chính Quốc gia 18

3 QUAN ĐIỂM VỀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG HIỆN ĐẠI VÀ NHỮNG GỢI Ý ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

CẤP THỨ TRƯỞNG TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH Ở

VIỆT NAM

TS. Nguyễn Tất Thịnh

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Học viện Hành chính Quốc gia 25

4 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TRONG QUY TRÌNH LẬP PHÁP. VIỆC

CẦN LÀM TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH

PGS. TS. Đặng Văn Thanh

Nguyên Phó chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Quốc hội 29

5 TƯ DUY CHIẾN LƯỢC VỀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

PGS. TS. Trần Đình Thiên

Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam 35

6 QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC, THỊ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI

TS. Lê Toàn Thắng

Học viện Hành chính Quốc gia 49

7 PHÂN ĐỊNH VAI TRÒ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA Ở VIỆT NAM

TS. Bùi Thị Thùy Nhi

Học viện Hành chính Quốc gia 53

8 ĐỔI MỚI TƯ DUY QUẢN LÝ VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NỀN

KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI MỚI

ThS. Phạm Ngọc Anh

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương 61

4

STT Tên bài, tác giả Trang

9 BÀN LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

Học viện Hành chính Quốc gia 66

10 CẦN MỘT HỌC THUYẾT KINH TẾ MỚI

ThS. Lê Quang Sự

Học viện Hành chính Quốc gia 71

Phần

II

HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ

TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 75

11 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA THÚC ĐẨY SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

TS. Dìu Đức Hà

Học viện Hành chính Quốc gia 77

12 ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU

KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

TS. Mai Đình Lâm

Học viện Hành chính Quốc gia 90

13 TIẾP CẬN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH: PHÁT TRIỂN DOANH

NGHIỆP ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

PGS. TS. Hồ Sỹ Hùng

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 98

14 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA

VIỆT NAM

GVCC. TS. Đào Đăng Kiên

Học viện Hành chính Quốc gia 105

15 HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG NỀN KINH

TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Nguyễn Trọng Đàm

Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

TS. Bùi Thị Thùy Nhi

Học viện Hành chính Quốc gia 111

16 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HỖ TRỢ KHU VỰC

KINH TẾ TƯ NHÂN PHÁT TRIỂN

TS. Đặng Thị Hà

Học viện Hành chính Quốc gia 118

17 PHÂN CẤP NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CUNG ỨNG

DỊCH VỤ CÔNG: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHÍNH SÁCH

TS. Nguyễn Xuân Thu

Học viện Hành chính Quốc gia 123

5

STT Tên bài, tác giả Trang

18 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG

PGS. TS. Lê Chi Mai

Học viện Hành chính Quốc gia 131

19 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ CÔNG CỦA VIỆT NAM -

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

TS. Đoàn Ngọc Xuân

Ban Kinh tế Trung ương 141

20 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO TRONG HOẠCH ĐỊNH

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM

TS. Hoàng Thị Bích Loan

Học viện Hành chính Quốc gia 148

21 VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG HOẠCH ĐỊNH

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÙNG Tây

Nguyên

ThS. Thái Thị Minh Phụng

Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk 154

22 PHỐI HỢP CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ VỚI CHÍNH SÁCH

QUẢN LÝ NỢ CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ

HỘI NHẬP QUỐC TẾ

TS. Hoàng Ngọc Âu

Học viện Hành chính Quốc gia 161

23 TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ

QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHỐI HỢP THỰC THI

CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ

ThS. Vũ Thị Bích Ngọc

Học viện Hành chính Quốc gia 168

24 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

Học viện Hành chính Quốc gia 173

25 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP

LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ CÔNG HIỆN NAY Ở

VIỆT NAM

PGS. TS. Trần Văn Giao

Học viện Hành chính Quốc gia 179

26 ĐẦU TƯ CỦA TƯ NHÂN CHO LĨNH VỰC Y TẾ TRONG NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

PGS. TS. Phạm Lê Tuấn

Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế 188

6

STT Tên bài, tác giả Trang

27 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY XÃ HỘI

HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

TS. Phạm Thị Thanh Vân

Học viện Hành chính Quốc gia 197

28 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH Y TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

TS. Phạm Thị Thanh Hương

Học viện Hành chính Quốc gia 202

29 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ

TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

TS. Dìu Đức Hà

TS. Lương Minh Việt

Học viện Hành chính Quốc gia 207

30 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP

ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TS. Phạm Thu Thủy

Học viện Hành chính Quốc gia 222

31 HOÀN THIỆN TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ KHOA HỌC CỦA

TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU

KIỆN TỰ CHỦ

ThS. Phạm Đăng Tỉnh

Học viện Hành chính Quốc gia 228

32 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA

VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Học viện Hành chính Quốc gia 234

33 GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GÓP

PHẦN ỔN ĐỊNH NỀN KINH TẾ VĨ MÔ

ThS. Trần Thị Phương Thảo

Học viện Hành chính Quốc gia 239

34 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ LẦN THỨ 4 VỚI MỤC TIÊU

XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

TS. Lương Minh Việt

ThS. Vũ Hoàng Mạnh Trung

Học viện Hành chính Quốc gia 247

35 VẤN ĐỀ KINH TẾ BÁO CHÍ

ThS. Nguyễn Thị Thuý Vân

Học viện Hành chính Quốc gia 254

7

STT Tên bài, tác giả Trang

36 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NÔNG DÂN TRỒNG ĐIỀU Ở BÌNH PHƯỚC

TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG THÔNG QUA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN

ThS. Lê Ngọc Tân

UBND thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 259

Phần

III

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOẠCH ĐỊNH

CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 266

37 HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG:

KINH NGHIỆM CỦA MỸ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Hiển

Học viện Hành chính Quốc gia 268

38 NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ

NHÂN - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT

NAM

PGS. TS. Phan Thế Công

Đại học Thương mại 277

39 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI

KHÓA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: BÀI HỌC CHO

VIỆT NAM

TS. Đinh Lâm Tấn

PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt

Bộ Kế hoạch và Đầu tư 290

40 KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA PHILIPPINES VÀ

HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

TS. Vũ Thị Thu Hằng

Học viện Hành chính Quốc gia 298

8

9

LỜI GIỚI THIỆU

Qua hơn 30 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta từng bước được hình thành và phát triển. Nhờ đó, đất nước đạt được nhiều

thành tựu quan trọng, nâng cao thế và lực, sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế, trở thành mô

hình phát triển kinh tế xã hội được quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh

những thành quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, chưa đáp

ứng mục tiêu của Đảng đề ra.

Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQTW ngày 19/5/2018 Hội nghị Trung ương lần thứ 7

khóa XII của Đảng và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ công

chức lãnh đạo cấp cao đã và đang trở thành nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh phát triển

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hội nhập

mạnh mẽ và xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển hiện nay.

Với mục đích tạo diễn đàn để các nhà khoa học, các chuyên gia thảo luận và trao đổi về

các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến công tác hoạch định chính sách vĩ mô trong

kinh tế thị trường của các Bộ, ngành, góp phần xây dựng các nội dung bồi dưỡng cho công

chức lãnh đạo cấp cao trong thời gian tới, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Hội thảo

khoa học với chủ đề “Hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường”.

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được sự quan tâm tham gia viết tham luận của nhiều nhà

khoa học, giảng viên, các chuyên gia thực tiễn đến từ các cơ quan trung ương, các địa

phương, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu… Các tham luận gửi tới hội thảo tập trung vào ba nội

dung cơ bản sau:

(1) Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với quản lý nhà nước

và hoạch định kinh tế vĩ mô;

(2) Hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường;

(3) Kinh nghiệm quốc tế về hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường.

Với các tham luận được trình bày tại Hội thảo và được tập hợp trong kỷ yếu này, Ban

Tổ chức hy vọng cung cấp cho độc giả các thông tin bổ ích về các vấn đề liên quan đến công

tác hoạch định chính sách vĩ mô trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam thời gian qua; kinh nghiệm quốc tế về hoạch định chính sách vĩ mô trong nền kinh

tế thị trường; về vai trò của Thứ trưởng trong việc hoạch định chính sách của các Bộ, ngành.

Trên cơ sở đó, gợi ý những nội dung cần thiết cho chuyên đề “Hoạch định chính sách trong

kinh tế thị trường” để bồi dưỡng cho cấp Thứ trưởng và tương đương trong thời gian tới.

BAN TỔ CHỨC

10

11

PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VÀ HOẠCH ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

12

13

TIÊU CHÍ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TS. Đặng Xuân Hoan

Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia

Tóm tắt: Trong nền kinh tế thế giới tồn tại các mô hình kinh tế thị trường. Và trong

mỗi quốc gia lại có những biến thể khác nhau xuất phát từ quan niệm, trình độ phát triển kinh

tế - văn hóa - xã hội. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tham khảo kinh

nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới và từ thực tiễn phát triển Việt Nam, Đảng ta

đã đề ra đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước

phát triển mới về tư duy lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta. Bài viết này

xác định rõ các tiêu chí của nền kinh tế thị trường và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa

1. Kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường (KTTT) là sản phẩm của sự phát triển kinh tế của xã hội loài người

chứ không phải của riêng chủ nghĩa tư bản. KTTT - trình độ cao trong quá trình phát triển sản

xuất hàng hóa, từ khi ra đời cho đến nay đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã

hội loài người về kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật; đồng thời, cũng mang đến những tác động

tiêu cực nhất định như gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, phân hóa giàu nghèo, là

một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh cuộc bộ và chiến tranh thế giới…

Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam chủ

trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang mô hình KTTT định hướng XHCN. Đây là mô hình

kinh tế chưa từng có trong lịch sử loài người. Vì vậy, lý luận và thực tiễn KTTT định hướng

XHCN là mới mẻ và phức tạp. Cũng vì lý do đó, từ nhiều năm nay, việc xây dựng, đổi mới,

hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, về mô hình KTTT định hướng XHCN ở nước ta

là chủ đề của nhiều đề tài khoa học, của nhiều công trình nghiên cứu thuộc các viện, trường

đại học, cơ quan quản lý và hàng loạt các bài viết trong nước, đóng góp của các chuyên gia

quốc tế. Những kết quả nghiên cứu đạt được tính đến nay là hết sức to lớn và quan trọng, là

căn cứ khoa học cho việc đề ra các chủ trương lớn và hoạch định các chính sách phát triển

kinh tế - xã hội trong những năm qua. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện những

vấn đề lý luận và thực tiễn của KTTT định hướng XHCN ở nước ta vẫn là một công việc cấp

bách, đòi hỏi sự nỗ lực của các nhà khoa học và các nhà quản lý, của các doanh nghiệp, các

mô hình kinh tế gia đình, của các ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức trong hệ thống

chính trị.

Để định hướng cho việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, một công việc

nhất thiết phải thực hiện đó là xác định những tiêu chí cơ bản của mô hình KTTT này. KTTT

định hướng XHCN ở Việt Nam nhất thiết không thể giống hay hoàn toàn giống, hoặc là “bản

sao” của bất kì mô hình KTTT nào đã và đang tồn tại trên thế giới. Tuy nhiên, để có thể xác

định được những tiêu chí đó, không thể không xem xét, tham khảo các tiêu chí của các mô

14

hình KTTT khác; bởi vì, các mô hình KTTT có những đặc trưng cơ bản chung như tính cạnh

tranh với vai trò vừa là áp lực vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của KTTT; cạnh tranh

phải dựa trên nền tảng là sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh; tính tự phát do cơ chế

vận hành của thị trường thông qua sự biến đổi của giá cả thị trường; tính quy luật của sự hình

thành các cấp độ độc quyền khác nhau trong từng giai đoạn, trong từng ngành hoặc lĩnh vực

sản xuất - kinh doanh và để hạn chế những “khuyết tật” của thị trường tự do, nhà nước cần

đóng vai trò điều tiết vĩ mô. Bên cạnh những đặc trưng chung, mỗi quốc gia phát triển KTTT

có mô hình KTTT của mình; nói cách khác, không có hai nền KTTT hoàn toàn giống nhau.

Hiện nay, quan điểm khá phổ biến của các nhà nghiên cứu là tồn tại năm loại KTTT,

đó là: KTTT của nhà nước phúc lợi, KTTT xã hội, KTTT tự do, KTTT kiểu châu Á (Nhật

Bản, Hàn Quốc) và KTTT chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (Nga và các nước

Đông Âu trước đây là các nước XHCN, Trung Quốc, Việt Nam). Tất cả các loại hình KTTT

này đều là nền kinh tế hỗn hợp, mặc dù có những mức độ khác nhau, phương thức tác động

khác nhau của nhà nước vào thị trường. Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI,

ngoài hai lực lượng là nhà nước và thị trường, thực tế hoạt động của nền kinh tế - xã hội đòi

hỏi và đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến vai trò của xã hội dân sự (công dân) trong hoạt

động kinh tế. Khi đề cập đến các lực lượng chi phối, dẫn dắt hoặc định hướng sự phát triển

của nền KTTT của các quốc gia, nhất thiết phải tính đến sự kết hợp, tương tác của ba bộ phận:

Chính phủ - thị trường - xã hội dân sự. Và vì vậy, khi xây dựng thể chế (hệ thống pháp luật)

của KTTT cần có sự phối hợp của cả ba nhân tố (lực lượng) này.

Khi bàn về những đặc điểm cơ bản của nền KTTT hiện đại, các nhà nghiên cứu

thường đề cập đến những dấu hiệu phổ biến sau đây:

Thứ nhất, đây là nền kinh tế hậu công nghiệp với công nghệ ngày càng cao gắn liền

với công nghệ ngày càng cao gắn liền với việc ứng dụng sâu và rộng công nghệ thông tin; là

nền kinh tế trong đó tỉ trọng của các ngành dịch vụ là lớn gắn liền với phương tiện trao đổi

gồm tiền tệ thực và ảo; nền kinh tế đang được toàn cầu hóa mạnh mẽ.

Thứ hai, đây là nền kinh tế trong đó sự thâm nhập giữa kinh tế với chính trị, văn hóa,

xã hội ngày càng mạnh mẽ; nền kinh tế đòi hỏi bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế

và nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh

thái, nâng cao công bằng xã hội, phát triển con người nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Với các nhận xét trên, các nhà khoa học khá thống nhất rằng KTTT hiện đại phải có

những tiêu chí cơ bản sau đây:

- Lực lượng sản xuất hiện đại dựa trên công nghệ cao.

- Quyền tự do kinh doanh và thụ hưởng thành quả kinh doanh được bảo vệ.

- Quốc tế hóa và toàn cầu hóa sản xuất và thương mại mạnh mẽ.

- Cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử được coi trọng và bảo vệ bằng

pháp luật.

- Sự chuyển đổi của đồng tiền quốc gia với các đồng tiền nước ngoài thực hiện theo tỉ

giá thị trường.

- Chính sách kinh tế và thương mại minh bạch, dễ dự đoán.

15

- Nhà nước thực hiện cải cách kinh tế theo định hướng thị trường, thực hiện kiểm soát

hoạt động của nền kinh tế nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục khuyết tật của thị trường.

- Sự tham gia của các lực lượng xã hội, các nhóm lợi ích khác nhau vào nền kinh tế và

điều phối sự hoạt động của nó được bảo đảm.

2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển KTTT định hướng XHCN là

nhằm khai thác thế mạnh của KTTT, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại,

thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo và tranh thủ lợi

thế “người đi sau” để phát triển nhanh, đuổi kịp các nước phát triển; đồng thời, hạn chế và

khắc phục những khuyết tật của KTTT, bảo đảm phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội.

Theo tinh thần đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên

cơ sở tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của mô hình

KTTT định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH của Việt Nam. Tháng 4-2006,

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác nhận và tiếp tục khẳng định những đặc

trưng này. Đó là:

Thứ nhất, mục tiêu của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là xây dựng xã hội

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ hai, nền KTTT định hướng XHCN có lực lượng sản xuất phát triển thông qua quá

trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba, nền KTTT định hướng XHCN, về quan hệ sản xuất có nhiều hình thức sở

hữu, nhiều thành phần kinh tế; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế

tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả

kinh tế, theo mức đóng góp các nguồn lực vào quá trình sản xuất - kinh doanh và thông qua

các loại hình phúc lợi xã hội.

Thứ tư, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển giáo dục, gắn liền với tiến bộ xã hội,

công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ năm, Nhà nước quản lý vĩ mô nền KTTT định hướng XHCN trên cơ sở phát huy

quyền làm chủ của nhân dân, tập hợp trí tuệ, sáng kiến của các tổ chức chính trị, tổ chức chính

trị - xã hội với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, có thể khẳng định rằng nền KTTT định hướng XHCN của Việt Nam được

quyết định không chỉ do nhân tố kinh tế thuần túy mà do sự tổng hợp các tác động của hệ

thống các nhân tố kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng -

an ninh.

Các đặc trưng nêu trên là những định hướng hết sức quan trọng có tác dụng chi phối

trong việc xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Tuy nhiên, vấn đề

cần thiết tiếp theo là phải xác định cho được các tiêu chí cơ bản của mô hình kinh tế này. Để

làm được việc này, theo chúng tôi, trước hết phải căn cứ vào những đặc trưng của nền KTTT

đã được Đảng và Nhà nước ta xác định. Mặt khác, cần lưu ý rằng, các mục tiêu và tiêu chuẩn

của nền kinh tế theo quan niệm và yêu cầu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc đã được tất

cả các thành viên (trong đó có Việt Nam) chấp thuận và thực hiện, về cơ bản giống với các

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!