Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam
PREMIUM
Số trang
221
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1058

Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

KỶ YẾU HỘI NGHỊ 25 NĂM ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI

VIỆT NAM

NĂM 2013

MỤC LỤC

STT Nội dung Đơn vị Tên/chức danh

Quản lý đầu tư trực tiếp nước

1 ngoài tại Việt Vam 25 năm qua

và định hướng cho giai đoạn mới

Bộ Kế hoạch và

Đầu tư.

Đ/c Bùi Quang

Vinh, UVTW Đảng,

Bộ trưởng Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

2 Việt Vam: 25 năm thu hút và phát

triển

Bộ Kế hoạch và

Đầu tư.

Thứ trưởng

Đào Quang Thu

Phân cấp quản lý fdi – lợi thế đối

3 với thu hút FDI Hiệp hội doanh

nghiệp đầu tư

nước ngoài

Chủ tịch GS.TSKH

Nguyễn Mại

Đầu tư nước ngoài trong phát

4 triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại

Việt Nam Bộ Công thương Lãnh đạo Bộ

Chính sách thuế và ưu đãi đầu tư

5 trong đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam Bộ Tài chính Lãnh đạo Bộ

6 Chính sách đất đai đối với đầu tư

nước ngoài ở Việt Nam

7 Đầu tư nước ngoài với phát triển

cơ sở hạ tầng tại Việt Nam

Bộ Tài nguyên

Môi trường Lãnh đạo Bộ

Bộ Giao thông

Vận tải Lãnh đạo Bộ

Đầu tư nước ngoài trong hoạt

8 động đổi mới và chuyển giao

công nghệ ở Việt Nam

Bộ Khoa học Công

nghệ Lãnh đạo Bộ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 9 ngành

nông

nghiệp và phát

triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lãnh đạo Bộ

Công tác cải cách thủ tục hành

10 chính và thu hút đầu tư nước

ngoài

Văn phòng Chính

phủ Lãnh đạo VPCP

11 Định hướng phát triển KCN, Bộ Kế hoạch và Vụ trưởng

KKT để thu hút vốn đầu tư nước

ngoài

Đầu tư. Vụ Quản lý các

KKT

Vũ Đại Thắng

12 Cơ chế phối hợp trong công tác

quản lý nhà nước về FDI UBND thành phố

Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND

thành phố Hà Nội

Nguyễn Văn Sửu

Thực hiện phân cấp quản lý về

đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng

13 Nai UBND tỉnh Đồng

Nam

Lãnh đạo UBND

tỉnh Đồng Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong

phát triển kinh tế -xã hội và công

14 tác quản lý nhà nước về đầu tư

trực tiếp nước ngoài dưới góc độ

địa phương

UBND tỉnh Vĩnh

Phúc

Chủ tịch UBND tỉnh

Vĩnh Phúc

Phùng Quang Hùng

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong

15 phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh

Hải Dương

Bắc Ninh nhìn lại 15 năm thu hút

đầu tư nước ngoài những điều

16 chỉnh chính sách trong thời gian

tới

UBND tỉnh Hải

Dương

UBND tỉnh Bắc

Ninh

Lãnh đạo UBND

tỉnh Hải Dương

Chủ tịch UBND tỉnh

Bắc Ninh

Nguyễn Nhân Chiến

Đầu tư trực tiếp nước ngoài với 17 phát

triển

kinh tế xã hội

tại Nghệ An

UBND tỉnh Nghệ An

Lãnh đạo UBND

tỉnh Nghệ An

Đầu tư trực tiếp nước ngoài với

18 phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh

Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà

Tĩnh

Lãnh đạo UBND

tỉnh Hà Tĩnh

Đầu tư trực tiếp nước ngoài với

19 phát triển kinh tế xã hội tại Đà

Nẵng

UBND thành phố

Đà Nẵng

Chủ tịch UBND

Văn Hữu Chiến

Đầu tư nước ngoài với phát triển

20 kinh tế xã hội tại tỉnh Phú Yên UBND tỉnh Phú

Yên

Lãnh đạo UBND

tỉnh Phú Yên

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong

phát triển kinh tế -xã hội địa

21 phương và công tác quản lý nhà

nước về đầu tư nước ngoài dưới

góc độ địa phương

UBND tỉnh Ninh

Thuận

Lãnh đạo UBND

tỉnh Ninh Thuận

Đầu tư trực tiếp nước ngoài với

22 phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh

Bình Dương

UBND tỉnh Bình

Dương

Lãnh đạo UBND

tỉnh Bình Dương

Thách thức và kiến nghị cho việt

23 nam trong việc thu hút FDI trong

thời gian tới – EUROCHAM

EUROCHAM

Phối hợp điều tra và đánh giá tình

hình đầu tư trực tiếp từ nước

24 ngoài của Việt Nam trong 25 năm

qua

AUSCHAM

Môi trường đầu tư tại Việt nam -

25 JETRO JETRO

26 Môi trường đầu tư tại Việt nam Amcham

Ông Mark Gillin,

Phó Chủ tịch

Amcham

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 25

NĂM QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO GIAI ĐOẠN MỚI

Đ/c Bùi Quang Vinh

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Là một trong những dấu ấn đậm nét nhất của chính sách đổi mới kinh tế,

Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào

tháng 12 năm 1987, trở thành khung khổ luật pháp cơ bản đầu tiên cụ thể hóa

quan điểm của Đảng ta về mở cửa, hội nhập. Tuy có đôi lúc thăng trầm, song

khu vực kinh tế có vốn ĐTNN nói riêng và các hoạt động kinh tế đối ngoại nói

chung đã thể hiện vai trò tích cực trong thành tựu tăng trưởng, phát triển của

Việt Nam suốt 25 năm qua, và ngày càng khẳng định ảnh hưởng tích cực nhiều

mặt đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời gian tới.

Trong giai đoạn đầu mở cửa, ĐTNN là giải pháp hữu hiệu góp phần đưa

Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn của tình trạng bị bao vây, cấm vận; khẳng

định xu thế mở cửa và quan điểm “Việt Nam muốn là bạn của các nước trong

cộng đồng thế giới”. Trong các giai đoạn tiếp theo, ĐTNN là nguồn vốn bổ sung

quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị

trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc

tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và

tạo thêm việc làm.

Bên cạnh những đóng góp trực tiếp nêu trên, ĐTNN đã có tác động lan

tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, trong đó có việc khơi dậy

các nguồn lực đầu tư trong nước, tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và

chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành công

nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản

xuất toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn

hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như BP, Total, Toyota,

Canon, Samsung, Intel, Unilever… với những sản phẩm chất lượng quốc tế, qua

đó vừa vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế

giới, vừa góp phần tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước

nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. ĐTNN cũng đóng vai trò tích cực

trong việc hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đổi

mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Mặc dù ĐTNN đã đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song việc

thu hút ĐTNN thời gian qua chưa đạt được một số mục tiêu như kỳ vọng. Đó là

tỷ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp, chưa thu hút được công nghệ

nguồn, tỷ lệ việc làm mới chưa cao. Tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư

không phù hợp với quy hoạch; chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề an ninh quốc

gia; chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản... còn diễn

ra ở nhiều địa phương. Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các khía

cạnh công nghệ, lao động, môi trường, lao động... dẫn đến chất lượng dự án

chưa cao. Những hạn chế vốn có của hoạt động đầu tư tư nhân như chuyển giá;

không đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động về giờ làm việc, tiền

lương, phúc lợi, dẫn đến việc đình công, bãi công; vi phạm pháp luật về môi

trường chậm được khắc phục.

Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư gián tiếp không còn ổn định do tình

hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ODA có xu hướng giảm dần do Việt

Nam tham gia vào hàng ngũ nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn trong nước

còn hạn chế, thì ĐTNN càng trở thành là nguồn lực quan trọng cho mục tiêu

phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ chiến lược mới với mục tiêu

đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng

hiện đại hóa, thu hút ĐTNN trong giai đoạn tới cần quán triệt định hướng sau:

Một là, cần tạo bước chuyển mạnh về thu hút ĐTNN từ chạy theo số

lượng sang chọn lọc các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện với môi

trường và phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế của từng vùng, từng

ngành và quốc gia.

Hai là, đặc biệt quan tâm thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh

tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó

xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ.

Ba là, quy hoạch thu hút ĐTNN theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với

lợi thế của từng vùng để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng

vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia.

Bốn là, chuyển dần thu hút ĐTNN với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh

tranh bằng nguồn lực chất lượng cao.

Để thực hiện thành công các mục tiêu về thu hút và sử dụng ĐTNN thời

gian tới theo định hướng nêu trên thì việc đề ra những giải pháp mang tính đột

phá, có hiệu quả và có tính thực thi cao là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ngoài các

giải pháp chung như ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng thị trường nội địa để tạo ưu

thế về quy mô thị trường, tập trung khắc phục các “nút thắt” về cơ sở hạ tầng,

nguồn nhân lực, phát triển hệ thống doanh nghiệp trong nước, trong đó có công

nghiệp hỗ trợ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, chúng ta cùng cần thực

hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trước hết, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về

đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư đồng bộ, minh bạch, rõ ràng và có tính tiên

liệu. Sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút ĐTNN

giai đoạn tới, đồng thời đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong

khu vực. Cải tiến một cách căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có

trọng tâm, trọng điểm, theo từng ngành, lĩnh vực, khu vực và đối tác. Công

tác quản lý doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng được chú trọng cải thiện hiệu quả,

đặc biệt là tập trung chuyển đổi mạnh áp dụng chế độ hậu ưu đãi và hậu kiểm,

kết hợp tăng cường chế độ báo cáo, thống kê và giám sát, thanh tra. Cuối cùng,

trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành

gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính giảm chi phí và thời gian thực hiện các

thủ tục cho công dân và doanh nghiệp; kiên quyết đẩy mạnh hiệu quả công tác

phòng chống tham nhũng, lãng phí để tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi,

cạnh tranh thu hút mạnh mẽ hơn nữa vốn đầu tư FDI.

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những diễn biến nhanh và phức

tạp, mang lại không ít những cơ hội và thách thức cho việc thu hút đầu tư nước

ngoài, cần có giải pháp đột phá, có hiệu quả và tính thực thi cao để cải thiện môi

trường đầu tư, tiếp tục thu hút và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn

ĐTNN. Sự gia tăng quy mô và chất lượng liên kết kinh tế quốc tế không những

tăng cường nguồn lực phát triển nền kinh tế mà còn là động lực của việc tiếp tục

đổi mới trong nước và giảm thiểu sức ép, rủi ro từ bên ngoài. Với sự lãnh đạo

sáng suốt của Đảng và Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ và những kinh

nghiệm quý báu đã đúc kết được sau 25 năm phát triển, ĐTNN nói riêng và hoạt

động kinh tế đối ngoại nói chung sẽ tiếp tục đạt được những thành công và có

những đóng góp xứng đáng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự

phát triển của đất nước.

Thân ái !

Bùi Quang Vinh

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM: 25 NĂM

THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN

Đào Quang Thu

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Sau 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với

việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, khu vực kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài (ĐTNN) ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng

góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc thu hút, sử

dụng ĐTNN thời gian qua cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu đề ra về thu hút

vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động,

tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Điều này khẳng định chủ

trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, hội nhập

kinh tế quốc tế.

MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Thứ nhất, ĐTNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu

quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước

Tính đến tháng 8 năm 2012, cả nước có 14.095 dự án ĐTNN còn hiệu lực,

với tổng vốn đăng ký đạt 206,8 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được

97,4 tỷ USD (chiếm 47% vốn đăng ký). ĐTNN là khu vực phát triển năng động

nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước: năm 1995 GDP

của khu vực ĐTNN tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng 9,54%; tốc độ này

tương ứng là 11,44% và 6,79% (2000), 13,22% và 8,44% (2005), 8,12% và

6,78% (2010). Tỷ trọng đóng góp của khu vực ĐTNN trong GDP tăng dần, từ 2%

GDP (1992), lên 12,7% (2000), 16,98% (2006) và 18,97% (2011).

Tác động của ĐTNN đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ hơn thông qua:

Bổ sung cho tổng vốn đầu tư xã hội

Vốn ĐTNN thực hiện tăng nhanh qua các thời kỳ, từ khoảng 20,67 tỷ

USD, chiếm 24,32% tổng vốn đầu tư xã hội (1991 – 2000) lên 69,47tỷ USD,

chiếm 22,75% tổng vốn đầu tư xã hội (2001 – 2011). Tỷ trọng khu vực ĐTNN

trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 – 2011 tăng 5,4%.

Góp phần quan trọng vào xuất khẩu

Chủ trương khuyến khích ĐTNN hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho

Việt Nam trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu, qua đó giúp chúng ta từng

bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trước năm 2001,

xuất khẩu của khu vực ĐTNN chỉ đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô. Từ

năm 2003, xuất khẩu của khu vực này bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần

trở

thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất

khẩu năm 2012.

ĐTNN góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng

giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng

chế tạo1

.

ĐTNN tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là

sang Hoa Kỳ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đưa Hoa Kỳ trở thành

thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

ĐTNN còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu

thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do

doanh nghiệp trong nước sản xuất thay vì phải nhập khẩu như trước đây.

Đóng góp vào nguồn thu ngân sách

Đóng góp của ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng, từ 1,8 tỷ USD (1994-

2000) lên 14,2 tỷ USD (2001 – 2010). Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực

ĐTNN (không kể dầu thô) là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách

(18,7% tổng thu nội địa, trừ dầu thô).

Thứ hai, ĐTNN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH￾HĐH

Hiện nay, 58,4% vốn ĐTNN tập trung vào lĩnh vực công nghiệp - xây

dựng với trình độ công nghệ cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Tốc độ tăng

trưởng công nghiệp - xây dựng của khu vực ĐTNN đạt bình quân gần 18%/năm,

cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Đến nay, khu vực ĐTNN đã tạo ra gần

45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công

nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện

tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng...

ĐTNN đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp,

đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu

một số công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao

đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra một số phương thức mới, có hiệu quả cao, nhất là

các dự án đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu, góp phần cải thiện tập quán

canh tác và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở một số địa phương.

Khu vực ĐTNN đã tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng

cao như khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê,ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán,

tư vấn luật, vận tải biển, lô-gi-stíc, siêu thị... Các dịch vụ này cũng góp phần tạo

ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động

thương mại nội địa và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

1 Trước năm 2003, dầu thô chiếm tới gần một nửa xuất khẩu của khu vực ĐTNN. Từ năm 2007, tỷ lệ dầu thô

trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ còn khoảng 7%.

Thứ ba, ĐTNN tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và

thay đổi cơ cấu lao động

Hiện nay khu vực ĐTNN tạo ra trên 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3

- 4 triệu lao động gián tiếp, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động

theo hướng CNH-HĐH. Doanh nghiệp ĐTNN được xem là tiên phong trong

việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ của công nhân, kỹ

thuật viên, cán bộ quản lý, trong đó một bộ phận đã có năng lực quản lý, trình độ

khoa học, công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra, ĐTNN

đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động thông qua hiệu

ứng lan tỏa lao động, cập nhật kỹ năng cho bên cung ứng và bên mua hàng.

Thứ tư, ĐTNN là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần

nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế

Khu vực ĐTNN sử dụng công nghệ cao hơn hoặc bằng công nghệ tiên

tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập trong khu vực. Từ năm 1993 đến

nay, cả nước có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt/đăng

ký, trong đó có 605 hợp đồng của doanh nghiệp ĐTNN, chiếm 63,6%. Thông

qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực ĐTNN đã góp phần thúc đẩy

chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ

trong nhiều lĩnh vực. Xét về cấp độ chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế

biến, chế tạo đạt hiệu quả cao nhất. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, một số

ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ như dầu khí, điện tử, viễn thông,

tin học, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy và dệt may, giày dép, trong đó viễn thông,

dầu khí được đánh giá có hiệu quả nhất.

Tác động lan tỏa công nghệ của khu vực ĐTNN được thực hiện thông qua

mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước,

qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước tiếp cận hoạt động chuyển giao

công nghệ. Nhìn chung, khu vực ĐTNN có tác động lan tỏa gián tiếp tới khu

vực doanh nghiệp sản xuất trong nước cùng ngành và doanh nghiệp dịch vụ

trong nước khác ngành. Bên cạnh đó, thông qua mối quan hệ với doanh nghiệp

ĐTNN, doanh nghiệp trong nước ứng dụng công nghệ sản xuất tương tự để sản

xuất sản phẩm/dịch vụ thay thế và sản phẩm/dịch vụ khác để tránh cạnh tranh.

Đồng thời có tác động tạo ra các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong nước để hỗ

trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp ĐTNN.

Thứ năm, ĐTNN có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp

độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm

Nhiều sản phẩm xuất khẩu Việt Nam đủ sức cạnh tranh và có chỗ đứng

vững chắc trên các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Kết quả phân tích các chỉ

tiêu về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường (đầu vào

và tiêu thụ sản phẩm) và năng lực tham gia mạng sản xuất toàn cầu cho thấy

năng lực cạnh tranh của khu vực ĐTNN cao hơn so với khu vực trong nước.

Đồng thời, khu vực ĐTNN đã và đang có tác động thúc đẩy cạnh tranh của khu

vực trong nước nói riêng và của nền kinh tế nói chung thông qua thúc đẩy năng

suất, tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, nâng cao trình

độ công nghệ, trình độ lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Thứ sáu, ĐTNN góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị

doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh.

Thực tiễn ĐTNN đã cho nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích về công tác

quản lý kinh tế và doanh nghiệp, góp phần thay đổi tư duy quản lý, thúc đẩy quá

trình hoàn thiện luật pháp, chính sách theo hướng bình đẳng, công khai, minh

bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý phù

hợp với xu thế hội nhập.

Thứ bảy, ĐTNN đã góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế

Hoạt động thu hút ĐTNN đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng

quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN,ký Hiệp

định khung với EU, Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích

và bảo hộ đầu tư với 62 quốc gia/vùng lãnh thổ và Hiệp định đối tác kinh tế

(EPA) với Nhật Bản và nhiều nước.

MỘT SỐ HẠN CHẾ

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, khu vực kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc

phục trong thời gian tới, đó là:

Thứ nhất, hiệu quả tổng thể nguồn vốn ĐTNN chưa cao. Trong công

nghiệp – xây dựng, các dự án ĐTNN chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia

tăng thấp; có quá ít dự án về cơ sở hạ tầng; tỷ trọng dự án trong nông – lâm –

ngư nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần trong khi đây là những ngành Việt

Nam có thế mạnh. Trong dịch vụ, các dự án bất động sản quy mô lớn còn cao

song nhiều trong số dự án này chậm triển khai, gây lãng phí về đất đai, vay vốn

trong nước. ĐTNN vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, giáo

dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường… còn hạn chế.

ĐTNN hiện tập trung chủ yếu tại địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở

hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm gây mất cân đối vùng

miền, không đạt được mục tiêu hướng ĐTNN vào địa bàn khó khăn. Các KKT,

KCN, KCNC không tạo ra lợi thế khác biệt cho từng địa phương và vùng lãnh

thổ.

Đối tác đầu tư vào Việt Nam chủ yếu từ Châu Á, nhà đầu tư nước ngoài là

doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao. Hiện mới chỉ thu hút được trên 100

trong tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Tỷ lệ vốn thực

hiện thấp so với vốn đăng ký, chỉ khoảng 47,2%.

Thứ hai, mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ

nguồn), chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng

Trên 80% doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ trung bình của thế

giới, 5-6% sử dụng công nghệ cao, 14% ở mức thấp và lạc hậu, cá biệt có trường

hợp sử dụng công nghệ lạc hậu. Chuyển giao công nghệ chủ yếu thực hiện theo

chiều ngang – giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, ít có những biến đổi về trình

độ và năng lực công nghệ. Do mặt bằng công nghệ sử dụng trong các dự án

ĐTNN chưa cao nên hiệu quả chuyển giao công nghệ theo chiều ngang còn hạn

chế. Không ít trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sơ hở của luật pháp,

yếu kém trong quản lý nhà nước để nhập khẩu vào Việt Nam máy móc, thiết bị

lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, khai tăng giá trị nhập khẩu và giá trị chuyển

giao công nghệ. Công nghệ thấp dẫn đến các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu

thực hiện việc gia công, một số doanh nghiệp được coi là công nghệ cao nhưng

những khâu sử dụng công nghệ cao lại không thực hiện ở Việt Nam. Hệ quả là

doanh nghiệp Việt Nam tạo ra gia trị gia tăng thấp, khó tham gia vào mạng sản

xuất toàn cầu.

Thứ ba, số lượng việc làm tạo ra chưa tương xứng, đời sống người lao

động chưa cao, tranh chấp và đình công có xu hướng gia tăng

Tỷ lệ việc làm mới do khu vực ĐTNN tạo ra không tương xứng (chỉ

chiếm 3,4% trong tổng số lao động có việc làm năm 2011). Thu nhập bình quân

theo tháng của người lao động ở khu vực doanh nghiệp ĐTNN chỉ cao hơn khu

vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nhưng thấp hơn khu vực doanh nghiệp nhà

nước. Nhu cầu về nhà ở, đời sống văn hóa ở các khu tập trung nhiều lao động đã

trở nên bức xúc mà chưa đáp ứng được.

Từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy là 4.142 cuộc đình công, trong đó

75,4% (3.122 cuộc) của doanh nghiệp ĐTNN, chủ yếu xảy ra tại doanh nghiệp

của Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản; tập trung ở ngành gia công, sử

dụng nhiều lao động như dệt may, cơ khí, điện tử, da giày xuất phát từ yêu cầu

về lợi ích của người lao động. Điều đáng nói là hầu hết các cuộc đình công

không tuân thủ theo đúng trình tự quy định của pháp luật mặc dù 70% số cuộc

đình công xảy ra ở doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Trên thực tế, tổ chức

công đoàn cơ sở còn nhiều hạn chế trong việc bảo đảm các quyền lợi cho người

lao động, đặc biệt là vấn đề thỏa thuận mức tiền lương và điều kiện lao động.

Thứ tư, hiệu ứng lan tỏa của khu vực ĐTNN sang khu vực khác của

nền kinh tế còn hạn chế, có dấu hiệu chèn lấn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!