Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Kỹ thuật chọn giống, chăn sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
DƯƠNG PHONG (tuyển chọn)
KỸ THUẬT
CHỌN GIỐNG, CHĂM sóc
VÀ PHÒNG BỆNH CHO
CÂY ĐU ĐỦ
lĐ nhà xuất bàn hồng đức
Kỹ tíniật chọn giống, chăm sóc
và phòng bệnh cho cây Đu đủ
CẨM NANG NHÀ NÔNG
KỸ THUẬT CHỌN GIốNG,
CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BỆNH
CHO CÂY ĐU ĐỦ
DƯƠNG PHONG
(tuyển chọn)
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
Lời nói đầu
Nông nghiệp là một lĩnh vực rộng với số lượng
người tham gia đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam
từ trước đến nay. Để có một nền nông nghiệp phát triển
toàn diện và vững chắc nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho xã
hội và nâng cao đời sồng người lao động, Đảng đã ra
Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư, ngày 5/8/2008 "Về nông
nghiệp, nông dãn, nông thôn” với định hướng:
“Pỉiát triển ngàĩih trồng trọt, hĩnh thành vùng sản
xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp
dụng cấc giống và quy trÌ7ih sản xuất mới có năng suất,
chất lượĩig cao;...
... Xây dựng các vùng sảỉi xuất cây công nghiệp, cây
ăn quả, rau, hoa hàng hoá tập trung, trước hết là các
vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế hiến và xuất khẩu.
Phát triển nhanh ĩigàĩih chăn nuôi theo phương thức
công nghiệp, hán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp
với lợi thế của từng vùng;...
Phát triển lâm nghiệp toàn diệĩi từ quản lý, bảo vệ,
trồĩig, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm
sản, bảo vệ môi tníờng cho du lịch sinh thái...
Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, theo
quy hoạch, phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị
trường;... ”
Và Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X I có chủ
Kỹ Ihiiậl chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ 5
trương đưa đất nước ta đến năm 2020 phát triển nền kinh
tế theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước
nhà đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức.
Với sự biến đổi khí hậu, những sự ô nhiễm môi
trường, sự cạnh tranh toàn cầu về sản phẩm nông nghiệp
sẽ có rất nhiều ảnh hưởng đến những người hoạt động
trong lĩnh vực này. Để giúp bà con nông dãn có một trang
bị kiến thức trong các ngành chăn nuôi, trồng trọt, chăm
nuôi hải sản và ạây trồng cây lâm nghiệp, chúng tôi biên
soạn hộ sách CÂM NANG NHÀ NÔNG, trong đó bao
quát các lĩnh vực kể trên.
Mỗi cuốn sách sẽ cụ thể giới thiệu cách chọn giống,
chăm sóc và phòng bệnh cho một số loại gia cầm, gia súc,
loại cây, loại hải sảìi cụ thể nhằm giúp bà C071 có một kiến
sức kỹ thuật nào đó trong thâm caĩih và nuôi trồng. Ví dụ
như trong cuốn này sẽ trình bày Kỹ thuật chọn giống,
chăm sóc và phòng bệnh cho cây Đu đủ, trong cuốn
khác sẽ nói về kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng
bệnh cho các loại cây khác, cá nước mặn, nước ngọt, ếch,
lợn, gà, cày ăn quả, v.v...
Rất hi vọng các bạn nhà nông có bộ cẩm nang này để
công việc nhà nông theo từng lĩnh vực mà các bạn quan
tâm, sẽ đĩíợc phát huy hiệu quả nhất để người nông dân
có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình phù hợp
với từng điều kiệìi cụ thể về chăn nuôi hay trồng trọt.
NHÓM TUYỂN CHỌN
6 DƯƠNG PHONG tuyển chọn
Phần I
K \ TĨIƯẬT TRỒNG, CHĂM sóc
VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH cơ BẢN
CHO CÂY ĐU ĐỦ
CÂY ĐU ĐỦ VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ
Cây đu đủ tên Latinh là Carica papaya
L.J thuộc họ đu đủ
papayaceae.
Cây có nguồn gốc
Trung Mỹ đã được nhà
báo Oviedo người Tây
Ban Nha mô tả năm
1526 ở bờ biển các
nước Panama và Colombia. Rất có thể du nhập vào
Việt Nam qua ngả Philiippines. Nhiều loài đu đủ
khác cũng được trồng ờ một vài nc?i và cũng nên biết
để lai tuyển chọn giống như:
c. candamarcencis Hook (đu đủ núi);
c. cundinamarcensis Linden;
c. quercifolia Benth and Hook (đu đủ lá cây giẽ);
Kỹ Ihuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây 'đu đủ 1
c. chryso pétala Heilb;
c. pentagona Heilb (đu đủ năm góc, còn có tên
là Babacao, tái dài, không hột, ruột vàng, mùi vị
giống như dưa gang tây (melon);
c. microcarpa Jacq (đu đủ nhỏ trái);
>c. cauliflora Jacq;
c. gracilis Sohms;
c. perythrocarpa Linden and André.
Đây là một cây trái rất quen thuộc được trồng ở
khắp mọi nơi, từ một vài cây quanh nhà, bờ đê đến
xen canh cây lâu năm, hoặc có nơi trồng thành vườn
chuyên.
A. Dặc tính thực vật và công dụng của đu đủ:
Đu đủ là một cây song tử diệp, nhưng thân
không cứng và cũng không đâm nhánh, trừ phi đã
bắt đầu già cỗi. Cây cao chừng 3 - 7m và ngọn có
nhiều lá, cọng dài 60 - 70cm, mềm và rỗng ruột, gồm
7 phiến, rộng đến cả thước rưỡi. Thân đầy sẹo lá.
Đu đủ thường là cây đồng chu, nhưng đu đủ có
thể xếp thành 3 loại trên phương diện giới tính: cây
đực, cây lưỡng tính và cây cái. Vài cây đu đủ cũng có
thể trổ cả ba loại hoa nói trên. Ngoài ra cũng có cây
ra hoa không hăn hoàn toàn đực, cái hay lưỡng tính
mà lại pha lẫn nhiều ít đặc tính của ba loại hoa.
Khuynh hướng thay đổi giới tính phần lớn do thời
8 DƯƠNG PHONG tuyển chọn
tiết gây ra tỷ như khô hạn và thay đổi nhiệt độ.
Nhiệt độ càng cao thì khuynh hướng sản xuất hoa
đực càng lớn. Hoa đực ở cây đực màu hơi xanh lục,
mọc từ nách lá trên những chùm dài, nhiều nhánh.
Hoa cái ờ cây cái lớn hơn, cuống rất ngắn, mọc rải
rác hay hai ba hoa ở phần trên thân, sản xuất trái
tròn, bầu dục hay hình trái lê, vỏ xanh hay vàng khi
trái chín. Cây đực lẽ dĩ nhiên là-không có trái. Trái
của hoa lưỡng tính được ưa chuộng hơn ở thị
trường. Vì vậy, cần lựa chọn cây cho trái với loại hoa
cái hay hoa lưỡng tính thích hợp. Nhà vườn không
thể nào lựa chọn được, nếu chỉ gieo hột lấy từ trái
thụ phấn tự do. Trái lại, nhà vườn có thể lựa chọn
một cách khá chính xác cây nào là cái, cây nào là
lương tính bằng cách bao giấy hoa cái hay hoa lưỡng
tính chưa nở, rồi tự lựa phấn để rắc tay (thụ phấn
chéo) vào vòi noãn khi hoa cái hay hoa lưỡng tính
nở. Những nghiên cứu về thụ phấn trên đu đủ cho
biết rằng:
1) Thụ phấn hoa cái bằng phấn hoa đực thì một
nửa số cây con sẽ là cây đực, một nửa sẽ là cây cái.
2) Dùng phấn hoa lưỡng tính để thụ phấn hoa
cái thì một nửa số cây sẽ là cây cái, một nửa sẽ là cây
lưỡng tính.
3) Hoa lưỡng tính tự thụ tinh hay thụ phấn chéo
với phấn hoa lưỡng tính khác thì cho tỉ lệ một cây
cái hai cây lưỡng tính.
ẢT' thuật chọu giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cày du dủ 9
4) Dùng phấn cây đực để thụ phấn hoa lưỡng
tính thì một phần ba số cây sẽ là cây cái, một phần
ba sẽ là cây đực, một phần ba sẽ là cây lưỡng tính.
Chiếu theo nghiên cứu này, phương cách 2) và 3)
sẽ cho những cây con ra trái nhiều nhất. Nếu không
làm thụ phấn bằng tay, nhà vườn cũng có thể để lại
vài cây đực trong vườn thì đủ bảo đảm các hoa khác
đều thụ phấn và ra trái. Quả thịt, hình trứng to, dài
20 - 30cm, đường kính 15 - 20cm. Thịt quả dày, lúc
đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam. Trong
ruột quả có rất nhiều hạt đen to bằng hạt tiêu, xung
quanh có lớp nhầy.
Cây đu đủ cung cấp các bộ phận sau đây dùng
làm thuốc: quả đu đủ xanh và chín, hạt đu đủ, hoa
đu đủ, papain, chất ancaloit: cacpain.
Công dụng của đu đủ ngày càng phát triển,
nhiều nước đã chú ý trồng để dùng trong nước và
xuất khẩu. Nước Tăngianica ờ Đông châu Phi với
diện tích 939.000 km^ và 7 triệu rưỡi dân hàng năm
đã xuất cảng từ 102.819kg (1944) đến 132.537kg
(1948) nhựa đu đủ. Nước Uganda (châu Phi) với
diện tích 240.000 km^ và gần 5 triệu dân đã xuất
35’528 (1944) và 54.920kg (1948) nhựa đu đủ.
Do nhu cầu papain trên thị trường quốc tế tăng
nhanh, gần đây khoa làm vườn thuộc trường Đại
học Nông nghiệp Tamil Nadu ở Coimbatore (Ân
Độ) đã nghiên cứu và chọn được giống đu đủ đặt tên
1 0 DƯƠNG PHONG tuyển chọn
Co.5 (xuất phát từ giống Co. 15) có hàm lượng papain
cao: mỗi quả cho 14 - 15g papain khô, trong khi mức
kỷ lục thế giới trước đây chì 3 - 4g papain khô mỗi
quả, và giống Co.2 trồng trước đây chỉ cho có 4 - 5g
papain khô/quả. Giống đu đủ Co.5 cao trung bình
khoảng 90cm, cuống lá, thân cây, cánh hoa, nhị hoa
và quả đều có màu đỏ tía. Quả cây to và nặng hơn
giống Co.2. Quả đu đủ sau khi lấy papain vẫn còn
dùng trong công nghiệp thực phẩm vì hoạt tính
phân giải protein vẫn còn cao (11,6 đơn vị) và hàm
lượng prôtêin cũng cao: 72,2%. Cũng như các giống
đu đủ khác Co.5 có thể trồng bất cứ vào mùa nào và
trên mọi loại đất ở Tamil Nadu đến độ cao l.OOOm.
Mỗi cây cho từ 75 - 80 quả trong 2 năm, mỗi quả
nặng 2 - 2,5kg, năng suất mỗi ha 500 tấn quả, và
1.500 - 1.600kg papain khô/ha. Tỷ lệ chi phí trồng
trọt so với lợi tức thu được là 1/3,3. Nông dân có thể
trồng đu đủ này ở những mảnh đất khó trồng trọt và
ít mưa (New Dehli - KHKTKT thế giới, 33,
15/8/1985).
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nguồn gốc cây đu đủ là vùng nhiệt đới châu Mỹ,
sau được phổ biến đi khắp nơi. Tại Việt Nam, cây
đu đủ được trồng ở khắp nơi, nhưng việc trồng trên
quy mô kỹ nghệ chưa được đặt ra.
Trồng bằng hạt: có thể gieo trồng đánh cây con
Kỹ Ibtiậl chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cãy đu đủ 11