Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II HÓA 10 CB
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II –NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THPT VÕ LAI Môn: HÓA 10 - Cb Thời gian làm bài: 45phút
Họ và tên…………………………………………………Lớp:………BD:………………….
Mã Phách
Mã đề :1001 ĐIỂM
BẰNG SỐ BẰNG CHỮ
Mã Phách
I/ Trắc nghiệm: (5 điểm) ( Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm).
Câu 1: Để điều chế khí H2S người ta sẽ tiến hành như sau: Cho sắt sunfua (FeS) tác dụng với axit. Vậy có thể dùng
những axit nào sau đây?
A. HCl B. H2SO4 đặc C. H2SO4 loãng D. Cả A và C
Câu 2: Dẫn khí SO2 qua dung dịch KMnO4 màu tím thì dung dịch KMnO4 bị mất màu, vì xảy ra phản ứng:
5SO2 +2 KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
Hãy cho biết vai trò của SO2 trong phản ứng trên?
A. Tính oxit axit B. Tính khử C. Tính oxi hóa D. Tất cả đều sai
Câu 3: N2(K) + H2(K) ⇋ NH3(K) △H > 0. Khi giảm nhiệt độ của phản ưng thì:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
C. Cân bằng không chuyển dịch D. Không xác định được
Câu 4: Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím:
A. Chuyển sang màu đỏ B. Chuyển sang màu xanh
C. Không chuyển màu D. Chuyển sang không màu
Câu 5: Các dung dịch NaI, NaCl, NaBr. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết?
A. AgNO3 B. Cl2 C. Dung dịch NaOH D. Không xác định được.
Câu 6: Dãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?
A. HF, HCl, HBr, HI B. HI, HBr, HCl, HF C. HCl, HBr, HF, HI D. HI, HCl, HBr, HF
Câu 7: Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào?
A. H2 và O2 B. Cl2 và O2 C. N2 và O2 D. Cl2 và H2.
Câu 8: Cho phản ứng N2 (K) + 3H2 (K) ⇋ 2NH3. Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng sẽ chuyển dịch:
A. Theo chiều thuận B. Theo chiều nghịch C. Không chuyển dịch D. Không xác định được
Câu 9: Cho lượng dư MnO2 vào 25ml dung dịch HCl 8M. Thể tích khí Cl2 sinh ra (đktc) là:
A. 1,34 lít B. 1,45 lít C. 1,12 lít D. 1,4 lít
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 17,5g hỗn hợp Al, Zn, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lít H2 (đktc)
và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 35,5 B. 41,5 C. 65,5 D. 113,5
II/ Tự luận: (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
FeS (1)→ SO2 (2)→NaHSO3 (3)→ Na2SO4 (4)→ NaCl →(5) Cl2 (6)→NaClO
Câu 2: (2,5 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Cu vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc),
dung dịch B và rắn Y. Hòa tan hoàn toàn rắn Y vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít SO2 (đktc). Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra. (0,5 điểm)
b. Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong X (1 điểm)
c. Dẫn toàn bộ V lít SO2 thu được ở trên vào 150ml dung dịch NaOH 2M. Tính nồng độ CM của các chất có
trong dung dịch sau phản ứng (1 điểm)
Câu 3: (1,0 điểm) Dùng một thuốc thử để nhận biết các dung dịch sau: Na2SO4, H2SO4, NaCl, Na2SO3, Ba(OH)2
(Cho: Mg = 24; Cu = 64; Na = 23; S = 32; O=16)
Bài làm:
I. Trắc nghiệm:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
II. Tự luận: