Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỷ niệm 190 năm ngày sinh, 124 năm ngày mất nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (01,07,1822 - 03,07,1888) hai đặc trưng trong thơ Nguyễn Đình Chiểu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHOA HỌC & CỔNG NGHỆ
BẢN TIN KHOA HỘC - TRƯỜNG CAO ĐẢNG c ô n g n g h ẹ th ủ đ ứ c SỐ 7,8.9 (2,3,4) - 2012
KỶ NIỆM 190 NĂM NGÀY SINH, 124 NĂM NGÀY MẤT
NHÀ THƠ YÊU NƯỚC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (01.07.1822 - 03.07.1888)
HAI ĐẶC TRƯNG TRONG THƠ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Với sự phong phú về số lượng và chất
lượng thơ ca, với một thế giới nhân vật
tiêu biểu, điển hình cho nhiều tầng lớp xã
hội, với hàng loạt tác phẩm thơ ca đa dạng
về thể loại,..ỗ Nguyễn Đình Chiểu đã thể
hiện một tài năng sáng tác hiếm có trong
nền thi ca nước nhà. Nguyễn Đình Chiểu
còn là người đóng vai trò bước ngoặc hay
cầu nối - như cách gọi của nhiều người,
đối với văn học trung đại và cận đại. Thật
vậy, ông là người kết thúc dòng thơ Nôm
dân tộc, và là một trong những tác giả tiên
phong của nền văn học yêu nước chống
Pháp giữa thế kỷ XIX.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 — 1888)
Ảnh: bentre.gov.vn
CN. Trần Thủy Lợi
Tp. Hồ Chí Minh
Trước tinh hình lịch sử phức tạp lúc
bấy giờ, nhiều trí thức, nhà thơ đã lựa
chọn cho mình con đường, sự hành động
khác nhau. Nguyễn Đình Chiểu, ngay từ
đầu đã mạnh dạn xác định cho mình một
con đường thơ ca gắn bó YỚi quê hương
đất nước, với dân tộc. Trong hoàn cảnh
nước mất nhà tan, gắn bó với người dân,
Nguyễn Đình Chiểu đã dùng thơ ca để
chiến đấu, phản ánh cuộc sống khổ nhọc
của người dân:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ỗ bầy chim dáo dát bay
Ben Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu
mây. (Chạy giặc)
Ông kêu gọi từ những trang anh hào
đến đấng minh quân hãy ra sức cứu dân:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này.
(Chạy giặc)
Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
(Ngư tiều y thuật vấn đáp)
Đó là tấm lòng của một người yêu nước
nhưng bản thân không trực tiếp đánh giặc
cứu nước được. Vì thế, Nguyễn Đình
Chiểu tình nguyện làm chiến sĩ trên mặt
62