Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ năng học tập môn tâm lý học của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Viết Hiệp
KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN II
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Viết Hiệp
KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN II
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số : 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS.NGƯT. ĐOÀN VĂN ĐIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Học viên
Nguyễn Viết Hiệp
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, các Phòng, Ban, Trung tâm đã tạo điều kiện để tôi được
học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt cám ơn quý thầy cô khoa Tâm lí học và quý
thầy cô đã tận tình giảng dạy cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại lớp Cao
học khóa 27 (2016-2018), chuyên ngành Tâm lí học.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giáo sư. Tiến sĩ. Nhà giáo ưu tú Đoàn Văn
Điều, người thầy kính mến đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn nghiên cứu,
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô phòng Sau đại học đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học và thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí Ban giám hiệu, lãnh đạo các
Khoa, Phòng, Bộ môn, cán bộ, giảng viên và học viên của Trường Cao đẳng Cảnh
sát Nhân dân II đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu khảo sát để hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn.
Học viên
Nguyễn Viết Hiệp
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ
HỌC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT
NHÂN DÂN II.....................................................................................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề kỹ năng học tập .......................................................9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước...............................................14
1.2. Lý luận về hoạt động học tập...............................................................................................18
1.2.1. Khái niệm hoạt động học tập ................................................................19
1.2.2. Cấu trúc tâm lý của hoạt động học tập..................................................20
1.2.3. Bản chất của hoạt động học tập ............................................................23
1.2.4. Cơ sở tâm lý hình thành hoạt động học tập ..........................................25
1.3. Kỹ năng .........................................................................................................................................30
1.3.1. Khái niệm kỹ năng ................................................................................30
1.3.2. Phân loại kỹ năng..................................................................................33
1.3.3. Quá trình hình thành kỹ năng................................................................33
1.4. Kỹ năng học tập.........................................................................................................................36
1.4.1. Khái niệm kỹ năng học tập ...................................................................36
1.4.2. Mục đích của việc rèn luyện kỹ năng học tập.......................................39
1.4.3. Phân loại kỹ năng học tập .....................................................................40
1.4.4. Quá trình hình thành kỹ năng học tập...................................................42
1.5. Kỹ năng học tập môn Tâm lý học......................................................................................44
1.5.1. Đặc điểm của môn Tâm lý học .............................................................44
1.5.2. Khái niệm kỹ năng học tập môn Tâm lý học ........................................45
1.5.3. Phân loại kỹ năng học tập môn Tâm lý học..........................................45
1.5.4. Các mức độ kỹ năng học tập môn Tâm lý học......................................49
1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng học
tập môn tâm lý học của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân
dân II .....................................................................................................51
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................58
Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN
DÂN II..................................................................................................60
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ...........................................................................................60
2.1.1. Khái quát về trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.............................60
2.1.2. Giới thiệu về khách thể nghiên cứu.......................................................61
2.1.3. Quá trình nghiên cứu thực trạng............................................................63
2.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng KNHT môn TLH của HV trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân II .....................................................................................................68
2.2.1. Thái độ của HV đối với KNHT môn TLH............................................68
2.2.2. Thực trạng nhận thức của HV về KNHT môn TLH.............................70
2.2.3. Thực trạng khả năng sử dụng KNHT môn TLH của HV .....................79
2.2.4. Mức độ thường xuyên sử dụng KNHT môn TLH của HV...................96
2.2.5. Mức độ hiệu quả khi sử dụng KNHT môn TLH đối với kết quả
học tập của bản thân HV.....................................................................102
2.2.6. Đánh giá mối tương quan giữa nhận thức của HV về mức độ cần
thiết với mức độ thường xuyên sử dụng KNHT; giữa mức độ
thường xuyên sử dụng KNHT với khả năng sử dụng KNHT; giữa
khả năng sử dụng KNHT với hiệu quả sử dụng KNHT .....................110
2.3. Nguyên nhân của thực trạng kỹ năng học tập môn tâm lý học của HV
trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II...........................................................................113
2.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan..........................................................113
2.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan..............................................................117
2.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng học tập môn tâm lý
học cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II. .....................................120
2.4.1. Nhóm biện pháp của nhà trường.........................................................124
2.4.2. Nhóm biện pháp của Bộ môn Tâm lý .................................................125
2.4.3. Nhóm biện pháp của học viên.............................................................126
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................134
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANQG
CSND
CĐ
CAND
ĐTB
GV
HĐHT
HT
HV
KN
KNHT
NXB
TLH
TP. HCM
TTATXH
XHCN
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
An ninh quốc gia
Cảnh sát nhân dân
Cao đẳng
Công an nhân dân
Điểm trung bình
Giảng viên
Hoạt động học tập
Học tập
Học viên
Kỹ năng
Kỹ năng học tập
Nhà xuất bản
Tâm lí học
Thành phố Hồ Chí Minh
Trật tự an toàn xã hội
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân chia các mức độ KN theo quan điểm của V.P.
Bexpalko ...............................................................................................49
Bảng 1.2. Bảng phân chia các mức độ KN theo quan điểm của K.K.
Platonov và G.G. Golubev ....................................................................50
Bảng 1.3. Bảng phân chia các mức độ KNHT môn TLH của HV trường CĐ
CSND II ................................................................................................50
Bảng 2.1. Khách thể nghiên cứu............................................................................62
Bảng 2.2. Mức độ tích cực, chủ động tìm hiểu nghiên cứu KNHT của HV.........69
Bảng 2.3. Nhận thức của HV về khái niệm KNHT môn TLH..............................70
Bảng 2.4. Nhận thức về mục đích rèn luyện KNHT môn TLH của HV
trường CĐ CSND II..............................................................................72
Bảng 2.5. Nhận thức cụ thể của HV về mức độ cần thiết của từng KNHT
môn TLH...............................................................................................74
Bảng 2.6. Thực trạng nhóm kỹ năng nhận thức về hoạt động hoc tập..................80
Bảng 2.7. Thực trạng nhóm kỹ năng thiết kế hoạt động hoc tập...........................82
Bảng 2.8. Thực trạng nhóm kỹ năng kết cấu hoạt động hoc tập ...........................84
Bảng 2.9. Thực trạng nhóm kỹ năng giao tiếp ......................................................86
Bảng 2.10. Thực trạng nhóm kỹ năng tổ chức hoạt động hoc tập...........................87
Bảng 2.11. Mức độ thường xuyên sử dụng KNHT môn TLH của HV..................97
Bảng 2.12. Mức độ hiệu quả khi sử dụng KNHT môn TLH đối với HV .............104
Bảng 2.13. Kết quả học tập môn TLH của HV bậc Cao đẳng ..............................109
Bảng 2.14. Kết quả học tập môn TLH của HV bậc Trung cấp .............................109
Bảng 2.15. Hệ số tương quan Pearson của cặp biến số Nhận thức của HV về
mức độ cần thiết của KNHT với Mức độ thường xuyên sử dụng
KNHT của HV ....................................................................................111
Bảng 2.16. Hệ số tương quan Pearson của cặp biến số Mức độ thường xuyên
sử dụng với Khả năng sử dụng KNHT của HV..................................112
Bảng 2.17. Hệ số tương quan Pearson của cặp biến số Khả năng sử dụng
KNHT với hiệu quả sử dụng KNHT của HV .....................................112
Bảng 2.18. Đánh giá của HV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
đến sự hình thành và phát triển KNHT môn TLH ..............................115
Bảng 2.19. Đánh giá của HV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
đến sự hình thành và phát triển KNHT môn TLH ..............................119
Bảng 2.20. Đánh giá của HV về mức độ khả thi của các biện pháp nhằm nâng
cao KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II. ..........................121
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc của hoạt động .............................................................................. 21
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cấu trúc của hoạt động học tập ............................................................... 22
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ quá trình hình thành Tri thức, KN, KX... theo quan điểm của P.Ia.
Galpêrin ............................................................................................................ 34
Đồ thị 2.1. Đánh giá của HV về mức độ quan trọng của KNHT môn TLH....................... 68
Đồ thị 2.2. Nhận thức của HV về mức độ KNHT môn TLH.............................................. 71
Đồ thị 2.3. Nhận thức chung của HV về mức độ cần thiết của KNHT môn TLH.............. 73
Đồ thị 2.4. HV tự đánh giá về mức độ khả năng sử dụng KNHT môn TLH
của bản thân ...................................................................................................... 89
Đồ thị 2.5. Mức độ thường xuyên sử dụng KNHT môn TLH của HV............................... 96
Đồ thị 2.6. Mức độ hiệu quả khi sử dụng KNHT môn TLH đối với HV ......................... 103
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Học tập là một tiến trình suốt cuộc đời, là con đường không có điểm cuối,
học để thích nghi với cuộc sống luôn thay đổi, học để hoàn thiện bản thân. Từ xưa
đến nay, những người giỏi nhất luôn là những người học hỏi nhiều nhất. Học từ gia
đình, học ở thầy cô, bạn bè, học trong sách vở, học ở cuộc sống... V.I. Lênin từng
nói “Học, học nữa, học mãi”. Vai trò của việc học vô cùng quan trọng đối với mỗi
cá nhân và toàn xã hội, chính vì vậy nghiên cứu về vấn đề HT là một việc làm cần
thiết.
- Hiệu quả HT thể hiện ở chỗ trong một khoảng thời gian ngắn nhất cá nhân
chiếm lĩnh được một lượng tri thức và KN lớn nhất, có khả năng vận dụng được tri
thức và KN đó vào trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của mình. KNHT
được hình thành trong hoạt động học và hoàn thiện trong hoạt động thực tiễn của cá
nhân. Việc nghiên cứu về KNHT là việc tổng hợp một cách có hệ thống kết hợp với
kinh nghiệp của cá nhân để hoàn thiện một hệ thống KN học ở một lĩnh vực hay
môn học cụ thể.
- Tại trường CĐ CSND II, môn TLH là một môn học bắt buộc tất cả mọi học
viên phải học, ở bậc CĐ môn TLH được sắp xếp thành 02 học phần (tâm lý học đại
cương; tâm lý học tội phạm) gồm 05 tín chỉ, ở bậc Trung cấp HV được học môn
TLH với 03 tín chỉ. Với vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng CSND nói riêng,
lực lượng CAND nói chung đối với chủ quyền ANQG và TTATXH thì việc đào tạo
những người cán bộ chiến sĩ giỏi về pháp luật, tinh thông nghiệp vụ và hiểu về tâm
lý con người là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên thực tế hiện nay, một bộ phận
không nhỏ học viên cảm thấy gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức và kỹ
năng của môn TLH, lý do chính là các em thiếu hụt KNHT ở môn học này.
Vì những lý do trên, để tìm hiểu thực trạng, vạch ra nguyên nhân và đề xuất
một số giải pháp cần có một công trình nghiên cứu khoa học bài bản, đúng quy mô,
tôi xin chọn đề tài: “Kỹ năng học tập môn tâm lý học của học viên trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân II” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn
đề sau:
- Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về KNHT.
- Nghiên cứu khảo sát thực trạng KNHT môn TLH của học viên trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp hình thành KNHT, từ đó cải thiện
hiệu quả Dạy - Học môn tâm lý học tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể chính: Học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
- Khách thể bổ trợ: Giảng viên dạy môn Tâm lý học tại trường Cao đẳng Cảnh
sát nhân dân II.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng học tập môn tâm lý học của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát
nhân dân II.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- HV có thái độ học tập tích cực nhưng KNHT môn TLH còn hạn chế, chưa
đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn hoạt động học tập và rèn luyện tại trường CĐ
CSND II.
- Có mối tương quan giữa một số yếu tố của quá trình hình thành và phát triển
KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KNHT môn TLH
của HV trường CĐ CSND II, trong đó có 03 nhóm yếu tố chính là: Yếu tố môi
trường học tập; Yếu tố thuộc về thầy cô; Yếu tố thuộc về bản thân học viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến KNHT.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng KNHT môn TLH của học viên trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân II.
3
- Phân tích nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp cải thiện
KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II.
6. Giới hạn đề tài
6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
KNHT là một vấn đề tương đối rộng, bao gồm hệ thống nhiều KN rất phong
phú và đa dạng. Có những KN dùng cho mọi hoạt động học tập nói chung và cũng
có những KN riêng cho từng môn học, từng dạng, từng loại hình chuyên biệt của
hoạt động học tập cụ thể. Tâm lý học là một khoa học có tính đặc thù riêng, khác
biệt với các khoa học khác, chính vì vậy để chiếm lĩnh được tri thức, KN, kỹ xảo
của môn học này đòi hỏi người học phải có những KNHT riêng; Trên cơ sở kế thừa
những thành tựu nghiên cứu về KNHT, đặc biệt kế thừa quan điểm cấu trúc KN
hoạt động học tập của Giáo sư N.V. Cudơmina. Tác giả tiến hành nghiên cứu 05
nhóm KNHT: Nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng thiết kế, nhóm kĩ năng kết
cấu, nhóm kĩ năng giao tiếp, nhóm kĩ năng tổ chức trong hoạt động học tập môn
TLH của HV trường CĐ CSND II, xem xét chúng như một chỉnh thể thống nhất
không thể tách rời trong mọi hoạt động học tập môn TLH của học viên.
6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Năm học 2018-2019 Trường CĐ CSND II đào tạo 2014 HV (trong đó bậc
CĐ khóa 03 có 588 HV; bậc CĐ khóa 04 có 176 HV; bậc CĐ khóa 05 có 61 HV;
bậc TC khóa 23 có 658 HV; bậc TC khóa 24 có 531 HV). Để thực hiện đề tài này
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khảo sát ngẫu nhiên trên 300 HV (tỷ lệ 15% tổng
số HV) trong đó bậc CĐ 123 HV, bậc TC 177 HV.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lý thuyết
Hệ thống hóa vấn đề lý luận có liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Trên
cơ sở thu thập, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề KNHT
của tác giả các công trình trong nước và ngoài nước, chúng tôi tiến hành tổng hợp
nghiên cứu tiếp cận theo hệ thống các vấn đề: Vấn đề hoạt động học, vấn đề kỹ
năng, vấn đề kỹ năng học tập và vấn đề kỹ năng học tập môn tâm lý học. Kết quả
những nghiên cứu về lý thuyết chúng tôi sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu thực
4
trạng và đề xuất các biện pháp hình thành và phát triển KNHT môn TLH của HV
trường CĐ CSND II.
7.2. Nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp, trong đó phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi và phương pháp quan sát là những phương pháp chính, các phương pháp
còn lại như phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học là các phương
pháp bổ trợ.
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Quá trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập
thông tin nghiên cứu thực trạng KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II tác
giả tiến hành qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn thăm dò ý kiến: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và tham khảo kết
quả nghiên cứu của một số đề tài liên quan, chúng tôi đã xây dựng phiếu thăm dò ý
kiến gồm 06 câu hỏi (xem phụ lục 1 và 2) nhằm thu thập ý kiến của HV và giảng
viên về các nội dung cơ bản của KNHT môn TLH. Kết quả thu thập được sử dụng
như là một nguồn tài liệu tham khảo để xây dựng phiếu khảo sát chính thức.
- Giai đoạn xây dựng phiếu khảo sát và khảo sát thử: Từ kết quả thăm dò ý
kiến, kết hợp với cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xây dựng phiếu
khảo sát và tiến hành khảo sát thử (trên 35 HV) trước khi đưa vào khảo sát chính
thức.
- Giai đoạn khảo sát chính thức: Từ kết quả khảo sát thử, chúng tôi tiến hành
tính độ tin cậy của thang đo và chỉnh sửa hoàn thiện phiếu khảo sát, tính toán thời
gian trả lời phiếu, lựa chọn thời điểm thích hợp phát phiếu khảo sát chính thức trên
300 khách thể nghiên cứu.
Mô tả phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát gồm 02 phần: (xem phụ lục 3)
+ Phần A là một số thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu, bao gồm: Bậc
học, khóa học, chuyên ngành đào tạo, giới tính, nguồn tuyển sinh.
+ Phần B là nội dung các câu hỏi khảo sát, bao gồm: 12 câu hỏi.
Câu 1, câu 2: là những câu chúng tôi sử dụng để tìm hiểu nhận thức của HV về
khái niệm, về mức độ KNHT môn TLH. Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích ở