Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP CƠ SỞ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài:
KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN CẤP CƠ SỞ
I. BẢN CHẤT, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ
1. Nhữngnội dung cơ bản của điều hành công sở
a. Khái niệm và phân loại công sở
* Khái niệm
- Các nhà luật học của Cộng hòa Pháp cho rằng:Công sở là một tổ chức có cơ cấu
nhất định, có sự phân công chức năng, thực hiện hoạt động công vụ dưới sự điều
chỉnh của quy tắc, thể chế và sự hỗ trợ của tài sản, thiết bị. (Nguồn: Luật hành chính
Gustave peiser. NXB Chính trị quốc gia, HN, 1994).
- Trong khoa học quản lý ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ công sở cũng được hiểu
theo nhiều nhiều nghĩa, ứng với những cách tiếp cận khác nhau:
+ Tiếp cận “công sở” ở khía cạnh vật chất địa điểm: Công sở là trụ sở cơ quan
hành chính nhà nước – nơi công vụ được tiến hành hay dịch vụ công được cung cấp.
(Theo Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế quản lý công sở của cơ quan hành chính nhà nước)
+ Tiếp cận “công sở” dưới góc độ tổ chức
• Theo nghĩa rộng: công sở chỉ cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung (lập
pháp, hành pháp, tư pháp)
• Theo nghĩa hẹp: Công sở chỉ bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước.
- Trong phần lớn các trường hợp, công sở được hiểu như là một dạng tổ chức trong
xã hội.
1
- Xem xét một cách cụ thể hơn, có thể thấy thuật ngữ này được sử dụng để thay thế
cho một thuật ngữ khác quen dùng là “cơ quan” mà hiểu một cách đầy đủ là “cơ quan
hành chính nhà nước
- Từ các cách tiếp cận trên, có thể hiểu: “Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế
điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để
thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước,
nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao. Là nơi tiếp
nhận đề nghị, yêu cầu, khiếu nại của dân. Do đó, công sở là bộ phận hợp thành tất
yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước” (GS. Nguyễn Văn Thâm, Giáo trình Kỹ
thuật điều hành công sở, NXB Giáo dục vàĐào tạo, Hà Nội, 2012).
Tùy vào cách tiếp cận khái niệm mà xác định (bệnh viện, trường học nếu xem
xét dưới góc độ là một tổ chức xã hội, nơi cung cấp dịch vụ công thì chính là công
sở).
* Phân loại công sở
Công sở được phân loại dựa trên các tiêu chí sau:
- Theo tiêu chí về mục đích hoạt động
+ Công sở công quyền
Ví dụ: Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban ngành...
+ Công sở sự nghiệp
Ví dụ: Bệnh viện, trường học...
- Theo tiêu chí thẩm quyền
+ Công sở thẩm quyền chung
Ví dụ: Chính phủ và Ủy bản nhân dân các cấp
+ Công sở thẩm quyền riêng
2
Ví dụ: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, sở, ban, ngành ở tỉnh,
hay phòng, ban ở huyện)
- Theo tiêu chí về phạm vi hoạt động
+ Công sở Trung ương
Ví dụ: Chính phủ, Các Bộ
+ Công sở vùng
Ví dụ: Viện Khoa học kỹ thuật duyên hải nam Trung bộ, Cục dữ trữ nhà nước khu vực
Nghĩa Bình
+ Công sở địa phương
Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã
b. Đặc điểm của công sở
* Đặc điểm chung (giống các cơ quan nhà nước khác)
- Thành lập trên cơ sở hiến định và luậtđịnh;
- Hoạt động trên cơ sở quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ do nhà nước quy định, và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các
biễn pháp cưỡng chế;
- Nằm trong quan hệ theo hệ thống thứ bậc;
- Phục vụ lợi ích công, lợi ích nhà nước và nhân dân;
- Được nhà nước bảo đảm các nguồn lực hoạt động.
* Đặc điểm riêng
- Có chức năng, nhiệm vụ chấp hành vàđiều hành
Ví dụ:Tính chấp hành vàđiều hành của công sở hành chính nhà nước được thể hiện rõ
qua văn bản pháp quy:
3