Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế vĩ mô - chương 7 potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG VII
CÁC CHÍNH SÁCH NHẰM ỔN ĐỊNH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI
I. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH (CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, Fiscal Policy)
* Khái niệm:
Chính sách tài chính là hệ thống các tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc
xử lý của Nhà nước đối với các quan hệ tài chính quốc gia thông qua việc sử
dụng các công cụ tài chính cụ thể là thuế và chi tiêu ngân sách.
1. Chính sách xây dựng và sử dụng ngân sách nhà nước
1.1. Những kiến thức chung về ngân sách nhà nước
a. Khái niệm
NSNN là quỹ tiền tệ quốc gia, dùng để chi tiêu hàng năm cho toàn bộ
hoạt động chung của quốc gia.
Theo luật NSNN năm 2002 thì:“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của
NN đã được cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1
năm, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đất nước”.
b. Cơ cấu NSNN
* Cơ cấu dọc của ngân sách nhà nước
Đó là sự phân bố NSNN thành nhiều cấp theo lãnh thổ. Do cơ cấu dọc của
NSNN trùng hợp với hệ thống chính quyền nhà nước theo lãnh thổ thì mỗi cấp
chính quyền theo lãnh thổ đồng thời là một cấp ngân sách (như ngân sách cấp
TƯ, tỉnh (TP trực thuộc TƯ), thành phố (thị xã), huyện, xã) (NS Trung ương và
NS địa phương).
1
* Cơ cấu ngang của NSNN
Đó là phần thu - chi, gồm:
-Các khoản thu: Từ thuế, phí, lệ phí, các khoản đóng góp của các tổ chức
và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật,
các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi, được đưa vào cân đối NSNN.
- Các khoản chi: Chi phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
bảo đảm hoạt động bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của nước ngoài, chi viện trợ và
các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Những chính sách xử lý ngân sách nhà nước
a. Nguyên tắc xây dựng NSNN
Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có:
B = T - G (*)
B > 0 ta có thặng dư ngân sách.
B < 0 ta có thâm hụt ngân sách.
B = 0 thì ngân sách cân bằng.
Nguyên tắc bao trùm là “Cân bằng NS” ⇒ T = G.
b. Chính sách xử lý thâm hụt NSNN
* Các trạng thái thâm hụt NSNN
Phân biệt 3 khái niệm thâm hụt ngân sách:
(1) Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt
số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.
(2) Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt tính toán trong trường
hợp nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
(3) Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do
tình trạng của chu kỳ kinh doanh.
Để dung hoà, một số nhà kinh tế đề nghị áp dụng 1 kiểu ngân sách gọi là
“NS cân đối theo chu kỳ”. Theo đó, NS nên thâm hụt trong thời kỳ suy thoái,
nhưng tình trạng thâm hụt phải được khắc phục trong thời kỳ hưng thịnh. Như
vậy về lâu dài thì tổng các khoản thâm hụt và tổng các khoản thặng dư phải bù
trừ cho nhau, tạo ra khuynh hướng cân bằng ngân sách xét trong dài hạn.
2