Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế vĩ mô - chương 4 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG 4
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHU KỲ KINH TẾ
I. CHU KỲ KINH TẾ
1. Số nhân Keynes (số nhân tổng cầu) và nguyên lý gia tốc
1.1. Nguyên lý gia tốc
Khi nền kinh tế đang trong thời kỳ mở mang thì sự đầu tư tăng rất nhanh.
Ngược lại, khi kinh tế rơi vào suy thoái thì sự đầu tư cũng giảm rất nhanh. Mức
cầu về đầu tư chịu tác động của việc tăng khối lượng hàng hóa bán ra. Hiện
tượng này gọi là “nguyên lý gia tốc”.
Nguyên lý này nói lên rằng số vốn mà xã hội cần đến, dù là hàng hóa hay
trang thiết bị, phụ thuộc trước tiên vào mức sản xuất. Việc tăng vốn, tăng đầu tư
chỉ xảy ra khi sản lượng tăng. Kết quả là một thời kỳ phồn thịnh có thể chấm
dứt, không đơn giản chỉ do hàng hóa bán ra bị giảm sút mà chỉ vì hàng hóa bán
ra bị chững lại ở mức cao.
Ví dụ:
G/s có 1 DN mà doanh số hàng hóa bán ra hàng năm bằng ½ giá trị thiết bị
cơ bản. Khi số hàng hóa hàng năm bán ra 30 tr.USD, thì số vốn là 60 tr.USD. Số
máy móc (TLSX) mà DN có là 20 cái ở các lứa tuổi khác nhau và cứ mỗi năm sẽ
có một cái bị thay thế.
Như vậy, vì thay thế bằng mức tiêu hao nên không có đầu tư ròng, hoặc
tiết kiệm. Đầu tư diễn ra ở mức 3 tr.USD/năm, tức là 1 năm thay 1 máy. Số 27
tr.USD còn lại về tiền bán hàng có thể giả định là biến vào tiền lương và lãi cổ
phần.
Giả định năm thứ tư số hàng bán ra tăng 50% từ 30 tr USD lên 45 tr USD.
Để giữ cho tỷ lệ tư bản và sản lượng vẫn là 2:1, số máy móc cũng phải tăng 50%
tức từ 20 máy lên 30 máy.
Trong năm thứ tư đó, đáng lẽ mua thêm 1 máy người ta phải mua 11 máy
(10 máy mới và 1 máy thay thế máy đã hao mòn). Như thế, số hàng bán ra tăng
50%. Đầu tư vào máy móc tăng từ 1 lên 11, tức là 1000%. ⇒ Sự đáp ứng tăng
1