Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế thị trường mới nổi: Tài liệu tham khảo / Đỗ Hoàng Oanh, Nguyễn Thị Hồng Vinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
Khoa Kinh tế quốc tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
MỚI NỔI
Đỗ Hoàng Oanh
Nguyễn Thị Hồng Vinh
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
LỜI GIỚI THIỆU
Toàn cầu hóa, tự do hóa và quốc tế hóa đã và đang trở thành những xu thế tất yếu ảnh
hưởng lên tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Nhờ đó mà các quốc gia đang phát triển có
môi trường thuận lợi phát triển nhanh chóng và có thể trở thành những đối thủ cạnh tranh
với các quốc gia phát triển. Tham gia thị trường quốc tế không chỉ đem lại lợi ích cho bản
thân thị trường mới nổi mà chính các quốc gia phát triển cũng mở rộng thị trường, mở ra
các cơ hội đầu tư mới và mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho chính mình.
Các thị trường mới nổi (EMs) là những quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi từ
các thị trường đang phát triển sang các thị trường phát triển nhờ vào tốc độ phát triển và
công nghiệp hóa nhanh chóng như Brazil, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,… Khởi điểm
của các quốc gia EMs đều là những quốc gia có điểm xuất phát thấp, theo đó các quốc gia
đều nghèo và lạc hậu, chính phủ bảo trợ nền kinh tế trong nước, thành phần kinh tế nông
nghiệp kỹ thuật thô sơ chiếm tỷ lệ cao, thuế quan cao, tiểu ngạch xuất nhập khẩu thấp, khu
vực tư nhân bị hạn chế, trang thiết bị lỗi thời, dựa trên sức lao động tay chân chủ yếu...
Nhưng khác các nước đang phát triển khác, các quốc gia được gọi là thị trường mới nổi này
đã chấp nhận thách thức, sẵn sàng thay đổi để hội nhập và tiến hành nhiều lần cải cách kinh
tế theo hướng ngày càng mở cửa và hội nhập hơn nữa, cũng như tư nhân hóa các doanh
nghiệp Nhà nước, tăng xuất khẩu, tích cực tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, trở thành thành
viên của các liên minh và hiệp hội các quốc gia, gia nhập thương mại toàn cầu như WTO,
ASEAN, BRICS... Từ đó, nhận được sự chuyển giao vốn đầu tư, công nghệ, khả năng quản
lý và kỹ thuật tiên tiến của các quốc gia phát triển, các EMs tiến hành chuẩn hóa quy trình,
nâng cao chất lượng sản phẩm tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh
đã nảy sinh ra rất nhiều vấn đề mới cho các quốc gia này như tình trạng lạm phát cao, phân
hóa giàu nghèo sâu sắc, ô nhiễm môi trường, đô thị hóa quá nhanh khiến cơ sở hạ tầng không
đáp ứng được độ an toàn là một số thử thách mà EMs phải đối mặt.
Tài liệu được tiếp cận theo hướng giới thiệu tổng quát về thị trường mới nổi: các đặc
điểm về luật pháp, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội..., những lợi thế và bất lợi của các quốc
gia EMs, cũng như những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp ở các quốc gia sở tại
EMs, những xu hướng cạnh tranh của các công ty đa quốc gia vào các thị trường này. Cuối
cùng là đàm phán và hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp quốc gia sở tại EMs và các
tập đoàn đa quốc gia ở các nước phát triển để mang lại lợi ích cho cả hai bên. Cụ thể tài liệu
này sẽ phân thành 6 chương:
Chương 1 trình bày tổng quan về các thị trường mới nổi, bao gồm các nội dung: định
nghĩa thị trường mới nổi, tầm quan trọng, triển vọng, tình hình thương mại đầu tư nước
ngoài vào các thị trường mới nổi, đặc điểm của thị trường cũng như các yếu tố thúc đẩy
thương mại quốc tế đối với thị trường mới nổi.
Chương 2 đề cập đến hệ thống chính trị, luật pháp và thể chế, đặc điểm môi trường
văn hóa, đặc điểm chung về kinh tế - xã hội của các quốc gia thị trường mới nổi.
Chương 3 đề cập đến xu hướng, cơ hội mà thị trường mới nổi mang lại cho các công
ty đa quốc gia, cũng như những thách thức khó khăn mà các công ty đa quốc gia sẽ gặp tại
các thị trường này.
Chương 4 đề cập đến đặc điểm chung và định hướng của công ty nội địa trong thị
trường mới nổi. Qua đó, các công ty đa quốc gia sẽ biết nên tìm kiếm đối tác hợp tác kinh
doanh như thế nào là phù hợp để có thể kinh doanh tại quốc gia thị trường mới nổi.
Chương 5 đề cập đến chiến lược và phương thức phổ biến mà các công ty đa quốc gia
thường dùng để thâm nhập thành công vào thị trường mới nổi.
Chương 6 đề cập đến đàm phán giữa các công ty đa quốc gia và công ty thị trường mới
nổi để tiến hành kinh doanh, cũng như cách quản lý xung đột rủi ro giữa những công ty này.
Mặc dù nhóm biên soạn đã rất nỗ lực, tài liệu chắc chắn vẫn còn những thiếu sót nhất
định. Nhóm biên soạn rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn
chỉnh tài liệu. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về địa chỉ email [email protected]
và [email protected]. Nhóm biên soạn xin trân trọng cảm ơn mọi ý kiến đóng góp
NHÓM BIÊN SOẠN
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI ............................ 1
Giới thiệu ................................................................................................................ 1
1.1. Định nghĩa thị trường mới nổi........................................................................ 1
1.2. Tầm quan trọng của các EMs trong nền kinh tế toàn cầu .............................. 5
1.3. Triển vọng thị trường mới nổi ........................................................................ 7
1.4. Thương mại và đầu tư nước ngoài vào các thị trường mới nổi.................... 10
1.5. Đặc điểm chung của các thị trường mới nổi................................................. 13
1.5.1. Đặc điểm nhân khẩu học..................................................................... 13
1.5.2. Đặc điểm kinh tế và chính trị.............................................................. 16
1.5.3. Đặc điểm thị trường ............................................................................ 18
1.6. Thị trường mới nổi và chiến lược toàn cầu của các công ty đa quốc gia ..... 19
1.6.1. Nền kinh tế mới nổi là thị trường có xu hướng phát triển nhanh ....... 19
1.6.2. Các thị trường mới nổi là cơ sở sản xuất và thị trường tiêu thụ sản
phẩm 20
1.6.3. Thị trường mới nổi với tư cách là đối thủ cạnh tranh......................... 22
1.7. Các yếu tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế ...................................... 23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................ 25
Câu hỏi chương..................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ, LUẬT PHÁP, VĂN HÓA VÀ KINH
TẾ TẠI THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI............................................................................ 28
Giới thiệu................................................................................................................... 28
2.1. Hệ thống chính trị tại các thị trường mới nổi ............................................... 28
2.2. Hệ thống pháp luật tại các thị trường mới nổi.............................................. 30
Rủi ro do hệ thống luật pháp và rủi ro chính trị ................................. 30
Chủ nghĩa bảo hộ và quyền sở hữu..................................................... 32
Các vấn đề đạo đức và nền kinh tế phi chính thức ............................. 35
2.3. Môi trường văn hóa tại thị trường mới nổi................................................... 37
Tìm hiểu những khác biệt về văn hóa................................................. 37
2.3.3. Văn hóa phụ thuộc ngữ cảnh .............................................................. 40
2.3.4. Sự khác biệt trong môi trường kinh tế ở thị trường mới nổi .............. 44
2.3.4.1. Khoảng trống thể chế....................................................................... 44
2.3.4.2. Các nhóm kinh doanh ...................................................................... 47
2.3.4.3. Tích hợp dân số vào lực lượng lao động ......................................... 48
2.3.4.4. Giảm sự phụ thuộc vào các nền kinh tế tiên tiến............................. 48
2.4. Các khủng hoảng và cải cách tài chính ở các thị trường mới nổi................. 52
TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................ 55
Câu hỏi chương ......................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3. XU HƯỚNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KINH DOANH TẠI THỊ
TRƯỜNG MỚI NỔI................................................................................................. 58
Giới thiệu .............................................................................................................. 58
3.1. Xu hướng tại các thị trường mới nổi ............................................................ 58
3.1.1. Sự tăng trưởng của các thành phố cỡ trung, đô thị hóa, thu nhập trung
bình và sự gia tăng tiêu dùng ............................................................................ 58
3.1.2. Phát triển của khu vực nông thôn ....................................................... 62
3.1.3. Cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics .................................................... 64
3.1.4. Công nghệ viễn thông, dịch vụ tại các thị trường mới nổi ................. 67
3.2. Cơ hội và thách thức của MNEs khi kinh doanh tại các thị trường mới nổi 70
3.2.1. Đặc điểm khách hàng.......................................................................... 70
3.2.2. Thích ứng các mô hình kinh doanh với các thị trường mới nổi ......... 73
3.2.3. Kinh doanh ở đáy của Kim tự tháp..................................................... 74
3.2.4. Sự tham gia của Chính Phủ tại EMs................................................... 76
TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................ 77
Câu hỏi chương ......................................................................................................... 80
CHƯƠNG 4. CÁC CÔNG TY HOẠT ĐỘNG TẠI THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI ...... 81
Giới thiệu .............................................................................................................. 81
4.1. Đặc điểm của các công ty nội địa trong thị trường mới nổi ......................... 81
4.1.1. Tài sản của các công ty trong thị trường mới nổi............................... 84
4.1.2. Kiến thức về thị trường và môi trường kinh doanh ................................ 85
4.1.3. Mạng lưới kinh doanh............................................................................. 88
4.1.4. Lợi thế đến sau........................................................................................ 89
4.2. Thách thức đối với công ty trong thị trường mới nổi................................... 90
4.2.1. Năng lực quản lý................................................................................. 91
4.2.2. Năng lực công nghệ và tiếp thị ........................................................... 93
4.3. Định hướng quốc tế hóa các công ty nội địa thị trường mới nổi.................. 94
TÓM TẮT CHƯƠNG 4.......................................................................................... 105
Câu hỏi chương ................................................................................................... 106
CHƯƠNG 5. CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CÁC THỊ
TRƯỜNG MỚI NỔI CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ....................................... 107
Giới thiệu ............................................................................................................ 107
5.1. Động cơ thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào EMs........................ 107
5.1.1. Động cơ tìm kiếm thị trường ................................................................ 108
5.1.2. Động cơ tìm kiếm hiệu quả............................................................... 109
5.1.3. Động cơ tìm kiếm nguồn lực ............................................................ 111
5.2. MNEs đánh giá thị trường mới nổi............................................................. 112
5.2.1. Sàng lọc các quốc gia để xác định các thị trường mục tiêu.............. 114
5.2.2. Đánh giá tiềm năng thị trường EMs theo lĩnh vực ........................... 118
5.2.3. MNEs lựa chọn đối tác doanh nghiệp EMs nước ngoài................... 120
5.2.4. Ước tính tiềm năng bán được hàng hóa MNEs vào thị trường EMs 122
5.3. Một số chiến lược thâm nhập thị trường của MNEs .................................. 124
5.3.1. Chiến lược thâm nhập dựa trên thương mại ..................................... 125
5.3.2. Chiến lược thâm nhập dựa trên hợp đồng......................................... 136
5.3.3. Chiến lược thâm nhập thông qua đầu tư (Investment entry modes). 140
TÓM TẮT CHƯƠNG 5.......................................................................................... 144
Câu hỏi chương ................................................................................................... 146
CHƯƠNG 6. ĐÀM PHÁN VÀ QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TẠI THỊ TRƯỜNG MỚI
NỔI.......................................................................................................................... 147
Giới thiệu ............................................................................................................ 147
6.1. Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị- xã hội, yếu tố văn hóa, yếu tố chiến
lược đến quá trình đàm phán............................................................................... 147
6.1.1. Chuẩn bị cho đàm phán .................................................................... 151
6.1.2. Hiểu biết về công ty .......................................................................... 151
6.1.3. Hiểu đối tác ....................................................................................... 152
6.1.4. Các yếu tố chính trị - xã hội.............................................................. 152
6.1.5. Yếu tố văn hóa .................................................................................. 154
6.1.6. Thời gian ........................................................................................... 154
6.2. Khuôn khổ cho các cuộc đàm phán kinh doanh quốc tế ............................ 155
6.2.1. Hình thức giao tiếp................................................................................ 155
6.2.2. Các yếu tố chiến lược........................................................................ 156
6.2.3. Tạo phương án thay thế .................................................................... 157
6.3. Các loại giao tiếp trong đàm phán .............................................................. 158
6.3.1. Các yếu tố cơ bản.............................................................................. 158
6.3.2. Bầu không khí đàm phán .................................................................. 160
6.3.3. Quá trình đàm phán........................................................................... 161
6.4. Đàm phán tại các quốc gia trong khối BRICS............................................ 170
6.4.1. Brazil................................................................................................. 170
6.4.2. Nga .................................................................................................... 171
6.4.3. Trung Quốc ....................................................................................... 172
6.4.4. Đàm phán ở châu Mỹ La tinh ........................................................... 174
6.5. Lựa chọn đối tác và nhà phân phối trong các thị trường mới nổi .............. 175
6.5.1. Lựa chọn đối tác và nhà phân phối trong EMs................................. 176
6.5.2. Các tiêu chí liên quan đến nhiệm vụ................................................. 178
6.5.3. Lựa chọn nhà phân phối nước ngoài................................................. 181
6.6. Quản lý xung đột trong đàm phán .............................................................. 185
TÓM TẮT CHƯƠNG 6.......................................................................................... 187
Câu hỏi chương ....................................................................................................... 188
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 189
PHỤ LỤC............................................................................................................... 197
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. BRICS và các nền kinh tế mới nổi .......................................................................4
Bảng 1.2. Bảng xếp hạng 25 quốc gia có GDPn cao nhất ...............................................7
Bảng 1.3. Cơ cấu dân số của một số quốc gia .....................................................................14
Bảng 2.1. Chỉ số Quyền sở hữu Quốc tế 2010-2020...........................................................34
Bảng 2.2. So sánh ngữ cảnh văn hóa cao - thấp..................................................................41
Bảng 2.3. Khoảng cách thu nhập ở các thị trường mới nổi năm 2016................................46
Bảng 3.1. Dự báo về sự tăng trưởng của dân số có thu nhập trung bình (6.000-30.000
USD)....................................................................................................................................60
Bảng 3.2. Chỉ số năng lực quốc gia về Logistics (LPI).......................................................66
Bảng 3.3. Cá nhân sử dụng internet (% dân số)..................................................................69
Bảng 5.1. Các giai đoạn chính trong đánh giá cơ hội thị trường nước ngoài....................113
Bảng 5.2. Dẫn chứng về các chỉ số vĩ mô đối với mức độ hấp dẫn của quốc gia 2020....115
Bảng 5.3. Chỉ số tiềm năng thị trường............................................................................................. 117
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các mối quan hệ giữa thị trường phát triển và thị trường mới nổi ----------------- 9
Hình 1.2. Dòng vốn FDI của 5 quốc gia đứng đầu 2018-2019 (tỷ USD) --------------------12
Hình 1.3. Tiếp thị quốc tế ---------------------------------------------------------------------------23
Hình 2.1. Chỉ số tham nhũng của các quốc gia năm 2020--------------------------------------36
Hình 2.2. Nghiên cứu Hofstede giữa Mỹ và BRICS, 2021-------------------------------------39
Hình 3.1. Ước tính tổng đầu tư bình quân vào cơ sở hạ tầng năm 2021-2040 --------------65
Hình 4.1. Đầu tư nước ngoài từ các thị trường mới nổi ----------------------------------------97
Hình 5.1. Các yếu tố tiềm tàng tác động đến tiềm năng bán hàng của công ty------------ 123
Hình 5.2. Quy trình các công ty đa quốc gia khi tham gia dự thầu tại các thị trường mới
nổi---------------------------------------------------------------------------------------------------- 129
Hình 5.3. Tăng cường mối liên kết giữa người mua và người bán-------------------------- 131
Hình 6.1. Khuôn khổ đàm phán kinh doanh quốc tế ------------------------------------------ 158
Hình 6.2. Mô tả mối quan hệ kinh doanh chính có thể có nhiều tác động ngoài lề đối với
người mua và người bán -------------------------------------------------------------------------- 176
Hình 6.3. Lựa chọn nhà phân phối nước ngoài ------------------------------------------------ 181
Hình 6.4. Các nguồn sức mạnh của đàm phán ------------------------------------------------- 187
DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1. Tình huống công ty GE Healthcare----------------------------------------------45
Hộp 2.2. Tình huống nghiên cứu R&D của Huawei Trung Quốc----------------------50
Hộp 2.3. Chủ nghĩa tư bản nhà nước-------------------------------------------------------53
Hộp 3.1. Các công ty MNEs khai thác thị trường nông thôn của Ấn Độ--------------63
Hộp 3.2. Trường hợp thâm nhập thành công MNE Đan Mạch vào Trung Quốc-----72
Hộp 4.1. Một số chiến lược phổ biến mà các công ty trong EMs đã sử dụng để cạnh
tranh với các công ty MNEs nước ngoài--------------------------------------------------- 83
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AE Advanced Economies Công ty đa quốc gia
ASEAN Association of South East Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
ATC Administrative Terms And
Conditions
Điều kiện kĩ thuật và các quy định
hành chính
ATC Administrative terms and
conditions
Điều kiện kĩ thuật và các quy định
hành chính
BATNA Best Alternative To A
Negotiated Agreement
Giải pháp thay thế tốt nhất cho
một thỏa thuận đã thương lượng
BPO Business Process Outsourcing Thuê ngoài quy trình kinh doanh
BPO Business process outsourcing Thuê ngoài quy trình kinh doanh
Doha Doha Development Round Chương trình Nghị sự Phát triển
Doha
EMC Export Management Company Công ty quản lí xuất khẩu
EMs Emerging Markets Các thị trường mới nổi
ETC Export Trading Company Công ty thương mại xuất khẩu
GATT The General Agreement on
Tariffs and Trade
Các Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại
GINI Gini Index Chỉ số bất bình đẳng trong thu
nhập
GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân
HPAE High-performing Asian
econonomies
Các nền kinh tế châu Á có hiệu
suất cao
IDV Individualism versus
collectivism
Chủ nghĩa cá nhân/Chủ nghĩa tập
thể
IP Intellectual Property Luật sở hữu trí tuệ
IPRI Intellectual Property Rights
Index Chỉ số Quyền sở hữu Quốc tế
ITO Information Technology
Outsourcing Thuê ngoài công nghệ thông tin
KPO Knowledge process outsourcing Thuê ngoài quy trình kiến thức
LPI Logistics performance index Chỉ số năng lực quốc gia về
Logistics
LTO Long-term orientation versus
short-term orientation
Định hướng dài hạn so với định
hướng ngắn hạn
M&A Mergers and Acquisitions Sáp nhập và Mua lại
MAS Masculinity versus femininity Tính nam/tính nữ
MERCOSUR Mercosur Trade Agreement Chế độ thương mại tự do Mỹ
Latinh
MNEs Multinational Enterprises Các công ty đa quốc gia
NAFTA North American Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc
Mỹ
NGOs Non-governmental organization Các tổ chức phi chính phủ
PDI Power distance index Khoảng cách quyền lực
R&D Research and development Nghiên cứu và phát triển
SOEs State-owned enterprise Các doanh nghiệp kinh tế nhà
nước
SWF Sovereign wealth funds Quỹ đầu tư quốc gia
UAI Uncertainty avoidance Né tránh rủi ro
UN United Nations Liên Hiệp Quốc
UNCTAD United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị Liên Hợp Quốc về
Thương mại và Phát triển
WEO World Economic Outlook Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế
giới
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI
Giới thiệu
Các quốc gia thị trường mới nổi (EMs – Emerging Markets) được kỳ vọng sẽ đóng
một vai trò quan trọng trong thương mại và tài chính quốc tế cũng như đóng góp đáng
kể vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hiện nay, các quốc gia thị trường mới nổi (EMs)
đang chuyển đổi nền kinh tế nhanh chóng từ nền kinh tế đóng sang nền kinh tế mở. Các
quốc gia này từng một thời bị coi là lạc hậu, kinh tế kém phát triển và khoa học yếu
kếm, thì giờ đây EMs đã nâng cao khả năng quản lý, chuyên môn và áp dụng các khoa
học công nghệ tiên tiến, kỹ thuật sản xuất hiện đại hơn tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng. Hơn nữa, EMs dần trở thành thị trường tiêu thụ trọng điểm và khẳng
định mình là một đối thủ nặng ký trên trường đua thị trường quốc tế. Có thể nói, các thị
trường mới nổi đang phát triển với tốc độ thị trường tăng nhanh chóng sẽ là nguồn lực
tăng trưởng trọng tâm cho cả thế giới trong những thập niên tiếp theo.
1.1. Định nghĩa thị trường mới nổi
Các thuật ngữ như “Thị trường đang phát triển”, “Thị trường mới nổi” hay “Các
quốc gia công nghiệp hóa nhanh chóng” thường được sử dụng thay thế cho nhau, chúng
thường dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa các thị trường mới nổi. Thuật ngữ
“Thị trường mới nổi” được sử dụng lần đầu tiên vào cuối năm 1980 bởi nhà kinh tế học
Antoine van Agtmael của Ngân hàng thế giới (Agtmael, 2007). Theo đó, thị trường mới
nổi là những thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi từ thị trường đang phát triển
sang thị trường phát triển do tốc độ tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh chóng. Do
đó, các thị trường đã: (i) bắt đầu một quá trình cải cách kinh tế nhằm giảm bớt các vấn
đề kinh tế - xã hội của quốc gia đó như đói nghèo, cơ sở hạ tầng kém và dân số quá
đông; (ii) đạt mức tăng trưởng tương đối cao và ổn định về tổng sản phẩm quốc dân
trên đầu người; (iii) tăng cường hội nhập trong nền kinh tế toàn cầu; được gọi là nền
kinh tế mới nổi.
2
Những đặc điểm khái quát dễ nhận định là các quốc gia thuộc thị trường mới nổi
thường thông qua yếu tố dân số đông, tốc độ tăng trưởng GDP nhanh, cũng như đóng
góp vào thương mại thế giới như xuất nhập khẩu tăng, đầu tư nước ngoài ngày càng
lớn hơn. Các thị trường như vậy cũng được xác định bởi các cải cách kinh tế tiến bộ và
kỳ vọng tăng tốc mở rộng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa cũng dẫn
đến đô thị hóa ở các thị trường mới nổi. Song song đó, mức thu nhập thường tăng
nhanh, cả sự gia tăng dân số và dân số trẻ của quốc gia đó.
IMF (2021) đề cập rằng không có định nghĩa chính thức về thị trường mới nổi mà
thường xét dựa trên một số tiêu chí để phân loại các quốc gia là phát triển hay thị trường
mới nổi và danh sách này thường hay thay đổi dựa theo các chỉsố và dự báo tăng trưởng
hằng năm. Ngoài ra, các danh sách này cũng khác nhau giữa các tổ chức, vì họ thực
hiện phân loại dựa trên nhiều loại chỉ số và dự báo tăng trưởng khác nhau như là FTSE,
MSCI, IMF….
Chỉ số FTSE chia nhỏ các thị trường chứng khoán theo mức độ phát triển của
chúng. Theo đó các quốc gia mới nổi tiên tiến nhất (xếp loại 1) bao gồm: Brazil, Cộng
hòa Séc, Hy Lạp, Hungary, Malaysia, Mexico, Nam Phi, Đài Loan, Thái Lan và Thổ
Nhĩ Kì. Các nước mới nổi xếp thứ hai là Chile, Trung Quốc, Colombia, Ai Cập, Ấn
Độ, Indonesia, Kuwait, Pakistan, Philipines, Qatar, Romonia, Nga, Ả Rập Xê Ut
(FTSE, 2021).
Chỉ số MSCI phân loại dựa trên quy mô của các công ty và khả năng tiếp cận thị
trường. Với cơ sở này, các thông tin đánh giá thị trường có ổn định hay không, thị
trường liệu có mở cửa cho sở hữu nước ngoài, thêm vào đó, sự hiệu quả của khuôn khổ
hoạt động và sự ổn định của khuôn khổ thể chế (MSCI, 2012) đã phân loại các thị
trường mới nổi gồm Brazil, Chile, Colombia, Mexico, Peru là một phần của Châu Mỹ;
Các quốc gia như Cộng Hòa Séc, Ai Cập, Hungary, Maroc, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ
thuộc khu vực châu Âu, Trung Đông và Châu Phi; Phần còn lại bao gồm Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan nằm trong khu vực châu Á.
Ngoài ra, còn một số tiêu chí đánh giá các thị trường mới nổi khác như: “Chỉ số
cơ hội cho các thị trường mới nổi” dựa vào các chỉ số như GDP danh nghĩa, GDP thực,
3
quy mô dân số, thương mại quốc tế và dự báo trong tương lai (Thornton, 2010). Hay,
Gilman (2010) xem xét dựa trên ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, độ mở nền
kinh tế cũng như chất lượng nguồn nhân lực đề cập đến những quốc gia phát triển nhanh
của thế kỷ 21 như: Việt Nam, Ai Cập, Indonesia, Iran, Mexico, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ
Kỳ, Bangladesh….. (Wilson & Stupnytska, 2007).
IMF (2021) phân loại EMs dựa trên các tiêu chí như: (i) Sự hiện diện có hệ thống:
Quy mô nền kinh tế (GDP danh nghĩa), dân số và tỷ trọng xuất khẩu trong thương mại
toàn cầu; (ii) Tiếp cận thị trường: Tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia so với nợ nước
ngoài toàn cầu, các chỉ số toàn cầu được các tổ chức đầu tư quốc tế lớn sử dụng, tần
suất và số lượng trái phiếu quốc tế phát hành; (iii) Mức thu nhập: GDP bình quân đầu
người tính bằng USD. Các quốc gia EMs theo IMF (2021) bao gồm: Argentina, Brazil,
Chile, Trung Quốc, Colombia, Ai cập, Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Malaysia,
Mexico, Philippines, Ba Lan, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,
UAE.
Để phân biệt giữa các thị trường kém phát triển và các thị trường mới nổi có thể
xem xét dưới góc độ các số liệu tăng trưởng và mức độ cải thiện đời sống của các quốc
gia này. Sự cam kết tăng trưởng bền vững cùng với những nỗ lực không ngừng để bắt
kịp với các quốc gia công nghiệp phát triển khác và sự hiện diện thương mại của các
EMs trong hoạt động thương mại trên thế giới đã giúp phân biệt các quốc gia mới nổi
với các quốc gia kém phát triển.
Bảng 1.1 cho thấy các chỉ số về tăng trưởng kinh tế (tính theo USD) năm 2020,
GDP danh nghĩa trên đầu người, tốc độ GDP trung bình 2016 - 2020 (%), dân số, đầu
tư và đô thị hóa và các chỉ số quan trọng đối với các nền kinh tế phát triển được chọn
để so sánh của các nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2016 - 2020. Tốc độ tăng trưởng
GDP trung bình giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy mức độ đóng góp ngày càng tăng của
các nền kinh tế mới nổi đối với tăng trưởng thế giới (chiếm 24%) và nhấn mạnh tiềm
năng của các nước mới nổi trong tương lai. Số liệu tăng trưởng kinh tế 2020 cũng cho
thấy ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế của cả nhóm nước phát triển và
nhóm nước mới nổi. Giai đoạn 2016-2020, ngoại trừ Brazil tăng trưởng âm (-0.5%),