Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KINH TẾ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN THẦN KỲ 1952 - 1973.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KINH TẾ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN "THẦN KỲ" (1952 - 1973)
Từ cuối năm 1951 trở đi, cùng với hoàn thành khôi phục kinh tế và ký với
các nước phương Tây hiệp ước hoà bình ở San Fran-Sisco vào tháng 9/1951, có
hiệu lực từ tháng 4/1952, đã chấm dứt chiếm đóng của Mỹ ở Nhật Bản, tiếp sau
đó giữa Nhật và Mỹ ký với nhau hiệp ước "an ninh Nhật Mỹ" vào tháng 5/1952,
hiệp ước về thương mại và đầu tư vào 1953. Tuy giữa Mỹ và Nhật đều có sự
tính toán nhất định, nhưng với sự bảo trợ của Mỹ, nhờ đó nền kinh tế Nhật đã có
sự phát triển nhanh chóng, được ca ngợi "thần kỳ về kinh tế" giai đoạn (1952 -
1973). Trong giai đoạn này nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả thế giới tư bản
chủ nghĩa tăng hơn 5%, của Nhật Bản trung bình gần 10%.Tốc độ tăng trưởng
được thể hiện trong bảng sau:
Tốc độ tăng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản
Đơn vị: %
1953 - 1955 56 - 60 61 - 65 66 - 70 1971 1973 1973
7.7 9.75 9.65 12.5 4.5 9.3 11
Nguồn: tái sản xuất xã hội ở Nhật Bản - PAVZNERJa. A Chủ biên trích
theo: KT Nhật Bản giai đoạn "thần kỳ" - Lê Văn Sang - Viện KTTG.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, người Nhật được đánh giá
thành công trên nhiều lĩnh vực. Vào đầu những năm 50 tổng sản phẩm quốc dân
GNP của Nhật chỉ bằng hơn 1/3 của Pháp hay Anh nhưng đến cuối những năm
70 đã bằng nửa của Anh, Pháp cộng lại và hơn một nửa so với Mỹ. Vào năm
1978 ở Nhật chiếm 14 lò so với 22 lò cao luyện thép hiện đại, lớn nhất thế giới.
Với kỹ thuật hiện đại, phương pháp tổ chức có hiệu quả, sản phẩm thép
của Nhật đã cạnh tranh được với thép của Mỹ ở thị trường Mỹ và nước ngoài.
Các sản phẩm Radio, máy ghi âm, máy ảnh, dụng cụ quang học... nếu vào
đầu những năm 50 không cạnh tranh được với Mỹ và Châu Âu thì vào giữa
những năm 70, người Nhật đã giữ được vị trí thống trị trên thị trường, ngành chế
tạo ô tô, xe máy người Nhật cũng trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ, Anh,
Đức trên thị trường thế giới.
1