Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế công nghiệp thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (1997 - 2017)
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
4.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1664

Kinh tế công nghiệp thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (1997 - 2017)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HUỆ

KINH TẾ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ TAM KỲ,

TỈNH QUẢNG NAM (1997 - 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HUỆ

KINH TẾ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ TAM KỲ,

TỈNH QUẢNG NAM (1997 - 2017)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 822.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƢU TRANG

Đà Nẵng - Năm 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các thông tin, số liệu và những kết quả trong Luận văn Thạc sĩ

“Kinh tế công nghiệp thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (1997-2017)” là hoàn toàn

trung thực. Mọi số liệu, thông trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Thị Huệ

ii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài: KINH TẾ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH

QUẢNG NAM (1997-2017)

Ngành: Lịch sử Việt Nam

Học viên: Nguyễn Thị Huệ

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lƣu Trang

Cơ sở đào tạo: Trƣờng Đại học Sƣ phạm- Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt: Trong chặng đường 20 năm đầu chia tách với thành phố Đà Nẵng và trở thành thành

phố tỉnh lỵ (1997- 2017), thành phố Tam Kỳ đã không ngừng phát triển, lớn mạnh, trở thành đô thị

loại 2. Trong sự phát triển đó, kinh tế công nghiệp Tam Kỳ có những bước chuyển và đóng góp quan

trọng, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ yếu, có sức lan tỏa, tác động mạnh mẽ tới phát

triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Qua nghiên cứu và khảo sát từ nhiều nguồn tư liệu cho thấy, trong chặng đường 20 năm này,

thành phố Tam Kỳ đã nhận được nhiều quan tâm, tạo điều kiện của Trung ương, của tỉnh cũng như

những nỗ lực, huy động mọi nguồn lực của xã hội để bức phát đi lên, trong đó có kinh tế công nghiệp.

Song bên cạnh kết quả đạt được như: việc ban hành và vận dụng nhiều chính sách hỗ trợ; tăng cường

đầu tư vốn, mở rộng phát triển cơ sở hạ tầng; quan tâm đổi mới công nghệ- kỹ thuật; tăng cường cạnh

tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu; từng bước tạo ra một số sản phẩm công nghiệp chủ lực; tiếp

tục đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tay nghề và thu hút lao động có chất lượng… qua đó góp phần tốt

hơn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng của Trung ương và địa phương…

thì kinh tế công nghiệp Tam Kỳ phát triển chưa thực sự tương xứng. Đặc biệt, công nghiệp tuy có tăng

trưởng nhưng quy mô còn nhỏ, chưa có bước phát triển đột phá; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng và

trình độ công nghệ của ngành nhìn chung còn lạc hậu, chậm đổi mới so với yêu cầu; năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp trong ngành mặc dù có tăng lên nhưng vẫn còn thấp; cấu trúc và phân bổ

thị trường còn bất hợp lý; nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ; mô hình tăng

trưởng công nghiệp vẫn còn yếu và theo chiều rộng; liên kết chính sách công nghiệp trong công tác

quản lý nhà nước về phối hợp xây dựng và thực thi chính sách còn nhiều bất cập, chưa phù hợp.

Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đã khái quát được kết quả đạt được và sự phát

triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, chỉ ra được những thuận lợi cũng như những khó

khăn nhất định, từ đó giúp chính quyền thành phố Tam Kỳ hoạch định những chính sách phù hợp đối

với sự phát triển kinh tế tại địa phương.

Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

PGS.TS Lƣu Trang

Ngƣời thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Huệ

iii

INFORMATION PAGE OF MASTER THESIS

Name of thesis: ECONOMIC INDUSTRIAL OF TAM KY CITY, QUANG

NAM PROVINCE (1997-2017)

Major: History of Vietnam

Full name of Master student: Nguyen Thi Hue

Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Luu Trang

Training institution: University of Education - University of Danang

Summary: During the first 20 years of separating from Da Nang city and becoming a provincial

city (1997-2017), Tam Ky city has constantly grown, grown, and become a grade 2 city. With that

development, Tam Ky's industrial economy has made important changes and made important

contributions, becoming one of the main economic sectors, having a pervasive power, strongly

affecting the socio-economic development of local.

Through research and surveys from many sources, during this 20-year period, Tam Ky city has

received a lot of attention, facilitated by the Central and the province as well as efforts to mobilize all

social resources for growth, including industrial economy. But besides the achieved results such as:

the promulgation and application of many supporting policies; increase capital investment, expand

infrastructure development; interested in technological-technical innovation; enhancing competition

and expanding export markets; to step by step create a number of key industrial products; Continuing

training and retraining to improve skills and attract quality labor ... thereby contributing better to the

process of economic restructuring in accordance with the direction of the central and local ... the

economy Tam Ky industry has not yet developed adequately. In particular, the industry has grown, but

its scale is still small and has not had a breakthrough; material foundations, infrastructure and

technology level of the industry are generally outdated, slow to be renovated compared to

requirements; the competitiveness of the businesses in the industry, though increasing, is still low; the

market structure and distribution are still unreasonable; High-quality human resources are still lacking,

not synchronous; the industrial growth model is still weak and wide; industrial policy linkages in the

state management of policy formulation and implementation are still inadequate and inappropriate.

From the research results, the thesis generalized the achieved results and industrial development

in Tam Ky city, pointed out certain advantages as well as certain difficulties, thereby helping the right

of Tam Ky city to formulate appropriate policies for the local economic development.

Supervior’s confirmation Student

Assoc.Prof. Dr. Luu Trang Nguyen Thi Hue

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ.......................................................... ii

INFORMATION PAGE OF MASTER THESIS..................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................. viii

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................................2

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .........................................4

4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4

5. Những đóng góp của đề tài.................................................................................5

6. Nội dung của đề tài .............................................................................................5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ TAM KỲ VÀ KINH TẾ CÔNG

NGHIỆP TAM KỲ TRƢỚC NĂM 1997.....................................................................7

1.1. Khái quát về thành phố Tam Kỳ...............................................................................7

1.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................7

1.1.2. Sơ lược về lịch sử, cư dân và văn hóa- xã hội thành phố Tam Kỳ.............10

1.2. Khái quát về kinh tế công nghiệp Tam Kỳ trước năm 1997 ..................................16

Tiểu kết chương 1..........................................................................................................24

CHƢƠNG 2. CÁC NGÀNH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ TAM KỲ,

TỈNH QUẢNG NAM (1997-2017) .............................................................................25

2.1. Chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng

Nam ...............................................................................................................................25

2.1.1. Bối cảnh thành phố Tam Kỳ từ khi trở thành thành phố tỉnh lỵ.................25

2.1.2. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và UBND tỉnh về phát

triển công nghiệp ...........................................................................................................27

2.2. Tổ chức sản xuất công nghiệp thành phố Tam Kỳ (1997-2017)............................46

2.2.1. Công nghiệp khai khoáng ...........................................................................46

2.2.2. Công nghiệp chế biến .................................................................................49

2.2.3. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt và xử lý rác thải..55

2.2.4. Phát triển các làng nghề truyền thống.........................................................56

2.3. Các cụm, khu công nghiệp .....................................................................................56

v

2.3.1. Cụm công nghiệp Trường Xuân .................................................................56

2.3.2. Khu Công nghiệp Tam Thăng ....................................................................58

2.3.3. Khu công nghiệp Thuận Yên......................................................................61

Tiểu kết chương 2..........................................................................................................64

CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

TAM KỲ.......................................................................................................................65

3.1. Đặc điểm.................................................................................................................65

3.2. Vai trò và ý nghĩa ...................................................................................................66

3.2.1. Đối với kinh tế ............................................................................................66

3.2.2. Đối với đời sống xã hội ..............................................................................68

3.3. Ý nghĩa và một vài kiến nghị .................................................................................68

3.4. Thành tựu và hạn chế của kinh tế công nghiệp Tam Kỳ........................................72

KẾT LUẬN ..................................................................................................................78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCN Cụm công nghiệp.

CNHT Công nghiệp hỗ trợ.

CNH- HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

CNLĐ Công nhân lao động.

CNVCLĐ Công nhân viên chức lao động.

CP Cổ phần.

DN Doanh nghiệp.

GO Giá trị sản xuất.

HĐND Hội đồng nhân dân.

KCN Khu Công nghiệp.

KCNC Khu Công nghệ cao.

KCNTT Khu Công nghệ thông tin.

SX-KD Sản xuất kinh doanh.

SX-TM Sản xuất thương mại.

TNHH Trách nhiệm hữu hạn.

TP Thành phố

UBND Ủy ban Nhân dân.

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1.

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo theo ngành qua các năm

(giá cố định 1994)

47

Bảng 2.2.

Giá trị sản sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế (theo

giá so sánh 2010)

48

Bảng 2.3. Cơ sở sản xuất, lao động và giá trị sản xuất may mặc: 52

Bảng 2.4. Cơ sở sản xuất, lao động và giá trị sản xuất ngành da giày: 53

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

biểu đồ

Tên biểu đồ Trang

1.1. Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố Tam Kỳ năm 2017 10

2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo theo ngành qua các năm 48

2.2.

Giá trị sản sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế (theo giá

so sánh 2010)

48

2.3. Lao động tăng theo các năm 52

2.4. Giá trị sản xuất tăng theo các năm 52

2.5. Giá trị sản xuất giày da 54

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Công nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu công nghiệp -

nông nghiệp - dịch vụ của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp thúc đẩy lực lượng

sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng thị trường,

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa...

Quảng Nam là tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam, là trung điểm của đất

nước theo trục Bắc – Nam. Thành phố Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng

Nam, là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung.

Quảng Nam nằm ở vị trí, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển

Đông; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng

hoà dân chủ nhân dân Lào. Thành phố Tam Kỳ hiện đang là đô thị loại II, giữ vai

trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế, khoa học kỹ

thuật… đồng thời là trung tâm dịch vụ hỗ trợ, có quan hệ mật thiết với Khu kinh tế

mở Chu Lai. Thành phố này cũng là một trong những trọng điểm về dịch vụ của

vùng kinh tế miền Trung, là đầu mối giao thông quan trọng…Trong tương lai sẽ đô

thị hóa nhanh chóng, có tiềm năng mở rộng vượt xa giới hạn của thành phố hiện

nay. Do tỉnh Quảng Nam có thể tận dụng lợi thế của việc thúc đẩy quan hệ thương

mại Việt - Lào những năm qua, thành phố Tam Kỳ cũng có cơ hội đẩy mạnh phát

triển thương mại và dịch vụ. Với vai trò là đầu mối giao thông quan trọng của khu

vực, thành phố có thể thúc đẩy phát triển thương mại và chuyển giao công nghệ.

Công nghệ cao và công nghiệp sạch cũng có thể phát triển trong thành phố, với sự

hỗ trợ của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hiện có.

Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, thành phố Tam Kỳ ngày càng trở thành trung

tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, kinh tế thành phố có những chuyển biến tích cực,

công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố

nói chung và tỉnh nói riêng. Việc thu hút các dự án mới trong ngành công nghiệp

được triển khai có hiệu quả... Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số làng nghề

truyền thống được phục hồi. Cơ sở hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được

cải thiện một bước đáng kể. Một số cụm công nghiệp, làng nghề tập trung được quy

hoạch và xây dựng.

Qua 20 năm (1997- 2017) xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của

Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ban hành của tỉnh, cùng với

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!