Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế công nghiệp đà nẵng (1997-2017)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐÌNH TĂNG
KINH TẾ CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG
(1997 - 2017)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60220313
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ VIỆT NAM
ĐÀ NẴNG, 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƯU TRANG
Phản biện 1:
TS. Nguyễn Duy Phương
Phản biện 2:
PGS.TS. Trương Công Huỳnh Kỳ
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Khoa Lịch sử tại Trường Đại học Sư phạm vào
ngày 04 tháng 8 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị
trí trọng yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của khu vực
miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là đầu mối giao thông quan
trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; là
một trong những cửa ngõ quan trọng trên hành làng kinh tế Đông
Tây, nối với các tỉnh Tây Nguyên, các nước Lào, Thái Lan và Đông
Bắc Á…
Do có vị trí quan trọng, đồng thời để đẩy nhanh sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước, cùng với việc hình thành hai vùng kinh tế
trọng điểm ở hai đầu đất nước, Đà Nẵng được xác định là “đầu tàu”,
có ảnh hưởng trực tiếp và góp phần thúc đẩy các địa phương lân cận
thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển. Vì vậy, vào
ngày 16/11/1996, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội (khóa IX) đã quyết
định thành lập TP Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung
ương trên cơ sở chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Từ ngày
01/01/1997, Đà Nẵng trở thành TP trực thuộc Trung ương.
Đến nay, qua hơn 20 năm trở thành TP trực thuộc Trung ương,
Đà Nẵng đã không ngừng phát triển, lớn mạnh và trở thành một
trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, quốc phòng, an
ninh của cả nước. Trong sự phát triển đó, CN Đà Nẵng đã có những
đóng góp quan trọng, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ
yếu, có sức lan tỏa, tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế - xã hội
của Đà Nẵng nói riêng, các địa phương thuộc khu vực miền Trung -
Tây Nguyên và cả nước nói chung. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt
Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và
2
chuyển mạnh sang xây dựng, vận hành nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế CN Đà Nẵng càng có nhiều cơ
hội phát triển, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển của
TP cũng như của miền Trung và cả nước.
Nhìn lại chặng đường phát triển đã qua, nhất là trong 20 năm
đầu trở thành TP trực thuộc Trung ương (1997-2017), TP Đà Nẵng
đã nhận được nhiều quan tâm, tạo điều kiện của Trung ương để bức
phát đi lên. Đặc biệt, tại Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 16/10/2003
của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Bộ Chính trị
xác định mục tiêu: “Xây dựng TP Đà Nẵng trở thành một trong
những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội của miền
Trung với vai trò là trung tâm CN, thương mại, du lịch và dịch
vụ….”. Đồng thời, trên cơ sở Nghị quyết này, ngày 03/7/2008,
HĐND TP Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 66/2008/NQ-HĐND
về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội TP Đà Nẵng thời kỳ
2011-2020. Nghị quyết số 66/2008/NQ-HĐND của HĐND TP Đà
Nẵng cũng xác định hướng xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm
2020 và các năm tiếp theo là trở thành trung tâm CN, trung tâm phân
phối của khu vực và cả nước. Điều này cho thấy, cả Trung ương và
chính quyền TP Đà Nẵng đều xác định xây dựng Đà Nẵng theo
hướng trở thành trung tâm về CN, thương mại của khu vực miền
Trung- Tây Nguyên và cả nước.
Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế và nhận được sự quan tâm
chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung ương cũng như những nỗ lực của
chính quyền TP, song kinh tế CN Đà Nẵng thời gian qua phát triển
chưa thực sự tương xứng. Đến năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) tăng 7,03% so với năm 2016, trong đó khu vực CN- xây
3
dựng tăng 6,67%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào tốc độ tăng
GRDP; CN có tăng trưởng nhưng quy mô CN còn nhỏ và chưa có
bước phát triển đột phá. Trong khi đó, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng
và trình độ công nghệ của ngành CN thành phố nhìn chung vẫn còn
lạc hậu, chậm đổi mới; năng lực cạnh tranh của các DN trong ngành
còn thấp; cấu trúc và phân bổ thị trường còn bất hợp lý; nguồn nhân
lực chất lượng cao thiếu và chưa đồng bộ; mô hình tăng trưởng CN vẫn
còn yếu theo chiều rộng; liên kết chính sách CN trong công tác quản lý
nhà nước và phối hợp xây dựng, thực thi chính sách còn nhiều bất cập,
chưa phù hợp và tương xứng với vị trí trung tâm của một vùng kinh tế.
Trước thực tế đó, nhiều công trình nghiên cứu về Đà Nẵng đã
được giới nghiên cứu, các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm, tuy
nhiên vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào cụ thể, toàn diện
về kinh tế CN Đà Nẵng, nhất là từ góc nhìn sử học về diễn trình phát
triển cũng như những đóng góp, những tồn tại, hạn chế của kinh tế
CN Đà Nẵng trong chặng đường 20 năm đầu khi Đà Nẵng trở thành
TP trực thuộc Trung ương (1997-2017); trên cơ sở đó để có những đề
xuất hợp lý nhằm bổ sung lý luận và thực tiễn đưa kinh tế CN Đà Nẵng
tiếp tục phát triển, xứng tầm là trung tâm CN của khu vực theo như định
hướng phát triển của Trung ương và của chính quyền TP Đà Nẵng.
Do vậy, việc nghiên cứu về kinh tế CN thành phố Đà Nẵng
giai đoạn từ 1997-2017 là một đòi hỏi khách quan, cần thiết. Đây
chính là lý do để học viên chọn đề tài “Kinh tế công nghiệp Đà Nẵng
(1997-2017)” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt
Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về kinh tế nói chung và kinh tế CN của TP Đà
Nẵng nói riêng luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh
4
đạo, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà nghiên cứu…
Nhìn lại tiến trình lịch sử của TP Đà Nẵng cho đến nay, mỗi
thời kỳ Đà Nẵng có vị trí, vai trò quan trọng khác nhau; riêng trên
lĩnh vực kinh tế, Đà Nẵng đang từng bước khẳng định là một “đầu
tàu” của khu vực và cả nước, trong đó có kinh tế CN. Do đó, đã có
một số công trình đi sâu vào nghiên cứu đề tài này.
Báo Đà Nẵng (2000) xuất bản tập sách “Đà Nẵng bước vào
thế kỷ 21” (Nhà xuất bản Văn học thành phố Hồ Chí Minh). Tập
sách có 4 chương với các chủ đề: “Tổng quan về lịch sử, văn hóa,
kinh tế- nghệ thuật về đất và người Đà Nẵng” (chương 1), “Khái quát
về làng quê, làng nghề, lễ hội ở Đà Nẵng” (chương 2), “Đà Nẵng -
Tiềm năng và triển vọng” (chương 3) và các bài báo, bài viết về Đà
Nẵng (chương 4). Nhìn chung, nội dung các bài viết của tập sách là
những phát hiện, đánh giá, nhận định nhiều mặt về chặng đường phát
triển đã qua và hướng đến thế kỷ 21 của TP Đà Nẵng.
Lê Hữu Đốc (2003), Công nghiệp thành phố Đà Nẵng- Thực
trạng và giải pháp phát triển, Luận án tiến sĩ kinh tế (năm 2004 viết
thành sách cùng tên). Luận án đã phân tích, đánh giá các yếu tố tiền
đề, đặc điểm và điều kiện phát triển của CN Đà Nẵng giai đoạn 1991-
2002. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng và giải pháp phát
triển CN Đà Nẵng đến năm 2010. Luận án có ý nghĩa định hướng và
mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xây dựng
được các tiêu chí phát triển CN làm tiền đề cho phần giải pháp; đồng
thời chỉ giới hạn trong cách phân tích, đánh giá, nhìn nhận của giai
đoạn 1991- 2002. Hơn nữa, luận án cũng chưa xét TP Đà Nẵng trong
không gian kinh tế cụ thể là địa hạt trung tâm của Vùnh kinh tế động
lực miền Trung nhằm tạo ra các cú hích cần thiết cho sự phát triển bền
vững vủa cả Vùng và khu vực miền Trung- Tây Nguyên.
5
Lại Thị Huyền Trang (2010), “Kinh tế công thương nghiệp Đà
Nẵng (1954-1975”, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Trường Đại
học Khoa học – Đại học Huế. Luận văn này đã nghiên cứu khái quát
về tình hình TP Đà Nẵng, tập trung trên hai ngành: CN và thương
nghiệp thời kỳ từ 1954-1975. Qua các nguồn sử liệu phong phú, cả
tư liệu thành văn và điền dã, luận văn đã dẫn ra những con số chỉ rõ
sự phát triển của kinh tế Đà Nẵng, tập trung vào hai ngành CN và
thương nghiệp. Đồng thời, từ nhiều nguồn tài liệu gốc thu thập được,
luận văn cũng có những phân tích chính xác, đầy đủ về tình hình
công- thương nghiệp Đà Nẵng thời kỳ thuộc chính quyền Việt Nam
Cộng hòa và rút ra những kết luận, đánh giá mà trước đây chưa có
hoặc chưa toàn diện. Cùng với những đóng góp trên, luận văn đã làm
nổi bật vài trò, vị trí của Đà Nẵng trong thời kỳ hiện đại, bổ sung
thêm nguồn tư liệu về lịch sử TP này ngày càng toàn diện hơn, đặc
biệt là về mảng kinh tế của Đà Nẵng vốn còn khá khiêm tốn.
Tuy nhiên, luận văn trên mới chỉ tập trung nghiên cứu ở giai
đoạn 1954-1975 nên vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục được làm rõ,
nhất là những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của
tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng về phát triển kinh tế nói chung, kinh tế
công thương nghiệp nói riêng thời kỳ sau giải phóng; đặc biệt là thời
kỳ sau khi chia tách, chính thức trở thành TP trực thuộc Trung ương
(từ 1997 trở về sau).
Trần Thị Hòa (2014), “Phát triển công thương trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học Xã
hội, Hà Nội. Luận án này đã hệ thống hóa, luận giải và góp phần bổ
sung cơ sở lý luận về phát triển CN và thương nghiệp trên địa bàn
các tỉnh, thành phố theo lý thuyết kinh tế học hiện đại, đó là lý thuyết
về cực phát triển và lý thuyết lợi thế cạnh tranh. Cùng với đó, Luận
6
án trên cũng tập trung phân tích, đánh giá một cách khoa học và
khách quan thực trạng phát triển CN và thương nghiệp trên địa bàn
TP Đà Nẵng (thời kỳ 2001- 2014); chỉ ra các thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân để tạo cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng định hướng và
giải pháp; đồng thời đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng và các
giải pháp phát triển CN, thương nghiệp nhằm góp phần xây dựng Đà
Nẵng trở thành trung tâm CN và thương nghiệp của miền Trung thời
kỳ đến năm 2020.
Từ thành công và những đóng góp của Luận án này, đây sẽ là
nguồn tài liệu tham khảo có giá trị. Tuy nhiên, Luận án trên chỉ mới lại
tập trung nghiên cứu giai đoạn 2001 đến 2014 và nêu lên các đề xuất,
định hướng cho việc xây dựng, phát triển công thương nghiệp TP Đà
Nẵng đến năm 2020. Do đó, đề tài không bao quát hết những phân
tích, đánh giá về sự phát triển của kinh tế CN và thương nghiệp Đà
Nẵng các giai đoạn đến hiện tại, nhất là trong 20 năm đầu Đà Nẵng trở
thành TP trực thuộc Trung ương (1997-2017) cũng như 15 năm thực
hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát
triển TP Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước (2003- 2017). Đặc biệt, trên cơ sở Chương trình hành động số
22-CTr/TU, ngày 24/8/2018 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị
quyết số 23-NQ/TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về “Định
hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045”, TP Đà Nẵng xác định mục tiêu tổng
quát đến năm 2030 là hoàn thành mục tiêu CNH-HĐH, cơ bản trở
thành TP có nền CN theo hướng hiện đại; duy trì vị trí trong nhóm 5
địa phương dẫn đầu về CN công nghệ cao, CN công nghệ thông tin
của cả nước. Về tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành TP có nền
CN phát triển hiện đại; trong đó một số ngành CN có sức cạnh tranh
7
quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Trước đó, thực hiện Quyết định số 9037/QĐ-UBND, ngày
15/12/2014 của UBND TP Đà Nẵng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh và dự toán thu, chi
ngân sách nhà nước năm 2015, UBND TP Đà Nẵng đã giao Sở Công
thương TP chủ trì thực hiện Đề án “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể
phát triển ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm
nhìn 2030”. Theo Đề án này, mục tiêu chung được Đà Nẵng xác định
là: “Xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố CN theo hướng hiện đại
đến năm 2020; đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghệ cao, CN
công nghệ cao, CNHT của khu vực miền Trung- Tây nguyên và cả
nước với việc phát triển CN gắn với khoa học công nghệ, các trung
tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới, tạo ra
nhiều sản phẩm chất lượng, giá trị cao, có khả năng cạnh tranh và
tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế”.
Như vậy, để có cái nhìn tổng thể và kéo dài đến nay, những
nghiên cứu của Luận án trên cần được tiếp tục bổ sung, nhất là các
quan điểm, chính sách và định hướng phát triển mới của Trung ương
theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như
các chủ trương, định hướng của TP Đà Nẵng trong đề án “Điều chỉnh
quy hoạch tổng thể phát triển ngành CN thành phố Đà Nẵng đến năm
2020, tầm nhìn 2030”.
Bên cạnh các luận văn và luận án trên, để góp phần làm rõ
thêm những bước chuyển, phát triển mới của TP Đà Nẵng thời gian
qua còn có một số tài liệu đáng chú ý khác. Trong đó, vào dịp niệm
40 năm giải phóng TP Đà Nẵng (29/3/1975-29/3/2015), Cục thống
kê TP Đà Nẵng đã phát hành tập sách “Đà Nẵng 40 năm thế và lực
mới” (Nhà xuất bản Thống kê, 2015). Tập sách là tư liệu dưới dạng
8
số liệu thống kê thời kỳ 1975-2015 và những năm quan trọng của
TP, theo khung Niên giám thống kê, kèm theo một số bài phân tích
kinh tế - xã hội qua số liệu thống kê. Đây là tập sách đáp ứng một
phần nhu cầu thông tin tiềm hiểu, nghiên cứu về TP Đà Nẵng thông
qua số liệu thống kê. Do đó, cuốn sách là tư liệu cần thiết, làm căn cứ
trong đánh giá, so sánh sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp
Đà Nẵng chặng đường 40 năm sau ngày giải phóng, trong đó có 20
năm Đà Nẵng trở thành TP trực thuộc Trung ương (1997-2017).
Cũng góp phần nghiên cứu, đánh giá lại chặng đường đi lên
của TP Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày TP Đà Nẵng trở thành
TP trực thuộc Trung ương (01/01/1997-01/01/2017), UBND TP Đà
Nẵng đã xuất bản tập sách “Đà Nẵng 20 năm xây dựng và phát triển”
(Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2017). Tập sách tập hợp các bài viết mang
tính hệ thống về những thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
và cuộc sống con người của TP Đà Nẵng trong 20 năm kể từ khi Đà
Nẵng trở thành TP trực thuộc Trung ương (1997-2017). Tuy nhiên,
trong tập sách này, các bài viết về lĩnh vực CN của TP Đà Nẵng
không nhiều; hầu hết các số liệu liên quan đến lĩnh vực này được
lồng ghép trong những bài viết về các lĩnh vực khác để chứng minh,
khẳng định về thành tựu chung trên chặng đường đi lên của Đà Nẵng
qua 20 năm vừa kể. Từ những phân tích, chứng minh đó cũng là
nguồn tư liệu quan trọng có thể kế thừa trong nghiên cứu, đánh giá
làm sáng tỏ thêm sự phát triển, đóng góp của kinh tế CN Đà Nẵng, giai
đoạn 1997-2017 vừa qua.
Cũng với mục đích cung cấp thông tin, giúp các đối tác gần xa
và những ai quan tâm, tìm hiểu về mảnh đất, con người và những
tiềm năng của Đà Nẵng, Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng và Công ty
CP Thông tin kinh tế đối ngoại (FEI) phối hợp xuất bản cuốn sách:
9
“Đà Nẵng- Thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, năm 2017. Cuốn sách được xuất bản bằng hai thứ tiếng
Việt- Anh; được trình bày có hệ thống theo 8 phần: làm quen với
vùng đất và con người Đà Nẵng; các chương trình kinh tế trọng điểm
tạo thế và lực trong thế kỷ XXI; hệ thống chính trị - xã hội; an ninh -
quốc phòng - nội chính; tổ chức hành chính; bức tranh toàn cảnh về
kinh tế và đối ngoại; văn hóa - xã hội; bài học thành công, thách thức
và kiến nghị. Từ những thông tin mà sách này đưa ra sẽ giúp bạn đọc
làm quen với vùng đất và con người Đà Nẵng, thấy được bức tranh
toàn cảnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội của TP
cũng như các quận, huyện, các DN tiêu biểu, những nhân tố mới
trong SX-KD và các lĩnh vực khác, từ đó hình dung rõ hơn về bước
đi sắp tới của Đà Nẵng trong tương lai. Chính vì vậy, cuốn sách là tài
liệu quan trọng phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu về Đà Nẵng nói
chung, trong đó có kinh tế CN Đà Nẵng sau 20 năm trở thành TP
trực thuộc Trung ương.
Bên cạnh những tài liệu, các công trình nghiên cứu và sách
viết về Đà Nẵng như đã kể, ngày 10/8/2018, Ban Kinh tế Trung ương
và Thành ủy Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Xây dựng và
phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”. Để phục vụ Hội thảo, Ban tổ chức đã phát hành
Kỷ yếu với nội dung là ngoài báo cáo đề dẫn còn tập hợp 13 bài tham
luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý
và đại diện các Bộ, ngành Trung ương, đại diện các Sở, ngành của
TP Đà Nẵng. Các tham luận trong kỷ yếu này đã tập trung đánh giá
kết quả đạt được trên các lĩnh vực của TP Đà Nẵng qua 15 năm thực
hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị; đồng thời phân tích
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, dự báo và đề xuất các giải pháp
10
để đưa TP Đà Nẵng tiếp tục phát triển xứng tầm với sự định hướng,
kỳ vọng của Bộ Chính trị dành cho Đà Nẵng trong thời gian tới. Tuy
nhiên, có điều rất đáng tiếc là trong Kỷ yếu không có bài viết cụ thể
nào tập trung phân tích, đánh giá những kết quả phát triển của kinh tế
CN Đà Nẵng ngoài bài viết của Nhóm nghiên cứu Trường Chính
sách công và Quản lý Fulbright về “Định hướng chiến lược phát
triển khu công nghệ cao Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045”.
Song trong các bài viết này, đặc biệt là trong báo cáo đề dẫn Hội
thảo, nhiều thông tin được nêu ra cho thấy kinh tế CN Đà Nẵng qua
15 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị có sự phát
triển đúng định hướng, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung
của Đà Nẵng những năm qua cũng như gợi mở những định hướng
giúp Đà Nẵng tiếp tục khai thác, phát huy để phát triển nhanh và bền
vững hơn trong những năm tới. Do vậy, thông tin từ Kỷ yếu của Hội
thảo trên là nguồn tư liệu quan trọng để kế thừa, bổ sung trong
nghiên cứu, đánh giá các vấn đề có liên quan đến kinh tế CN Đà
Nẵng qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Tóm lại, những tài liệu, công trình nghiên cứu vừa kể không
những giúp học viên có nguồn tài liệu tham khảo phong phú mà còn
là những tư liệu quý để có cái nhìn và những đánh giá về vai trò, vị
trí cũng như những đóng góp, quá trình phát triển của kinh tế CN
thành phố Đà Nẵng (1997 - 2017); đồng thời, kế thừa những thành
quả nghiên cứu này, trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của
mình, học viên đi sâu phân tích, so sánh, làm rõ thực trạng tình hình,
từ đó đề xuất một số định hướng, giải pháp phát triển kinh tế CN
thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn tới phù hợp với điều kiện tiềm
năng, lợi thế và triển vọng mà Đà Nẵng đang hướng đến.
11
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ quá trình phát triển và những đóng góp của kinh tế
CN thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2017.
Từ kết quả nghiên cứu rút ra những nhận xét và nguyên nhân
những kết quả, hạn chế của kinh tế CN của Đà Nẵng trong giai đoạn
20 năm đầu trở thành TP trực thuộc Trung ương; đồng thời rút ra
một số bài học, nêu các đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy kinh tế CN
Đà Nẵng tiếp tục phát triển trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh tế CN thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến 2017.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: TP Đà Nẵng hiện nay.
Về thời gian: từ năm 1997-2017.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
- Các công trình nghiên cứu có liên quan về Đà Nẵng và kinh
tế Đà Nẵng.
- Các văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch và báo cáo, số
liệu... có liên quan quan từ các cơ quan chức năng hữu quan của
Trung ương và của TP Đà Nẵng.
- Tư liệu thu thập qua quá trình đi thực tế, khảo sát, gặp gỡ các
nhân chứng là những người trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc, quản lý
trên các lĩnh vực có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã sử dụng phương pháp
lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu, đồng thời cũng sử
dụng các phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu, phân tích, tổng
12
hợp trên cơ sở khảo cứu các nguồn tài liệu văn bản, thực địa và tiếp
xúc nhân chứng để làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Các phương pháp
trên được vận dụng đồng thời kết hợp, bổ sung cho nhau trong quá
trình khai thác tài liệu nhằm nghiên cứu kinh tế CN Đà Nẵng (1997 -
2017) một cách khách quan, hệ thống và khoa học.
6. Những đóng góp của đề tài
Luận văn được tiếp cận, lựa chọn, tổng hợp một số tài liệu từ
nhiều nguồn khác nhau liên quan đến kinh tế nói chung và kinh tế
CN Đà Nẵng nói riêng. Việc nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ
thống về sự phát triển của kinh tế CN Đà Nẵng từ 1997 - 2017, nhất
là từ khi có Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về
xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng trong thời kỳ CNH-HĐH đất
nước đến 2017 sẽ góp phần làm rõ các tiềm năng, nguồn lực của Đà
Nẵng đối với sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế CN thành
phố nói riêng. Trên cơ sở đó sẽ góp phần lý giải một cách khoa học
những thành tựu cũng như những hạn chế của sự phát triển CN ở địa
phương này; đồng thời xác định được vị trí CN trong nền kinh tế - xã
hội hiện nay của TP Đà Nẵng, vị trí CN Đà Nẵng trong vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung và cả nước.
Qua nghiên cứu, luận văn sẽ góp phần phân tích những mặt
thuận lợi, khó khăn mà TP Đà Nẵng đang đối mặt, trong đó có khó
khăn đối với ngành CN; các nguyên nhân chủ quan, khách quan đưa
đến những thành tựu và hạn chế trong sự phát triển CN tại Đà Nẵng 20
năm qua. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trong quy hoạch,
lãnh đạo, quản lý, phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thể để đưa CN Đà
Nẵng tiếp tục phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH
đất nước nói chung và của TP Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung
- Tây Nguyên và cả nước. Ngoài ra, từ những tài liệu thu thập được
13
cũng như những đánh giá, nhận xét của đề tài sẽ góp phần bổ sung
nguồn tư liệu về lịch sử của TP Đà Nẵng ngày càng toàn diện, đầy đủ
hơn, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập hiện
nay. Vì thế, đây cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị cho các
nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng
như những ai quan tâm tìm hiểu về Đà Nẵng, kinh tế CN Đà Nẵng.
7. Bố cục của luận văn
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Đà Nẵng và kinh tế công nghiệp Đà Nẵng
trước 1997
Chương 2: Tổ chức sản xuất công nghiệp Đà Nẵng (1997-
2017)
Chương 3: Một số nhận định, đánh giá công nghiệp Đà Nẵng (1997-
2017)
Ngoài 3 chương trên, luận văn có các phần: mở đầu, kết luận,
mục lục, chú thích, phụ lục, tài liệu tham khảo.