Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh nghiệm xây dựng luật giáo dục của một số nước trên thế giới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 10/2009 13
* Vụ pháp chế
Bộ giáo dục và đào tạo
Ths. Lª ThÞ Kim Dung *
ghị quyết của Quốc hội số 27/2008/QH12
ngày 15/11/2008 về Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của
Quốc hội nhiệm kì khoá XII (2007 - 2011)
đã đưa việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật giáo dục vào Chương
trình xây dựng luật và dự kiến thông qua vào
tháng 10/2009.
Việc tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng luật
giáo dục của một số nước trên thế giới là
việc làm cần thiết trong quá trình soạn thảo,
xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật giáo dục Việt Nam. Bài viết này
giới thiệu Luật giáo dục của Vương quốc Bỉ,
Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan và Liên bang Nga.
Vương quốc Bỉ là nước nhỏ nhưng có
nhiều thành tựu về giáo dục và kinh nghiệm
quản lí nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh
vực giáo dục. Quốc gia này là một trong số ít
các nước còn duy trì chế độ quân chủ lập
hiến ở châu Âu. Hiện nay, Bỉ là nước có nền
kinh tế và đời sống khá cao. Chính phủ Bỉ có
truyền thống quan tâm đến nền giáo dục
nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực. Bỉ là
một trong những nơi có nhiều trường đại học
uy tín ở châu Âu. Giáo dục ở Bỉ là bắt buộc
và miễn phí trong 12 năm đầu. Bỉ có hệ
thống những đạo luật về giáo dục, trong đó
bao gồm các luật chuyên ngành điều chỉnh
những đối tượng, cấp, bậc học cụ thể. Bao
gồm: Luật về bảo vệ những học vị cấp cao
ngày 11/9/1933), Luật bắt buộc sinh viên các
trường đại học quốc gia, các cơ sở giáo dục
cao đẳng quốc gia tương đương với các
trường đại học về việc khám sức khoẻ để
phát hiện bệnh lây ngày 31/12/1949, Luật về
giáo dục nghệ thuật ngày 14/5/1955, Luật về
giáo dục sư phạm phối hợp ngày 30/4/1957,
Luật về giáo dục kĩ thuật phối hợp ngày
30/4/1957, Luật về giáo dục trung học phối
hợp ngày 30/4/1957, Luật về giáo dục tiểu
học phối hợp ngày 20/8/1957, Luật về chế
độ ngôn ngữ trong giáo dục ngày 30/7/1963,
Luật về kiểm tra sức khoẻ trong các nhà
trường ngày 21/3/1964… Trong các luật chuyên
ngành cụ thể này quy định các đối tượng
được điều chỉnh theo từng nội dung và phạm
vi áp dụng của luật. Ví dụ: Luật về bảo vệ
những học vị cấp cao, quy định cụ thể những
học vị hàn lâm và tốt nghiệp đại học, thời
gian đào tạo và được cấp các văn bằng, công
nhận các học vị tương ứng tại Điều 1 như
sau: “Không người nào được chấp nhận để
thi học vị phó tiến sĩ nếu người ấy không có
một trong những điều kiện được luật phối
hợp này quy định về dự thi tốt nghiệp phó
tiến sĩ về triết học và văn, phó tiến sĩ khoa
học, phó tiến sĩ về khoa học tự nhiên và y
học, phó tiến sĩ kĩ sư dân sự, hay phó tiến sĩ
kĩ sư về nông học; nhà vua quyết định một
N