Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh nghiệm từ một trang trại lợn “sạch” ở Hưng Yên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
20 Tạp chí chăn nuôi số 1 - 09
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(To love the animal husbandry – Firstly to love animals)
Kinh nghiệm từ một trang trại lợn “sạch” ở Hưng Yên
Bằng Linh*
ịch lở mồm long móng (LMLM) ở gia súc
tiếp tục lây lan nhanh. Hầu hết các ổ dịch
mới phát sinh đều rơi vào những hộ chăn
nuôi nhỏ lẻ, gia súc không được tiêm phòng
vaccin định kỳ. Còn ở những mô hình chăn nuôi
được tổ chức cẩn thận, dịch bệnh đều không hề
xảy ra.*
Không nên “đợi” dịch đến mới “chống”
Được xây dựng từ năm 2001, trang trại chăn
nuôi lợn của gia đình ông Đào Tất Hiệp ở Mễ Sở
(Văn Giang, Hưng Yên) đã sớm “nổi tiếng”
khắp nơi không chỉ về quy mô chăn nuôi, mà
còn ở cách thức tổ chức chăn nuôi rất khoa học.
Ngay cả trong đợt dịch LMLM này, mặc dù đã
có nhiều hộ chăn nuôi trong huyện bị “dính”
bệnh, nhưng đàn lợn (hơn 1.500 con) của gia
đình ông vẫn “bình an vô sự”. Trao đổi với
chúng tôi, ông Hiệp cho biết kinh nghiệm của
mình: “Khi mới xây dựng trang trại này, tôi luôn
đặt vấn đề phòng trừ dịch bệnh cho lợn lên hàng
đầu. Phòng bệnh ở đây là phải tiến hành các biện
pháp xử lý, phòng dịch ngay từ đầu, tiến hành
tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại một cách
thường xuyên, liên tục, chứ không phải cứ ngồi
một chỗ đợi dịch đến rồi mới... chống”. Theo
ông Hiệp, việc phun thuốc sát trùng được ông
thực hiện định kỳ 1 tuần/lần cho tất cả khu vực
trong cũng như ngoài trại. Còn việc tiêm phòng
vaccin, toàn bộ đàn lợn đều được tiến hành tiêm
theo đúng trình tự, hướng dẫn của cơ quan thú y:
* Cục Chăn nuôi.
đối với lợn nái, cứ 6 tháng tiêm 1 mũi, còn lợn
thịt được tiêm mũi đầu tiên khi lợn được 15-16
ngày tuổi (hoặc khi trọng lượng đã đạt 16kg).
Ông Hiệp cho biết thêm: “Các loại bệnh ở lợn
chủ yếu là dịch tả, phó thương hàn, giả dại, đặc
biệt là bệnh LMLM. Vì thế, khi tiêm phòng, cần
phải tiêm đủ các loại vaccin phòng bệnh trên”.
Theo tính toán, chi phí để tiêm phòng vaccin và
thuốc sát trùng cho 1 con lợn hết khoảng 40.000-
50.000 đồng, đổi lại đàn lợn sẽ có sức đề kháng
rất cao với bệnh tật, tỉ lệ chết chỉ từ 1-2%.
Không chỉ áp dụng các biện pháp phòng bệnh
đối với đàn lợn của gia đình mình, hiện ông
Hiệp còn tổ chức hướng dẫn công tác phòng
bệnh cho 50-70 hộ chăn nuôi lợn “vệ tinh” của
gia đình ông với tổng số trên 5.000 đầu lợn. Để
các hộ có thể chủ động phòng, chống dịch, ông
đã tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt, trao đổi
giữa các thành viên với nhau, từ đó từng hộ tự ý
thức và biết cách chủ động phòng bệnh hay phát
hiện bệnh sớm.
Nông dân và doanh nghiệp cần “bắt tay”
Sau thành công từ mô hình chăn nuôi của ông
Hiệp, hiện ở huyện Văn Giang đã có nhiều hộ
học tập theo cách làm này với quy mô chăn nuôi
phổ biến từ 50 đến 250 con, như gia đình anh
Nguyễn Văn Huệ ở xã Mễ Sở nuôi 160 con, gia
đình ông Đặng Văn Dũng (cũng ở Mễ Sở) nuôi
250 con. Đến nay, tất cả các hộ chăn nuôi này
đều không có lợn bị mắc bệnh LMLM. Đặc biệt,
gần đây đã có một doanh nghiệp liên kết, hợp
D