Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh nghiệm kiềm chế lạm phát của thế giới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Kinh nghiệm kiềm chế lạm phát của thế giới: Giải pháp phải đồng bộ
Chuyên đề: Kinh nghiệm nước ngoài
Tạp chí số: Tạp chí Số 14 (Số 430)
Năm xuất bản: 2008
Lạm phát là sự tăng giá liên tục của hàng hoá, vật tư, dịch vụ hoặc là việc đồng tiền nội
tệ bị giảm giá. Lạm phát ở mức dưới 5% có tác dụng động viên các nguồn lực trong xã
hội, giúp tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu tỷ lệ này vượt quá 5% sẽ làm giảm tăng trưởng
kinh tế, tác động xấu đến đời sống dân cư. Mức tăng giá tiêu dùng của Việt Nam hiện
nay đang ở mức cao, nhiều giải pháp đã được đưa ra và đã phần nào phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong cuộc chiến với lạm
phát trong thời điểm hiện nay cũng không phải là việc không nên.
Cải cách Ngân hàng trung ương
Những năm 90 của thế kỷ trước, lạm phát ở các nước Mỹ La tinh lên tới 500%, Achentina,
Brazil và Peru là những nền kinh tế lớn nhất khu vực, lạm phát còn tăng lên đến 4 con số.
Trước tình hình đó, Chính phủ các quốc gia này đã có nhiều cải cách sâu rộng, đặc biệt là
việc cải cách Ngân hàng Trung ương (NHTW).
Năm 1989, Chi lê là nước đầu tiên và tiếp đến các nước Châu Mỹ La tinh khác đã thông qua
luật tăng cường quyền tự chủ cho NHTW để nâng cao trách nhiệm của tổ chức này. Cuộc cải
cách nhằm thực hiện 4 mục tiêu theo mức độ ưu tiên khác nhau tuỳ từng quốc gia: (1) Sự uỷ
nhiệm rõ ràng trong việc theo đuổi ổn định giá cả hơn là tăng trưởng kinh tế (trước đó ưu
tiên mục tiêu tăng trưởng); (2) độc lập về mặt chính trị trong việc xây dựng chính sách tiền
tệ, tách rời hoạch định chính sách với quá trình bầu cử cơ quan lập pháp hoặc hành pháp;
(3)độc lập trong hoạt động quản lý và điều hành chính sách tiền tệ từ việc thiết lập lãi suất
đến việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ khác mà không có sự can thiệp của Chính
phủ; (4) tính trách nhiệmtrong việc đạt đến mức lạm phát mục tiêu.
Hầu hết các quốc gia trên đều thực hiện thêm chính sách thay đổi chế độ tỷ giá. Với việc neo
chặt tỷ giá hối đoái trong hơn 10 năm, tình hình lạm phát của họ đã được cải thiện rõ rệt, tăng
trưởng kinh tế được khôi phục.