Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam.DOC
PREMIUM
Số trang
89
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
768

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010

LỜI NÓI ĐẦU

1/Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay thương mại đã trở thành một phần tất yếu của nền kinh tế hiện đại.

Ra đời hàng ngàn năm trước dưới hình thái hàng đổi hàng đơn thuần, thương mại

đã có những bước tiến vĩ đại, đưa nền kinh tế của những quốc gia khác nhau ngày

càng xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt là trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, khi

khoảng cách về không gian và thời gian ngày càng gắn lại, thương mại làm đã có

những phát triển bước phát triển vượt bậc, làm cho nền kinh tế toàn cầu ngày càng

lớn mạnh và thống nhất. Thương mại tựa như đôi cánh vĩ đại cho sự vươn lên

mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu.

Đối với các nước đang phát triển, khi trình độ phát triển kinh tế còn kém xa

các nước tiên tiến, thì quá trình toàn cầu hóa thực sự mang lại một cơ hội vàng cho

sự vươn lên. Nhiều bài học của các nước như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và

gần đây là Trung Quốc đã chứng minh rằng một quốc gia lạc hậu hoàn toàn có thể

vươn lên ngang tầm các quốc gia phát triển nếu biết tận dụng thời cơ của toàn cầu

hóa, đặc biệt là tận dụng những cơ hội do tự do Thương mại mang lại.

Trước năm 1978, Trung Quốc thi hành những chính sách hạn chế thông

Thương, nhất là với thế giới bên ngoài. Khi đó, người ta vẫn biết Trung Quốc là

một nước lớn nhưng chỉ là lớn về lãnh thổ và quy mô dân số. Nền kinh tế Trung

Quốc quá nhỏ bé so với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên từ khi tiến hành cải cách

mở cửa năm 1978 tới nay, Trung Quốc đã có những bước tiến mạnh mẽ và dần

vươn lên trở thành một siêu cường mới của thế giới. Sức mạnh Trung Quốc chỉ có

thể giải thích được bằng sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế trong suốt hơn 30

Page | 1

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010

năm cải cách. Đi sâu nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế nước này, nhiều nhà

kinh tế đã khẳng định rằng chính sự phát triển của thương mại đã chắp cánh cho sự

vươn lên của nền kinh tế Trung Quốc. Khi nghiên cứu sâu hơn về những nguyên

nhân tạo nên thành công của nền thương mại Trung Quốc, một trong những nhân

tố cơ bản rút ra chính là sự thành công trong bán hàng giá rẻ. Đây là một trong

những điểm đặc biệt của quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc so với các quốc

gia khác trên thế giới và cũng là bài học mà nhiều nước đang phát triển hiện nay

cần học tập từ quốc gia này.

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có cùng chung nhiều điều kiện lịch

sử, văn hóa, xã hội, chính trị và nhất là định hướng phát triển. Hiện nay cả hai

nước đều đang ra sức nỗ lực phát triển kinh tế, nhằm vươn lên hàng ngũ các nước

phát triển. Trong cuộc chạy đua này, Việt Nam là quốc gia không chỉ lạc hậu hàng

trăm năm so với quốc tế mà so sánh với Trung Quốc chúng ta cũng đi sau tới hàng

chục năm. Do đó nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc là hết

sức quan trọng với nước ta. Bên cạnh đó Việt Nam đang bước vào quá trình công

nghiệp hóa hiện đại hóa, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản

xuất đều chưa hoàn thiện. Nếu xét về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh nước ta

nên tập trung sản xuất các mặt hàng với hàm lượng vốn, hàm lượng lao động cao.

Đây là điểm tương đồng với nền sản xuất Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, nhiều

mặt hàng mà cả hai quốc gia cùng sản xuất thì mặt hàng của Trung Quốc luôn có

tính cạnh tranh cao hơn của Việt Nam, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Kinh nghiệm

thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực bán hàng giá rẻ thực sự rất có giá trị

thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Đó là lý do em chon đề

tài “Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt

Nam” làm đối tượng nghiên cứu của mình.

Page | 2

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010

2/Mục đích nghiên cứu đề tài

- Tìm hiểu và xác định các nguyên nhân mà Trung Quốc có thể sản xuất

hàng hóa giá rẻ.

- Tìm hiểu các kinh nghiệm và biện pháp mà Trung Quốc áp dụng để bán

hàng giá rẻ ra thị trường nội địa và quốc tế.

- Rút ra những kinh nghiệm và bài học với phía chính phủ và doanh nghiệp

Việt Nam cũng như một số điều kiện áp dụng.

3/Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập chung nghiên cứu nền sản xuất Trung Quốc trên cơ sở vận dụng

những những quan điểm của lý thuyết Lợi thế cạnh tranh Quốc gia của M.Porter.

Tập chung đi sâu vào phân tích nền sản xuất Trung Quốc dưới góc độ chi phí sản

xuất, các kinh nghiệm bán hàng của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như các

biện pháp chính phủ nước này áp dụng để hỗ trợ khối các nhà sản xuất và khối các

doanh nghiệp xuất khẩu.

4/Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích

kinh tế lượng. Ngoài ra phương pháp so sánh đối chiếu cũng được sử dụng ở các

phân tích định lượng và định tính trong bài.

5/Kết cấu bài viết

Ngoài lời mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của bài nghiên cứu này

gồm bốn phần nội dung chủ đạo sau đây:

- Chương I: Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết cạnh lơi thế

cạnh tranh quốc gia

Page | 3

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010

Chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết chung nhất về thương mại quốc

tế, môi trường thương mại hiện nay và một số vấn đề cơ bản của lý

thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. Mục tiêu của chương này là nhằm làm

sáng tỏ tầm quan trọng của thương mại nhất là đối các quốc gia đang phát

triển trong đó có Trung Quốc, đồng thời cách thức chung nhất để xây

dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia theo lý thuyết của M.Porter. Ở Trung

Quôc, các lợi thế cạnh tranh đó được biểu hiện ra ở ngay yếu tố giá rẻ của

hàng hóa – điều mà chúng ta sẽ làm rõ ở các phần tiếp theo.

- Chương II: Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc

Chương này sẽ tập chung đi sâu vào lý giải các nguyên nhân làm hàng

hóa Trung Quốc, đặc biệt là hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu, lại có giá

thấp hơn rất nhiều so với các hàng hóa cạnh tranh cùng loại. Nội dung kết

cấu phần này sẽ được trình bày theo các khâu của quá trình xuất để cuối

cùng tính ra các chi phí bộ phận làm nên giá thành và sau này là giá bán

sản phẩm. Cuối phần này, ta sẽ có được những thông tương đối cụ thể về

các biện pháp liên hoàn mà chính phủ và các công ty Trung Quốc đã tiến

hành để làm giảm giá bán sản phẩm.

- Chương III: Một số kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc trên

trường nội địa và quốc tế

Chương này sẽ làm rõ các biện pháp mà Trung Quốc đã áp dụng để đẩy

mạnh đầu ra cho các sản phẩm giá rẻ, đưa hàng hóa của mình ra chiếm

lĩnh các thị trường. Các biện pháp của chính phủ và doanh nghiệp sẽ

được trình bày cụ thể ở từng mục một.

- Chương IV: Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Page | 4

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010

Chương này sẽ tổng kết những bài học đối của Trung Quốc đối với Việt

Nam. Bên cạnh đó, chương cuối cũng đề ra các cách thức nhằm áp dụng

một cách có hiệu quả những bài học đó trong tình hình thực tiễn.

Page | 5

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010

NỘI DUNG CHÍNH

I. Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia

1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế

1.1.1. Khái quát chung về thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa chung là các hoạt động trao đổi

luân chuyển hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia vùng lãnh thổ với nhau. Các chủ

thể của thương mại hiện nay đang ngày càng đa dạng. Các chủ thể lớn có thể từ các

chủ thể là các quốc gia, các vùng lãnh thổ tới các tổ chức đa quốc gia, các công ty

các tập đoàn đa quốc gia. Các chủ thể nhỏ hơn nằm trong lãnh thổ một quốc gia có

thể là các tổ chức kinh tế trong nước như các công ty, các xí nghiệp… Đối tượng

của thương mại cũng ngày càng đa dạng và phức tạp, có thể là các hàng hóa hữu

hình hoặc các hàng hóa vô hình. Về mặt pháp lý, các hiệp ước,các công ước, các

điều lệ về thương mại nhanh chóng được soạn thảo nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý

chung cho các hoạt động thương mại quốc tế. Chúng ta có thể nêu tên một số sự

kiện pháp lý quan trọng với nền thương mại toàn cầu như sự ra đời của hiệp ước

chung về thuế quan và thương mại GATT năm 1948, sự thành lập tổ chức Thương

mại Quốc tế WTO năm 1995. Các khu vực mậu dịch tự do cũng nhanh chóng ra

đời như EEC ( nay là EU ) ở châu Âu, khối NAFTA ở bắc Mỹ, khối ASEAN ở

đông nam Á… đã góp phần tạo điều kiện cho trao đổi thương mại giữa các quốc

gia ngày càng thuận lợi. Theo cùng những diễn biến đó, về mặt lượng, tổng giá trị

trao đổi thương mại của giữa các quốc gia trên thế giới cũng tăng lên nhanh chóng.

Chỉ tính riêng trong thời gian từ năm 1970 tới 1999, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ

trao đổi của các quốc gia tăng lên 21 lần, từ 643 tỷ USD lên 11.400 tỷ USD ( gấp

21 lần trong vòng 30 năm ), bất chấp nhưng khó khăn chồng chất với nền kinh tế

Page | 6

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010

thế giới như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1973 hay tình trạng chiến

tranh lạnh căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ…Tốc độ tăng trưởng của trao đổi

thương mại quốc tế cũng thường xuyên cao hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế

giới. Trong giai đoạn 2000 tới 2007, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới

chỉ giao động quanh khoảng 2,5% tới 4% thì tốc độ tăng trưởng của thương mại

thế giới thường trên 7%.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một trong những động

lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới chính là sự phát triển

mạnh mẽ của nền thương mại quốc tế. Không thể phủ nhận một thực tế rằng, nền

sản xuất của các quốc gia trên thế giới hiện nay hoạt động không chỉ đề phục vụ

nhu cầu nội địa mà một phần vô cùng quan trọng chính là phục vụ cho nhu cầu của

thế giới, đặc biệt là đối với các nền kinh tế có độ mở cửa cao. Một ví dụ điển hình

là Hoa Kỳ. Biểu đồ sau cho ta biết bao nhiêu phần trăm giá trị sản lượng của Hoa

Kỳ và thế giới là trực tiếp phục vụ cho xuất khẩu.

Hình 1.1.1.1: Tỷ lệ phần trăm hàng hóa xuất khẩu trong GNP của Hoa kỳ và

Thế giới

Page | 7

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010

Không có số liệu dự báo cho thương mại thế giới năm 2025

Nguồn: World Bank, World DevelopmentIndicators 1999 and WEFA Forecast, 2000

Số liệu từ: World and US forecast GDP source info.

Một ví dụ khác là Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới hiện nay. Theo

số liệu thống kê của chính phủ nước này, tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu trong GDP đã

không ngừng tăng lên từ 1978 tới nay. Ta cùng xem xét biểu đồ sau

Page | 8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!