Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KINH DOANH NÔNG NGHIỆP- THUẾ doc
MIỄN PHÍ
Số trang
76
Kích thước
670.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1118

KINH DOANH NÔNG NGHIỆP- THUẾ doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG 5: THUẾ

1. Khái Niệm Thuế, Bản Chất Thuế, Các Hình Thức Của Thuế

1.1 . Khái niệm

Thuế ra đời với những đặc trưng cơ bản như đã trình bày ở phần

trên. Nhưng thuế là gì? Học thuyết về thuế là một bộ phận cấu thành

quan trọng của khoa học về tài chính. Học thuyết này nghiên cứu về các

quan hệ sản xuất trong sự tác động hỗ tương với lực lượng sản xuất và

kiến trúc thượng tầng. Sự đa dạng của quan hệ sản xuất - đã làm cho một

số quan hệ phân phối tách ra thành các quan hệ tài chính và từ đó hình

thành nên những mối quan hệ phân phối mang hình thức thuế có tính

độc lập tương đối.

Mặc dù còn tồn tại một số bất đồng, song hầu hết các nhà kinh tế

đều thống nhất rằng: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể

nhân và pháp nhân, được Nhà nước qui định thông qua hệ thống pháp

luật nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước.

Ngoài ra còn có một khái niệm thuế được OECD đưa ra: “Thuật

ngữ thuế được giới hạn trong khuôn khổ các khoản thanh toán có tính

chất cưỡng chế, không có tính chất bồi hoàn lại cho chính phủ”.

1.2 . Bản chất của thuế:

Từ nguồn gốc ra đời và khái niệm của thuế, rõ ràng thuế có bản

chất kinh tế - chính trị - xã hội rất sâu sắc.

Bản chất kinh tế của thuế thể hiện trước hết thuế là một phần thu

nhập của xã hội được tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà

nước. Kinh tế là cơ sở của thuế, thuế gắn chặt chẽ với sản xuất, kinh

doanh và kiểm soát thu nhập của mọi tổ chức và cá nhân để động viên

và điều hòa thu nhập, điều tiết kinh tế (điều tiết sản xuất và tiêu dùng).

Nguồn thu từ thuế cho ngân sách Nhà nước chhỉ có thể tăng nhiều và

nhanh trên cơ sở nền kinh tế được phát triển và đạt hiệu quả cao. Ngược

lại, qua thu thuế phải góp phần kích thích sản xuất kinh doanh phát triển,

thúc đẩy thực hành tiết kiệm về mọi mặt trong sản xuất và tiêu dùng một

cách hợp lý để tạo nguồn thu thuế ngày càng lớn hơn. Chính vì vậy nếu

Nhà nước tăng mức động viên thuế quá cao chỉ nhằm mục đích đơn

thuần tăng thu ngân sách để đáp ứng yêu cầu chi tiêu của Nhà nước mà

bỏ qua yêu cầu bảo đảm sự tăng trưởng về kinh tế thì thường là gặp thất

bại, dễ dẫn đến hậu quả xấu về nhiều mặt.

Tính chất thứ hai là tính cưỡng chế của thuế. Nó trở thành một phạm trù

độc đáo và có nét riêng. Tính cưỡng chế được thể hiện thông qua các

điều khoản pháp luật. Thuế không thể xây dựng trên và dung hòa với tư

tưởng tự nguyện; khoản thuế thu được không thể trông chờ vào thiện chí

hay nhiệt tình của dân chúng đối với Nhà nước. Thuế thể hiện ý chí toàn

dân chứ không riêng ai cả.

Đặc tính thứ ba của thuế là không có đối giá trực tiếp. Nộp thuế

cho Nhà nước không giống chi tiền mua một sản phẩm hay dịch vụ nào

đó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng riêng tư. Nộp thuế là một nghĩa vụ

không thể thoái thác và khối lượng các lợi ích mà người nộp thuế nhận

được từ Nhà nước không liên quan gì đến khối lượng thuế đã chi trả, thì

việc trả tiền để nhận được một món hàng hoàn toàn mang tính chất tự

nguyện và thường có sự tương xứng về mặt giá trị. Sự khác biệt giữa

thuế và giá cả của hàng hóa - theo Ricahrd Goode và Luc de Wulf, hai

chuyên gia của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - thì “Những khác biệt của

thuế và giá rất quan trọng và chúng khác biệt đến độ thuế thường được

xem như là nặng nề hơn là giá cho dù người nộp thuế có tán thành các

chi tiêu của Nhà nước, anh ta có thể không nhận thức được mối quan hệ

trực tiếp nào giữa số lượng thuế đã nộp và lợi ích cá nhân nhận được từ

các hoạt động chung của Nhà nước. Mặt khác, các người tiêu dùng tuy

có phàn nàn về giá cả tăng cao nhưng lại nhận thức được một cái gì đó

mình mong muốn. Nhưng cũng cần lưu ý là mặc dù không đối giá trực

tiếp nhưng mọi khoản thuế dân chúng đã nộp sẽ quay lại với họ bằng

nhiều con đường khác nhau thông qua chi tiêu từ ngân sách Nhà nước.

Đặc tính thứ tư của thuế là dùng vào chi tiêu công cộng. Đặc tính

này giảm nhẹ ý niệm cưỡng bách của thuế. Ngày nay, quyền lực công

cộng đã thuộc về toàn thể dân chúng, bộ máy Nhà nước do dân chúng

điều khiển, còn Nhà nước dân chủ theo nghĩa nào và ở mức độ nào, thì ở

đây không bàn đến, nên việc nộp thuế và sử dụng tiền thu từ thuế cũng

do dân chúng quyết định. Ngoài một phần cung cấp cho quản lý hành

chánh, đại bộ phận thuế thu được chuyển giao lại cho người dân khi Nhà

nước chi ngân sách cho văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, giáo dục, y

tế, bảo trợ xã hội, cho các chương trình nghiên cứu khoa học, chống ô

nhiễm môi truờng, chống tệ nạn xã hội.

Đặc tính thứ năm của thuế là vĩnh viễn. Nộp thuế cho Nhà nước không

giống cho Nhà nước vay, nên không thể đòi lợi tức và vốn đáo hạn.

Chúng ta biết rằng thuế dùng tài trợ công chi, mà phần lớn công chi là

những khoản cấp phát, cho không. Trên ý nghĩa đó, đóng thuế cho chính

phủ là san sẻ một phần gánh nặng công chi.

Xét về bản chất, thuế là một hình thức tái phân phối thu nhập xã

hội do các doanh nghiệp và dân chúng sáng tạo, hình thành nên ngân

sách nhà nước, nhằm tài trợ các nhu cầu chi tiêu công cộng. Xét về hiện

tượng, thuế là quá trình chuyển dịch một chiều thu nhập xã hội từ khu

vực tư vào khu vực công cộng. Như vậy nộp thuế thực chất là quá trình

chuyển dịch chi tiêu tư thành chi tiêu vì lợi ích chung.

Khu vực tư bao gồm những hoạt động của các pháp nhân và thể

nhân không thuộc quyền sở hữu của chính phủ. Hoạt động của khu vực

này trước hết vì lợi ích của chính nó và dựa trên cơ chế thị trường. Khu

vực tư hoàn toàn không thể cung cấp hoặc cung cấp kém hiệu quả những

mặt hàng có tính không loại trừ hoặc không cạnh tranh trong tiêu dùng.

Đấy là thất bại của hệ thống thị trường tư.

Khu vực công bao gồm những hoạt động của các cơ quan chính phủ,

chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội và các doanh nghiệp nhà

nước. Hoạt động của khu vực công nhằm tạo ra các hàng hóa dịch vụ

công cộng và được ví như nỗ lực của chính quyền các cấp trong việc sửa

chữa những thất bại của thị trường, tức là trang bị cho dân chúng những

điều kiện tối thiểu khi bước vào đời sống kinh tế-xã hội mà hệ thống thị

trường tư không làm được.

Tái phân phối thu nhập xảy ra khi một tư nhân đóng một khoản

tiền thuế cho nhà nước và nhận lại không tương xứng “lợi ích” từ công

chi. Nếu tư nhân đó nhận được “lợi ích” từ công chi tương xứng số tiền

thuế anh ta đã nộp thì không có sự tái phân phối. Tái phân phối thu nhập

xã hội gồm: tái phân phối theo chiều dọc và tái phân phối theo chiều

ngang. Tái phân phối theo chiều dọc nhằm san sẻ thu nhập của các

doanh nghiệp và cá nhân giàu; tái phân phối ngang nhằm điều hòa thu

nhập giữa các doanh nghiệp và cá nhân thuộc các ngành, lĩnh vực hoặc

các giới khác nhau. Trên thực tế, những khác biệt giữa hai loại tái phân

phối nói trên rất mờ nhạt.

Tóm lại, đánh thuế là một đặc quyền chỉ thuộc về Nhà nước và thể

hiện sức mạnh của Nhà nước trong đời sống xã hội. Nhà nước dùng thuế

tái phân phối thu nhập xã hội và điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Trong xã hội

dân chủ, mặc dù không nhận đối giá trực tiếp từ số tiền thuế nhưng dân

chúng cũng nhận được một cách gián tiếp thông qua lợi ích từ công chi.

Ở đây có điểm đáng nói, hành vi nộp thuế của người dân mang tính cụ

thể, cá nhân và trực tiếp, còn sự thụ hưởng lợi ích từ chi tiêu của chính

phủ mang tính trừu tượng công cộng và gián tiếp. Do đó, ngoài việc

hành thu thuế thật tế nhị mà minh bạch, chính phủ cần phải công bố rõ

ràng chương trình hành động của mình và tăng cường giáo dục ý thức

công dân về nghĩa vụ nộp thuế ngay từ bậc tiểu học. Như vậy, dân chúng

mới ý thức được sự cần thiết của thuế, mới xem nộp thuế là một việc

làm tự nhiên và cần thiết cho cuộc sống cộng đồng.

1.3 . Các hình thức thuế (phân loại thuế):

Thuế ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước. Thời kỳ đầu khi

hàng hóa chưa phát triển, thuế thường được thu bằng hiện vật. Chế độ

thu bằng hiện vật có mặt giản tiện cho người nộp thuế, làm ra thứ gì nộp

thứ ấy; và Nhà nước sử dụng ngay số thuế bằng hiện vật ấy để chi dùng

vào những nhu cầu cần thiết, thích hợp. Nhưng thu thuế bằng hiện vật có

mặt bất lợi cho việc thu nộp, bảo quản, không linh hoạt trong cả việc thu

thuế và sử dụng số thuế thu được.

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

xã hội, kinh tế hàng hóa - tiền tệ ra đời và phát triển, thuế được thu bằng

tiền là chủ yếu. Thuế thu bằng tiền, các quan hệ về thuế dưới hình thức

giá trị được hình thành và ngày càng phát triển có tính hệ thống, các thứ

thuế khác nhau lần lượt ra đời làm cho thuế ngày càng đa dạng, phong

phú linh hoạt.

Sự phát triển của các hình thức thuế trong lịch sử có thể giải thích

phần lớn bởi lý do quản lý. Do đánh thuế vào hàng nhập khẩu dễ dàng

hơn là hàng hóa trong nội địa nên thuế nhập khẩu là một trong những

loại thuế xuất hiện sớm nhất. Tương tự thuế doanh thu là một loại thuế

đơn giản đánh trên tổng giá trị hàng hóa ra đời rất lâu trước thuế GTGT.

Thuế đánh vào đầu người và thuế đánh vào bất động sản cũng tương đối

dễ dàng thực thi nên đây là hai loại thuế trực thu đầu tiên được sử dụng.

Phân theo góc độ người nộp thuế thì có thể chia làm hai loại. Thuế

trực thu và thuế gián thu. Bản chất kinh tế của thuế trực thu là người nộp

thuế đồng thời là người chịu thuế. Căn cứ mức thuế qui định trong luật

thuế, người nộp thuế tự tính và trích một phần thu nhập của mình trực

tiếp nộp cho Nhà nước, tức là thuế thu trực tiếp vào thu nhập của người

nộp thuế. Ưu điểm của thuế trực thu là động viên trực tiếp vào thu nhập

của từng tổ chức, cá nhân có thu nhập cho nên đảm bảo được tính công

bằng xã hội: người có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều, người có thu

nhập vừa thì phải nộp ít hơn, người không có thu nhập thì không phải

nộp thuế. Thuế trực thu còn cho phép tính đến những yếu tố có tính độc

lập với thu nhập của người nộp thuế như: hoàn cảnh bản thân; tình trạng

hôn nhân; hoàn cảnh gia đình . . . Nhưng thuế trực thu cũng có những

mặt bất lợi là: việc tính toán phức tạp hơn, dễ dẫn đến tình trạng tính

toán đúng thì nộp thuế đúng, tính toán không đúng thì nộp thuế không

đúng và thường là phải xác định rõ thu nhập thì mới thu được thuế cho

nên thường rất chậm. Nhiều trường hợp phải đến kỳ quyết toán mới thu

được đủ thuế, có trường hợp thu thiếu thì phải nộp thêm, thu thừa thì

phải thoái trả. Một trở ngại khác là thuế thu trực diện vào thu nhập của

tổ chức, cá nhân nên về tâm lý là dễ bị phản ứng. Mặt khác nếu chỉ thu

thuế trực thu thì diện quản lý thu thuế sẽ rất rộng. Tốn nhiều công sức

mà hiệu quả thấp. Chính vì vậy, để động viên vào tất cả mọi người trong

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!