Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

kinh doanh nông nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
1
CHƯƠNG TRÌNH CARD TRƯỜNG ĐH KINH TẾ HUẾ
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
2
NỘI DUNG
CHỦ ĐỂ NỘI DUNG
Chủ đề 1.
Khái niệm kế hoạch
1.1. Một kế hoạch kinh doanh là gì?
1.2. Sự khác biệt giữa kế hoạch kinh doanh và những kế hoạch
khác
1.3. Tại sao chúng ta lại phải lập kế hoạch kinh doanh?
Chủ đề 2.
Cơ sở để xây dựng một kế
hoạch kinh doanh
2.1. Nhu cầu thị trường
2.2. Các nguồn lực nông trại
2.3. Những thông số kĩ thuật của các hoạt động trang trại
2.4. Những thông số kinh tế của các hoạt động trang trại
Chủ đề 3.
Những nội dung của một
kế hoạch kinh doanh
3.1. Những nội dung căn bản
3.2. Kế hoạch kinh doanh của hoạt động trồng trọt
3.3. Kế hoạch kinh doanh của hoạt động chăn nuôi
3.4. Kế hoạch kinh doanh của họat động dịch vụ
3.5. Lập kế hoạch toàn trang trại
Chủ đề 4.
Các bước lập kế hoạch
kinh doanh
4.1. Mục tiêu của toàn bộ trang trại, của hoạt động kinh doanh
và của nông hộ
4.2. Xác định những hoạt động kinh doanh đang và sẽ tiến hành
(vật nuôi/trồng trọt/dịch vụ) và phân tích thị trường (chủ đề 3)
4.3. Phân tích các nguồn lực trang trại (chủ đề 2)
4.4. Những yêu cầu/thông số kĩ thuật (các nghiên cứu trường
hợp)
4.5. Tính toán chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của mỗi hoạt
động (lập ngân sách nguồn tiền theo thời vụ và dài hạn) (các
nghiên cứu trường hợp)
4.6. Kế hoạch tài chính cho toàn nông trại (chủ đề 5)
4.7. Phân tích SWOT
4.8. Lập kế hoạch
Chủ đề 5.
Lập kế hoạch tài chính cho
toàn nông trại
5.1. Thế nào là một kế hoạch tài chính? Lí do tại sao chúng ta
cần lập kế hoạch tài chính?
5.2. Những nội dung căn bản của một kế hoạch tài chính
5.3. Các bước lập kế hoạch tài chính
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
3
MỤC LỤC
TÀI LIỆU TẬP HUẤN ................................................................................................................ 1
CHỦ ĐỀ 1: KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH KINH DOANH ................................................................. 4
CHỦ ĐỀ 2: CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP........................ 7
CHỦ ĐỀ 3: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CUẢ KẾ HOẠCH KDNN........................................ 15
CHỦ ĐỂ 4: CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH KDNN TRANG TRẠI............................................ 26
CHỦ ĐỀ 5: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TOÀN TRANG TRẠI............................................. 46
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
4
CHỦ ĐỀ 1: KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH KINH DOANH
A. Mục tiêu
Hoàn thành chủ đề này, học viên có đủ khả năng:
• Xác định tầm quan trọng của một kế hoạch kinh doanh
• Định nghĩa một kế hoạch kinh doanh cho trang trại
• Tập huấn và đưa ra lời khuyên cho những người khác về tầm quan trọng của một kế
hoạch kinh doanh và xác định những khác biệt giữa kế hoạch KDNN và những kế
hoạch khác.
B Kiến thức truyền đạt
1.1. Thế nào là một kế hoạch kinh doanh cho một hoạt động kinh doanh
Cán bộ hướng dẫn sẽ yêu cầu học viên và đặt câu hỏi và trả lời
• Một kế hoạch kinh doanh nông nghiệp là gì?
• Những kiểu kế hoạch kinh doanh một nông trại có thể có là gì?
Cán bộ hướng dẫn sẽ giải thích cho học viên:
• Nói chung kế hoạch kinh doanh nông nghiệp trang trại có liên quan đến tương lai của
nông trại
• Việc lập một kế hoạch kinh doanh nông nghiệp của một trang trại là một dự án xem
xét tất cả những yếu tố hợp lý bao gồm những hoạt động, những nguồn lực cần thiết
và kết quả của mỗi hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu KDNN của trang trại.
• Một kế hoạch kinh doanh nông nghiệp trang trại hay sẽ bao gồm một kế hoạch rõ ràng
để đảm bảo sự thành công lâu dài của việc kinh doanh trong tương lai.
1.2. Sự khác biệt giữa kế hoạch kinh doanh nông nghiệp và những kế hoạch khác
Bài tập 1:
Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn:
• Phân chia học viên thành từng nhóm và yêu cầu học viên phân biệt kế hoạch kinh
doanh nông nghiệp và những kế hoạch khác
• Cán bộ hướng dẫn cũng nên liên hệ đến một số kế hoạch làm ví dụ cho học viên. Ví
dụ kế hoạch tổ chức một buổi họp, kế hoạch mua vô tuyến cho gia đình, kế hoạch thăm viếng bà
con ở nơi xa.
• Nhận xét và đưa ra kết luận
Nhiệm vụ của học viên:
• Thảo luận theo nhóm để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt
• Chọn lựa một báo cáo viên của nhóm để trình bày báo cáo
Kế hoạch kinh doanh Những kế hoạch khác
- -
- -
- -
- -
• Các nhóm báo cáo và thảo luận
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
5
• Cán bộ hướng dẫn nên xem lại nội dung về kế hoạch kinh doanh trong chủ đề 3 để tìm
ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa kế hoạch kinh doanh và những kế hoạch
khác.
1.2. Tại sao chúng ta phải tiến hành lập kế hoạch KDNN trang trại?
Một kế hoạch kinh doanh có thể trả lời được những câu hỏi sau:
• Loại hình sản phẩm/dịch vụ mà anh/chị dự định sản xuất là gì?
• Những mục tiêu kinh doanh của anh/chị là gì?
• Thời điểm anh/chị bắt đầu và kết thúc việc kinh doanh của mình?
• Những nguồn lực anh /chị đang sử dụng trong việc kinh doanh của mình như đất đai,
lao động, vốn, thiết bị, nguồn cung cấp, v.v là gì? Và anh/chị có được chúng từ đâu?
• Làm thế nào để những sản phẩm/dịch vụ đó được tiêu thụ tốt nhất?
• Liệu kế hoạch kinh doanh có thể đạt được những mục tiêu đề ra không? (đạt được lợi
nhuận cao nhất không?)
• Những chi phí kinh doanh của anh/chị là gì?
• Kết quả và hiệu quả kinh doanh?
Cán bộ hướng dẫn sẽ giải thích cho học viên:
Nhiều nông dân nhận thấy nhu cầu cải thiện năng suất hay tiến hành một hoạt động kinh doanh
mới. Một kế hoạch kinh doanh tốt nên cụ thể cho từng nông trại. Nó mô tả tất cả từ những thứ nhỏ
nhất như sổ ghi chép đến những thứ quan trọng như chi phí tiến hành sản xuất hàng năm của nông
trại, lợi nhuận và tiêu thụ sản phẩm. Rõ ràng là những kết quả trang trại đạt được trong tương lai
chính là hiệu quả của những quyết định trong hiện tại (lập kế hoạch kinh doanh nông nghiệp trang
trại)
Mặc dầu tỉ lệ ngẫu nhiên và không chắc chắn cao, nông dân có thể tăng khả năng thành công bằng
cách lập kế hoạch trước. Điều này cũng đúng với những mặt khác của cuộc sống chúng ta, cả cá
nhân lẫn chuyên môn. Đối với những cá nhân tiến hành kinh doanh riêng thì việc lập kế hoạch trở
nên quan trọng hơn vì những khiá cạnh cá nhân cũng như chuyên môn trở nên khó khăn hơn để
giải quyết.
Việc lập kế hoạch kinh doanh nông nghiệp cũng trở nên quen thuộc đối với nông dân, cán bộ
khuyến nông, chính quyền địa phương và những cá nhân có khả năng kinh doanh để lập một kế
hoạch kinh doanh và có quyết định đúng đắn liên quan đến kinh doanh nông nghiệp của họ. Tuy
nhiên, việc lập kế hoạch kinh doanh nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho người nông
dân. Ví dụ, nông dân có thể trở nên chủ động hơn về vốn, lợi dụng những thế mạnh, những cơ hội
và đối mặt với những mối đe doạ, v.v. Tiến trình lập kế hoạch buộc người nông dân phải xem xét
một cách có hệ thống tất cả những khía cạnh của việc kinh doanh của mình. Làm được điều đó,
người nông dân sẽ trở nên hiểu biết hơn về kinh doanh nông nghiệp và môi trường (như môi
trường kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên) mà họ tiến hành hoạt động kinh doanh.
Quy trình lập kế hoạch cũng giúp người nông dân định nghĩa được những mục tiêu và tiếp cận
những ảnh hưởng của những yếu tố không chắc chắn đến những kết quả kinh doanh của họ trong
tương lai. Việc hoàn thiện một kế hoạch kinh doanh có thể là một hoạt động mất nhiều thời gian
nhưng xứng đáng với những nổ lực đã bỏ ra. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là một kế hoạch
kinh doanh được thiết kế tốt sẽ cho thấy những định hướng tốt cho việc kinh doanh. Vì vậy nó
cũng có thể được áp dụng để giữ cho những nguồn lực của trang trại có thể đạt được những mục
tiêu lợi nhuận đã đề ra.
Trong những hoạt động kinh doanh nông nghiệp, việc lập kế hoạch có thể còn cần thiết
hơn bởi những rủi ro vốn có trong sản xuất nông nghiệp. Sau đây là một số rủi ro chính trong