Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểm tra trong giáo dục
PREMIUM
Số trang
71
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1554

Kiểm tra trong giáo dục

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

***

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

KIỂM TRA, THANH TRA

TRONG GIÁO DỤC

(Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục)

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Biên soạn:

TS. Phạm Xuân Hùng

Hà Nội, 2020

2

NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1: KIỂM TRA TRONG GIÁO DỤC

1.1. Các khái niệm kiểm tra, đánh giá

1.1.1. Kiểm tra

Kiểm tra trong tiếng Anh là Checking; trong Đại từ điển 1

tiếng Việt của

Nguyễn Như Ý giải thích kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế,

kiểm tra là tra xét, xem xét, là soát xét lại công việc; kiểm tra là xem xét tình

hình thực tế để đánh giá và nhận xét; kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, thông

tin làm cơ sở cho việc đánh giá.

- Trong quản trị tổ chức: Kiểm tra là chức năng quản lý, kiểm tra việc đo

lường quá trình thực hiện kế hoạch trên thực tế, qua đó phát hiện những sai lệch

nhằm đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo rằng tổ chức sẽ thực hiện

được các mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Bản chất của kiểm tra là một hệ thống phản hồi về kết quả của các hoạt

động. Các nhà khoa học giáo dục cho rằng: kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập

số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét

(xem sơ đồ vòng liên hệ ngược kiểm tra)

Hình 1.1. Sơ đồ bản chất các kiểm tra trong giáo dục

- Trong giáo dục, kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động của

người giáo viên/giảng viên (GV) sử dụng thu thập thông tin về biểu hiện năng

lực (về kiến thức, kỹ năng và thái độ) của học sinh/sinh viên (HS, SV), kiểm tra

1 Nguyễn Như Ý (2011), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố

Đầu vào

(Người học; Mục

tiêu, Nội dung

Chương trình,

Nguồn lực, Định

chế giáo dục…)

Quá trình

Tổ chức thực

hiện giáo dục

và đào tạo

Đầu ra

 Mục tiêu GD

 Mục tiêu ĐT

 Sản phẩm

 Dịch vụ GD

Hệ thống

kiểm tra

3

là thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại hoạt động dạy học thực tế để

giúp đánh giá và nhận xét có đầy đủ minh chứng.

1.1.2. Những yêu cầu đối với hệ thống kiểm tra

a) Qúa trình kiểm tra (gồm 4 bước)

(1) Xây dựng các tiêu chuẩn (tiêu chuẩn chất lượng);

(2) Đo lường các nhiệm vụ theo chuẩn được xây dựng;

(3) So sánh sự khác biệt giữa thực tế các tiêu chuẩn đặt ra;

(4) Đánh giá các quy định điều chỉnh (xem hình 1.2).

Hình 1.2. Sơ đồ vòng liên hệ ngược kiểm tra

b) Những yêu cầu đối với hệ thống kiểm tra

(i) Hệ thống kiểm tra cần được thiết kế theo các kế hoạch (phản ánh kế

hoạch mà chúng theo dõi);

(ii) Kiểm tra phải mang tính đồng bộ (chất lượng của quá trình hoạt động;

chứ không chỉ chú ý đến kết quả cuối cùng);

(iii) Kiểm tra phải công khai, chính xác và khách quan;

(iv) Kiểm tra cần phù hợp với tổ chức và con người trong hệ thống;

(v) Kiểm tra cần phải linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý;

(vi) Kiểm tra cần phải hiệu quả;

(vii) Kiểm tra cần có trọng điểm;

(viii) Kiểm tra cần được tiến hành ngay tại nơi hoạt động (không chỉ dựa

vào số liệu).

Kết quả

mong muốn

Kết quả thực

tế

Đo lường kết

quả thực tế

So sánh với

các tiêu

chuẩn

Thực hiện

điều chỉnh

Xây dựng

chương trình

điều chỉnh

Phân tích

nguyên nhân

sai lệch

Xác định các

sai lệch

4

1.1.3. Đánh giá

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả

công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những

mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện

thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Theo Đại từ

điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, đánh giá là nhận xét, bình phẩm về giá trị.

Đánh giá kết quả giáo dục, là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ

thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu dạy học,

làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong giáo dục tiếp

theo. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính.

Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống, là quá trình thu thập và

xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục, căn cứ

vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động

trong giáo dục tiếp theo. Có thể nói rằng, đánh giá là quá trình thu thập, phân

tích và giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của

các mục tiêu giáo dục; đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng

hay định tính2

.

Đánh giá quốc gia và quốc tế

Đánh giá quốc gia: Các quốc gia đều tăng cường đánh giá cấp quốc gia ở

giáo dục bắt buộc (như SAT ở Singapore, SAT và SCAT ở Hàn Quốc, SAT,

AIMS ở Hoa Kì…) và chủ yếu vào các năng lực cơ bản là đọc, viết, làm toán…3

Đánh giá quốc tế: Các nước tạo ra một số công cụ KT đánh giá rất hữu

hiệu như: Nghiên cứu về xu thế trong Toán học và Khoa học quốc tế (Trends in

International Mathematics and Scientics - TIMSS), nghiên cứu về sự tiến bộ về

năng lực đọc hiểu quốc tế (Program in International Reading Listeracy Study￾PIRLS), cuộc thi và đánh giá quốc tế đối với trường học (International

Competitions and Assessments for Schools - ICAS), chương trình ĐGHS, SV

quốc tế (Program for International Student Assessment -PISA), chương trình

chuẩn so sánh điện tử trong giáo dục(Electronic Benchmarking in Education -

EBIE) ở Australia, đã triển khai đánh giá các trường phổ thông quốc tế…

2 Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thực hành thành quả học tập(phương pháp thực hành), Trường Đại

học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

3 Vũ Thị Phương Anh (2006), “Kiểm tra đánh giá để phục vụ học tập: Xu hướng mới của thế giới và bài học cho Việt

Nam”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của người học bậc trung học”, TP HCM

5

ICAS được triển khai bởi UNSW Global Pty Limited. UNSW Global là

một tổ chức phi lợi nhuận, cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo và tư vấn thuộc

Trường Đại học New South Wales (Australia). ICAS được sử dụng trên 60 quốc

gia, cung cấp các bài KT đánh giá hàng năm về các môn Toán, Khoa học, Tiếng

Anh, viết và kĩ năng máy tính, cung cấp thông tin chi tiết về mỗi HS, SV, lớp và

trường tham gia.

1.1.4. Mối quan hệ giữa kiểm tra và đánh giá

Ở Việt Nam, Luật Giáo dục qui định tại Khoản 1, Điều 8 Luật Giáo dục

năm 2019 nêu rõ: “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định

chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người

học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức

hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở

mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng

trình độ đào tạo”

Kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo là những khâu rất quan trọng

trong quá trình dạy và học. Khoa học về KT ĐG của thế giới đã có bước phát

triển mạnh mẽ cả về lí luận lẫn thực tiễn, trong khi ở Việt Nam, ngành GD chỉ

mới quan tâm đến vấn đề này trong những năm gần đây. Kiểm tra đánh giá trong

giáo dục và đào tạo không chỉ là công cụ cho quản lí chất lượng GD của các cấp

quản lí và của GV mà còn là quyền lợi, niềm vui và cơ hội cho người học.

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo theo hướng tiếp cận

năng lực HS, SV là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng GD nói chung

và đáp ứng yêu cầu đổi mới. Một số tiêu chí so sánh giữa Kiểm tra đánh giá

trong giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực HS, SV được

nêu ở trên tuy chưa đầy đủ, nhưng có thể góp phần giúp giáo viên, giảng viên

(GV) và cán bộ quản lí (CBQL) trường học cải tiến khâu Kiểm tra đánh giá, tạo

tác động tích cực cho việc dạy và học, đồng thời thúc đẩy việc đổi mới nội dung

chương trình và phương pháp dạy học.

Hiện nay có không ít người hiểu nhầm kiểm tra đồng nhất với đánh giá

rằng khi người học được kiểm tra - được gán một điểm số nhất định thì đánh giá

đã xảy ra. Thật ra, hiểu như thế, mới chỉ là một phần của quá trình đánh giá.

Kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục có mối tương quan: kiểm tra là cách thức

là công cụ; đánh giá kết quả là mục đích. Trên thực tế, đánh giá thường được

6

dùng như một hình thức gọi ngắn của thuật ngữ kiểm tra đánh giá. Và nhiều khi

từ “đánh giá” được dùng thay thế để chỉ hoạt động kiểm tra.

1.2. Chức năng của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục

1.2.1. Chức năng sư phạm

Chức năng sư phạm biểu hiện về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển thể

hiện bản chất nhân bản và tiến bộ của một nền giáo dục. Kiểm tra, đánh giá tốt

người học sẽ làm sáng tỏ đúng thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động dạy

học cho phù hợp đạt kết quả tốt hơn.

Thực hiện được chức năng này, kiểm tra đánh giá có thể góp phần hình

thành động cơ học tập cho người học và phát triển nhân cách người học một

cách toàn diện, cụ thể:

Thứ nhất: Động viên kịp thời người học

Động viên người học là tạo động lực thúc đẩy học sinh học tập ngày càng

hứng thú và hiệu quả hơn. Tâm lý học sư phạm chia động lực thành hai loại

chính: động lực bên ngoài (thuộc khách quan), và động lực bên trong (thuộc chủ

quan người học). Việc cho đánh giá nhận xét hay xếp hạng, xếp loại học sinh

trong đánh giá kết quả học tập được xếp vào loại hoạt động khích lệ, là nhân tố

thúc đẩy bên ngoài. Trên thực tế, việc quá đề cao các biện pháp khích lệ này

hoặc áp dụng chúng thái quá sẽ dẫn đến hậu quả về sự nhầm lẫn của kiểm tra

đánh giá (Hodgson, 2010).

Thứ hai: Góp phần phát triển toàn diện

Mục tiêu kiểm tra đánh giá và sự rõ ràng của các chuẩn mực cũng như

tiêu chí đánh giá ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của việc học tập.

Giáo dục và phát triển toàn diện cho người học là mục tiêu hàng đầu.

Ngoài phát triển các năng lực cốt lõi, KTĐG góp phần phát triển cho

người học những giá trị/phẩm chất xã hội như kỹ năng giao tiếp, làm việc hợp

tác, ý thức cộng đồng, lòng tự trọng. Đây là những tố chất quan trọng đối con

người trong xã hội hiện nay.

Thứ ba: Huy động các phương pháp, công cụ đánh giá cần đa dạng (trắc

nghiệm, tự luận, học nhóm, làm đề án, trò chơi, bài tập giải quyết vấn đề….) để

kích thích người học tự bổ sung, phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết

cho cuộc sống.

7

1.2.2. Chức năng xã hội

Kiểm tra, đánh giá người học sẽ giúp cho việc công khai hóa (ba công

khai: chuẩn đầu ta, nguồn lực, chương trình và tài chính) kết quả giáo dục và

đào tạo của HS SV trong trường, báo cáo kết quả học tập giảng dạy trước phụ

huynh học sinh, cộng đồng doanh nghiệp, trước nhân dân, trước các cấp quản lí

giáo dục.

Chức năng xã hội thể hiện bởi năng lực lãnh đạo, quản lý Ngành của các

cấp QLGD được thể hiện qua hai phương diện: (i) phân loại người học; (ii) duy

trì và phát triển chuẩn chất lượng dạy học/giáo dục.

Phân loại người học là mục đích phổ biến của kiểm tra đánh giá giáo dục.

Người học được phân loại về trình độ nhận thức, năng lực tư duy, kiến thức, kỹ

năng, phẩm chất thái độ trên căn cứ hệ thống tiêu chí mà chương trình đào tạo

đã đề ra.

1.2.3. Chức năng kiểm soát và điều chỉnh (tự thân)

Hình 1.3. Kiểm tra đánh giá kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy học

Chức năng kiểm soát và điều chỉnh hay gọi là chức năng khoa học của

kiểm tra: Bản chất của kiểm tra, đánh giá người học mang tính nhân văn rất cao

sẽ giúp cho việc đánh giá, nhận định chính xác về một mặt nào đó trong hoạt

động giáo dục và đào tạo, về hiệu quả thực nghiệm một sáng kiến cải tiến nào đó

trong công tác dạy học.

Xác định một Chu trình dạy học/giáo dục => kiểm tra đánh giá nhằm

kiểm soát việc dạy học/giáo dục => điều chỉnh, cải tiến dạy học/giáo dục là cơ

chế đảm bảo cho việc phát triển chất lượng dạy học.

Mục tiêu

giáo dục (1)

Phương pháp,

phương tiện DH

(3)

Nội dung DH

(Hoạt động) (2)

Kiểm tra

Đánh giá (4)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!