Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN THÙY LINH
KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT
CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN THÙY LINH
KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT
CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành đào tạo: Luật Kinh tế
Mã số 9 38 01 07
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Bùi Nguyên Khánh
2. TS. Vũ Đặng Hải Yến
HÀ NỘI - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các
kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án
Trần Thùy Linh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Bùi
Nguyên Khánh – người hướng dẫn khoa học 1 và TS. Vũ Đặng Hải Yến – người
hướng dẫn khoa học 2, đã tận tình hướng dẫn tác gỉả hoàn thành bản luận án này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các thầy, cô,
anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và đóng góp
những ý kiến quý báu để tác giả có thể hoàn thành được luận án của mình.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH TRONG LUẬN ÁN......................... vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 4
5. Những điểm mới của luận án............................................................................ 4
6. Kết cấu của Luận án ........................................................................................ 5
PHẦN TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.............................. 6
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm soát hành vi lạm
dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường...................................... 6
1.1. Những nghiên cứu về lý luận kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường .............................................................................................................. 6
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về
kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ......................................... 9
1.3. Những nghiên cứu về xu hướng pháp luật và những giải pháp hoàn thiện
pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.................... 14
2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................... 17
3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu .................................................. 20
4. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu ......................................................... 20
4.1. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................20
4.2. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu luận án........................22
KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN................................................................... 23
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 24
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HÀNH VI
LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG...................................... 24
1.1. Kiếm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường .......................... 24
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường............. 24
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và mục đích của kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường ......................................................................................... 34
1.1.3. Các công cụ kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường .......... 39
iv
1.2. Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường...... 42
1.2.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường ............................................................................................................ 42
1.2.2. Mục tiêu kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của pháp
luật cạnh tranh.................................................................................................. 43
1.2.3. Các cách tiếp cận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường....... 46
1.2.4. Cấu trúc pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ..... 49
1.3. Mô hình kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trường theo pháp
luật cạnh tranh các nước ................................................................................. 59
1.3.1. Kinh nghiệm của EU ................................................................................ 59
1.3.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ.......................................................................... 62
1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản....................................................................... 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................. 66
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 67
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ
TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI
VIỆT NAM ...................................................................................................... 67
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng trí thống
lĩnh thị trường ................................................................................................. 67
2.1.1. Quy định về nhận diện doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường ........... 67
2.1.2. Quy định về xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ............ 80
2.1.3. Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường ....................................................................................... 103
2.1.4. Hậu quả pháp lý của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường........... 108
2.2. Thực trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và thực tiễn thi hành
pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường........... 114
2.2.1. Thực trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ........................................................... 114
2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam.............................................. 123
2.2.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc thi hành pháp luật về
kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường..... 128
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................... 132
CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 133
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH
TRANH VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH
THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ....................................................................... 133
3.1. Phương hướng hoàn thiện....................................................................... 133
3.1.1. Đáp ứng các yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế, thích ứng với môi
trường kinh doanh toàn cầu và phù hợp với các cam kết quốc tế ....................... 133
v
3.1.2. Duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh bình đẳng, hiệu quả nhưng không
cản trở mục tiêu đổi mới và tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp ........................ 134
3.1.3. Thể hiện rõ hơn yêu cầu về kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy
pháp lý .......................................................................................................... 136
3.1.4. Xác định rõ mối liên hệ giữa Luật cạnh tranh và các Luật chuyên ngành,
đảm bảo chính sách điều tiết ngành trong những lĩnh vực nhất định.................. 137
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm
dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường của Việt Nam ........... 138
3.2.1. Hiện đại hóa phương pháp tiếp cận trong việc xây dựng các quy định về
kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ..................................... 138
3.2.2. Hoàn thiện quy định về xác định thị trường liên quan.............................. 141
3.2.3. Hoàn thiện quy định về xác định vị trí thống lĩnh thị trường .................... 143
3.2.4. Hoàn thiện quy định về xác định hành vi lạm dụng.................................. 149
3.2.5. Hoàn thiện quy định về các biện pháp xử lý hành vi lạm dụng ................. 157
3.2.6. Hoàn thiện quy định về cơ chế thực thi ................................................... 160
KẾT LUẬN.................................................................................................... 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 166
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CQCT Cơ quan Cạnh tranh
CQLCT Cục Quản lý Cạnh tranh
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ECJ European Court of Justice
Tòa án công lý liên minh Châu Âu
EU European Union
Liên minh Châu Âu
FTA Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
HCCT Hạn chế cạnh tranh
ICN
International Competition Network
Mạng lưới Cạnh tranh quốc tế
NĐ – CP Nghị định - Chính phủ
VTTLTT Vị trí thống lĩnh thị trường
OECD Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc
SSNIP Small but Significant and Non-Transitory Increase in Price
Phép thử độc quyền giả định
TEFU Treaty on the Functioning of the European Union
Công ước về chức năng của liên minh Châu Âu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Bảng 2.1: Số vụ việc lạm dụng VTTLTT điều tra, xử lý giai đoạn 2006-2017 .....125
Bảng 2.2: Số vụ việc HCCT giai đoạn 2006 – 2016 .............................................126
Biểu đồ 2.1: Số vụ việc HCCT giai đoạn 2006 - 2016..........................................126
Biểu đồ 2.2: Phân loại vụ việc điều tra tiền tố tụng giai đoạn 2006 - 2014 ...........126
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sự tích tụ kinh tế trong quá trình cạnh tranh, từ những điều kiện tự nhiên
của thị trường như yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự tồn tại của các rào cản
gia nhập thị trường, sự dị biệt của sản phẩm, sự bảo hộ của quyền lực nhà nước... đã
làm hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Những doanh
nghiệp này nắm giữ quyền lực thị trường và thường có khuynh hướng khai thác
quyền lực đó bằng cách tác động mạnh mẽ đến các yếu tố của thị trường (về giá cả,
sản lượng, chất lượng…) để tận thu lợi ích từ khách hàng, người tiêu dùng và triệt
tiêu khả năng cạnh tranh của đối thủ nhằm duy trì vị thế của mình. Hậu quả là, làm
giảm động lực phát triển của nền kinh tế (các doanh nghiệp thống lĩnh vẫn có thể
thu được lợi nhuận tối đa mà không cần cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ, nâng
cao chất lượng sản phẩm…), xâm hại đến lợi ích của người tiêu dùng (quyền lựa
chọn của người tiêu dùng bị hạn chế, do đó phải mua hàng chất lượng kém hơn với
giá đắt hơn do doanh nghiệp thống lĩnh áp đặt….), làm méo mó, giảm tính cạnh
tranh của thị trường (các doanh nghiệp đối thủ bị chèn ép phải rút khỏi thị trường
hoặc không thể gia nhập thị trường). Về mặt lý thuyết, cơ chế tự điều chỉnh của thị
trường có khả năng làm cho vị thế thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp suy yếu
dần và cuối cùng bị triệt tiêu. Nhưng chính những hành vi lạm dụng của doanh
nghiệp thống lĩnh thị trường dường như làm vô hiệu hóa cơ chế tự điều chỉnh của
thị trường bằng việc tạo ra những rào cản mở rộng kinh doanh hay rào cản gia nhập
thị trường của đối thủ cạnh tranh, khiến cho doanh nghiệp thống lĩnh né tránh được
sức ép cạnh tranh từ các đối thủ có thể làm lung lay vị thế thống lĩnh của nó hoặc
lạm dụng quyền lực mạnh trên thị trường của mình để bóc lột khách hàng, gây thiệt hại
cho khách hàng. Khi đó, sự can thiệp của Nhà nước đối với thị trường ở mức độ nhất
định là cần thiết để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các chủ thể
kinh doanh, là cơ sở quan trọng cho sự vận hành năng động, hiệu quả của nền kinh
thị trường. Sự can thiệp của nhà nước đối với thị trường được thực hiện thông qua
nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật cạnh tranh được coi là công cụ quan
trọng và hiệu quả nhất.
Luật cạnh tranh đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 2004 với các quy định về
kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường khá đầy đủ, cụ thể và chi
tiết. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực thi, các quy định này đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Việc áp dụng các quy định về lạm dụng VTTLTT để xác định doanh nghiệp có
VTTLTT, nhận diện và xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường còn rất
2
khó khăn, phức tạp. Giai đoạn từ 2006 đến 2017 Cục quản lý cạnh tranh (CQLCT),
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về quản lý cạnh tranh, mới chỉ thụ
lý điều tra được 8 vụ việc về hạn chế cạnh tranh (HCCT), trong đó có 4 vụ việc liên
quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Để khắc phục những bất cập
của luật cạnh tranh 2004, đồng thời, đáp ứng đòi hỏi về hoàn thiện các thể chế kinh
tế thị trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu với sự tham gia sâu
rộng của Việt Nam vào các sân chơi chung của khu vực và thế giới như: Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam – EU (EVFTA)… , Luật cạnh tranh 2018 đã được ban hành với nhiều
sửa đổi tích cực liên quan đến kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT. Đến nay, Luật
cạnh tranh 2018 đã có hiệu lực song nhiều nội dung vẫn chưa được hướng dẫn. Vì
vậy, trong bối cảnh giao thời này, việc nghiên cứu, đánh giá các quy định của Luật
cạnh tranh 2004 và nhận thức về nội dung của Luật cạnh tranh 2018 và tìm cách
đưa nó vào cuộc sống là hết sức cần thiết.
Bởi vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” để nghiên
cứu với hy vọng rằng kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có ý nghĩa đáng kể cho cải
cách môi trường cạnh tranh ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quy định và thực tiễn thực thi pháp
luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, luận án hướng
đến mục đích xây dựng các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm soát
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tại Việt Nam.
Để đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản như trên, nhiệm vụ cụ thể của
luận án gồm:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát hành vi
lạm dụng VTTLTT như phân tích và làm rõ các khái niệm thống lĩnh thị trường, lạm
dụng VTTLTT; mục tiêu kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường của pháp luật cạnh tranh; các học thuyết về kiểm soát hành vi lạm dụng
của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường; nội dung điều chỉnh pháp luật cạnh
tranh đối với hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của các hệ thống pháp luật khác (Hoa Kỳ, EU, Nhật
Bản) trong việc kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
thị trường để rút ra những bài học cho Việt Nam.
3
- Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật về kiểm soát hành vi lạm
dụng VTTLTT của Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân cho việc thực thi
chưa hiệu quả các quy định của luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay về chống lạm
dụng VTTLTT.
- Từ thực tiễn của Việt Nam và một số hệ thống pháp luật được lựa chọn để
nghiên cứu đề xuất định hướng và các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp
luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về cạnh tranh;
- Các quy định pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của Việt Nam.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của
Việt Nam. Các báo cáo, tổng kết tình hình thực thi pháp luật về về kiểm soát hành
vi lạm dụng VTTLTT của Việt Nam.
- Kinh nghiệm của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản về kiểm soát hành vi lạm dụng
VTTLTT.
- Các quan điểm khoa học đã được các tác giả cá nhân và các tổ chức công bố
trong các nghiên cứu về cạnh tranh nói chung và hành vi lạm dụng VTTLTT nói
riêng cả trong và ngoài nước.
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng
VTTLTT, như vậy sẽ không bao gồm các hành vi lạm dụng quy định riêng cho
doanh nghiệp độc quyền như cách phân chia của Luật Cạnh tranh Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,
thực trạng quy định và thực tiễn thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng
VTTLTT tại Việt Nam; những vấn đề lý luận và quy định pháp luật về kiểm soát
hành vi lạm dụng VTTLTT tại Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản cũng được nghiên cứu để đề
xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về kiểm soát hành vi lạm
dụng VTTLTT trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến thời điểm hiện tại.
- Phạm vi về văn bản quy phạm pháp luật: Nghiên cứu các quy định về kiểm
soát hành vi lạm dụng VTTLTT trong Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn
thi hành, bao gồm Luật cạnh tranh 2004, Luật cạnh tranh 2018 và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
4
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khoa học pháp lý như phương pháp phân tích – tổng hợp, phương
pháp lịch sử, phương pháp thống kê...trong đó phương pháp nghiên cứu được sử
dụng chủ yếu là phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh. Cụ thể:
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Việc phân tích trước hết được thực hiện
với các quy định luật thực định để phân tích, giải thích và hệ thống hóa các quy
định cụ thể của các hệ thống pháp luật được nghiên cứu. Mục đích của việc phân
tích – tổng hợp các quy định pháp luật là cung cấp một cái nhìn toàn diện, đầy đủ về
các quy định liên quan đến kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của các hệ thống
pháp luật có liên quan đồng thời đưa ra đánh giá việc thực thi các quy định đó. Các
nguồn được sử dụng để phân tích bao gồm văn bản pháp luật, án lệ, các học thuyết.
Phương pháp phân tích cũng được sử dụng đối với các vụ việc thực tiễn, án lệ từ
quá trình thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT ở Việt Nam và
một số hệ thống pháp luật điển hình trên Thế Giới. Việc phân tích các tình huống
nhằm tìm hiểu và đánh giá việc áp dụng các quy định liên quan trên thực tiễn, tìm ra
những điểm chưa đầy đủ, những điểm còn bất hợp lý trong các quy ðịnh của pháp
luật. Ðồng thời việc sử dụng case study sẽ bổ trợ cho những lý lẽ, luận giải và kiến
nghị mà nghiên cứu đưa ra.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để xác định những điểm
giống nhau và khác nhau của các quy định trong các hệ thống pháp luật được
nghiên cứu liên quan đến chống hành vi lạm dụng VTTLTT. Việc so sánh, đối
chiếu nhằm chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và
pháp luật một số nước về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT. Trên cơ sử so sánh,
giải thích và đánh giá, luận án sẽ chỉ ra những giải pháp pháp lý phù hợp cho việc
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT.
5. Những điểm mới của luận án
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa kết quả nghiên cứu ở các công trình khoa học
của các tác giả đi trước, luận án “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” có những điểm mới như
sau:
Thứ nhất, Luận án đã hệ thống, bổ sung và làm sâu sắc những vấn đề lý
luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Luận án xây
dựng và làm rõ nội hàm khái niệm kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường và pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
5
trường. Luận án cũng đã phân tích và làm rõ khái niệm, mục tiêu, các quan điểm
tiếp cận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và cấu trúc
pháp luật về kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo
pháp luật cạnh tranh.
Thứ hai, Luận án đã phân tích khá đầy đủ, chi tiết và có hệ thống thực
trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam hiện nay. Bằng phương pháp so sánh, luận
án đã chỉ ra những điểm tương đồng, mức độ hội nhập giữa các quy định của
Luật cạnh tranh Việt Nam với Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD và một số
hệ thống pháp luật điển hình về cạnh tranh như Hoa Kỳ, EU.
Thứ ba, Luận án đã phân tích những yêu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm
soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm vừa đảm bảo quyền tự do
kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo mục tiêu của pháp luật cạnh tranh.
Trên cơ sở đó, Luận án đã đề xuất những giải pháp mang tính khoa học nhằm
hoàn thiện pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở
Việt Nam trong thời gian tới.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài Mục lục, Mở đầu, Phần tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận và
Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh thị trường.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường và thực tiễn thi hành tại Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về
kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam.
6
PHẦN TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm soát hành vi lạm
dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Mặc dù trong thực tế các trường hợp lạm dụng VTTLTT xảy ra khá thường
xuyên nhưng số lượng các công trình nghiên cứu chuyên ngành dành riêng cho
lĩnh vực này có thể được coi là không được dồi dào như đối với các lĩnh vực
khác của pháp luật cạnh tranh. Năm 1890, khi đạo luật Sherman được thông qua
tại Hoa Kỳ, trở thành đạo luật đầu tiên trên thế giới về kiểm soát độc quyền, việc
nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh đã được bắt đầu. Nhưng phải đến đầu những
năm 50 của thế kỷ 20, mới xuất hiện những nghiên cứu đầu tiên về lạm dụng
VTTLTT sau khi các quy định liên quan của Liên minh Châu Âu có hiệu lực.
Các nội dung nghiên cứu có liên quan đến chủ đề lạm dụng VTTLTT chủ yếu
nằm trong những nghiên cứu chung về luật cạnh tranh, chính sách cạnh tranh,
đặc biệt là về luật và chính sách cạnh tranh của Liên minh Châu Âu (EU), Hoa
Kỳ hay nằm trong những nghiên cứu mang tính so sánh giữa luật và chính sách
cạnh tranh của EU và Hoa Kỳ, vốn được coi là hai mô hình cơ bản của pháp luật
cạnh tranh trên Thế Giới.
1.1. Những nghiên cứu về lý luận kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường
Những nghiên cứu về lý luận kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT tập trung
vào làm rõ các khái niệm thống lĩnh thị trường, quan điểm về hành vi lạm dụng
VTTLTT, sự cần thiết và cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị VTTLTT. Trong
các nghiên cứu, thuật ngữ “độc quyền” đôi khi được sử dụng thay thế cho thuật ngữ
“thống lĩnh thị trường” với bản chất không thay đổi.
Về quan niệm hay khái niệm thống lĩnh thị trường. Nghiên cứu của các tác
giả Marcel Canoy, Eric van Damme và Rey “Dominance and monopolization”
(Thống lĩnh và độc quyền) [37] cho rằng, về mặt khái niệm thì thống lĩnh thị
trường (dominance theo cách gọi của luật cạnh tranh EU) hay độc quyền thị
trường (monopoly theo cách gọi của luật chống độc quyền Hoa Kỳ) đều để chỉ vị
trí đặc quyền của một doanh nghiệp, mang lại cho nó khả năng hành động một
cách độc lập với các đối thủ cạnh tranh, biểu hiện ở khả năng dẫn dắt thị trường
của nó. Nghiên cứu cho rằng rất khó xác định rõ ràng được là hiện tượng thống
lĩnh thị trường hay độc quyền sẽ làm suy giảm hay tăng cường phúc lợi xã hội.
Trên thực tế, việc thiết kế chính sách đối với các doanh nghiệp thống lĩnh hay
độc quyền cũng đưa lại hai thái cực. Nghiên cứu minh chứng bằng quan điểm