Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
738.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1317

Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh,chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH



LÊ NHƯ THƠ

KIỂM SOÁT HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH,

CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế- Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM TRÍ HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

nêu trong luận văn là trung thực. Các dữ liệu, luận điểm được trích dẫn đầy đủ

nếu không thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân tôi. Những

kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình

nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Như Thơ

3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP

LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG..........................7

1.1 Khái niệm cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh............................................7

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh...........................................................................7

1.1.2 Pháp luật cạnh tranh.......... .................................................................8

1.2 Tính đặc thù của cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng............15

1.2.1 Sự liên kết mang tính tự nhiên giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị

trường dịch vụ ngân hàng. .........................................................................17

1.2.2 Sự tham gia của Nhà nước (Ngân hàng Trung ương) vào quá trình

cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. ................................19

1.2.3 Sự cạnh tranh trên lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi những chuẩn mực khắt

khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác...........................................21

1.2.4 Các đặc thù khác do sự tác động của hành vi cạnh tranh trong lĩnh

vực ngân hàng. ....................................................................................26

1.3 Tổng quan pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân

hàng.................................................................................................................29

Kết luận Chương 1............................................................................................32

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LĨNH

VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM........................................................34

4

2.1 Pháp luật về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân

hàng tại Việt Nam: ...................................................................................34

2.1.1 Kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:........................................34

2.1.2 Kiểm soát lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc

quyền: ........................................................................................................37

2.1.3 Kiểm soát tập trung kinh tế ...............................................................39

2.2 Một số vấn đề về thực trạng áp dụng pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế

cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. ................................43

2.2.1 Vấn đề phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng. ......................43

2.2.2 Vấn đề xác định thị trường liên quan trong lĩnh vực ngân hàng. ..44

2.2.3 Một số biểu hiện của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh trên lĩnh vực

ngân hàng.................................................................................................... 49

2.2.4 Vấn đề tập trung kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt

Nam.....5257

2.3 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh

tranh trên lĩnh vực ngân hàng. ...............................................................57

2.3.1 Sửa đổi Luật các TCTD theo hướng xóa bỏ và hạn chế phân biệt đối

xử ........................................................................................................57

2.3.2 Cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể một số quy định về kiểm soát

hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng...............................58

Kết luận Chương 2............................................................................................60

5

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC

NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM..................................................................62

3.1 Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng:

...................................................................................................................62

3.2 Xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân

hàng:..........................................................................................................63

3.2.1 Hành vi khuyến mại bất hợp pháp trong hoạt động ngân hàng:.......63

3.2.2 Hành vi thông tin sai sự thật làm tổn hại đến lợi ích của tổ chức tín

dụng khác và của khách hàng....................................................................67

3.2.3 Hành vi đầu cơ lũng đoạn thị trường tiền tệ, vàng, ngoại tệ. .............70

3.2.4 Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác...................................... 71

3.3 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành

mạnh trên lĩnh vực ngân hàng:.......................................................................82

Kết luận Chương 3.............................................................................................85

KẾT LUẬN.............................................................................................................86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO

là hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải mở cửa rộng hơn theo đúng lộ trình.

Bên cạnh những cơ hội có thể có được thì hệ thống ngân hàng cũng sẽ phải

đương đầu với những thách thức hết sức to lớn. Việt Nam phải chấp nhận sự

gia tăng nhanh chóng của các ngân hàng thương mại nước ngoài có kinh

nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu biết rõ luật pháp Việt Nam. Đồng thời,

Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử

giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh

trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng

nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Cạnh tranh là động lực để phát triển và cũng là cơ sở quan trọng đảm

bảo tự do kinh doanh hợp pháp và mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu

dùng. Là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm trong nền kinh tế, ngành ngân

hàng cần phải có quy định pháp lý hết sức chặt chẽ và hiện đại để điều chỉnh

các hành vi cạnh tranh rất đa dạng và liên tục thay đổi nhằm duy trì môi

trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức tín dụng.

Hành vi cạnh tranh của ngân hàng, về mặt lý thuyết và thực tế, chịu sự điều

chỉnh của cả Luật Cạnh tranh 2004 (sau đây gọi là Luật Cạnh tranh) và Luật các Tổ

chức Tín dụng năm 1997 (sửa đổi bổ sung năm 2004), (sau đây gọi là Luật các

TCTD). Hiện nay Luật các TCTD và Luật Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có những

quy định cụ thể, riêng biệt về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và chống cạnh

tranh không lành mạnh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Trong khi đó, ngành

ngân hàng lại là một ngành kinh tế khá đặc thù khác hẳn so với các loại hình

khác trong nền kinh tế, vì vậy khi áp dụng các quy định của Luật Cạnh tranh

7

trong lĩnh vực ngân hàng đã bộc lộ rõ những điểm không phù hợp của pháp

luật, cần xem xét một cách khoa học trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Những

vấn đề về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh như: quy định về doanh

nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường dựa trên cách tính

về thị phần trên thị trường liên quan, vấn đề tập trung kinh tế; chống những

hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng cần

phải có những quy định cụ thể, phải đưa ra được các quy phạm mang tính chất

riêng, thể hiện đặc thù của ngành ngân hàng.

Hoạt động ngân hàng là một loại hình dịch vụ và lĩnh vực hoạt động

ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm, mọi biến động của ngân hàng cũng có

tác động không nhỏ tới sự phát triển của nền kinh tế và ảnh hưởng đến lợi ích

của người tiêu dùng. Do đó, việc quản lý cạnh tranh và hoàn thiện pháp luật

về quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là rất cần thiết, đặc biệt khi

Việt Nam trở thành thành viên WTO.

Vì vậy luận văn ￾Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, chống cạnh

tranh không lành mạnh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng” tập trung

phân tích, đánh giá một cách khoa học trên cở sở lý luận và thực tiễn về kiểm

soát hành vi hạn chế cạnh tranh, chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh

vực hoạt động ngân hàng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp

luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Liên quan đến đề tài luận văn đã có một số công trình ngiên cứu như:

- Báo cáo về các quy định liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân

hàng tại Việt Nam của Ths. Thái Bảo Anh (Chủ biên), được biên soạn trong

khuôn khổ Dự án Hổ trợ Thương mại Đa biên II (ASIE/2003/005711). Báo

cáo này cung cấp tổng quan về các quy định liên quan đến cạnh tranh ở Việt

8

Nam, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và phương hướng

xây dựng các quy phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

- Báo cáo Tập trung kinh tế tại Việt Nam 2008- Hiện trạng và dự báo,

do Ths. Bạch Văn Mừng, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương chủ biên,

biên soạn tháng 01/2009. Báo cáo rà soát, tổng kết các vấn đề liên quan đến

tập trung kinh tế tại Việt Nam và những dự báo nhằm tạo lập một môi trường

cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Trong báo cáo này có đề cập vấn đề tập

trung kinh tế trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng.

Ngoài ra còn có một số bài viết, đề tài nghiên cứu có đề cập phần nào

nội dung đề tài như: “Áp dụng Luật cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ ngân

hàng” của TS. Nguyễn Văn Tuyến - Tạp chí Luật học số 6/2006; “Một số vấn

đề pháp lý về hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ở Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Lê Thị Thu Thủy, Tạp chí

Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật số 23/2007...

Nhìn chung, các công trình, bài viết này chủ yếu tập trung nghiên cứu

về xây dựng và thực hiện pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam nhưng chỉ ở tầm

khái quát mà chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu và đầy

đủ các cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và

chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực đặc thù: lĩnh vực hoạt động

ngân hàng.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc

áp dụng pháp luật cạnh tranh trên lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

hiện nay; nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành về kiểm soát hành vi hạn

chế cạnh tranh, chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực hoạt động

ngân hàng và thực trạng áp dụng pháp luật; từ đó rút ra những đánh giá và

9

kiến nghị hợp lý cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh

trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại Việt Nam phù hợp với điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế.

3.2 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là: phân tích, đánh giá những

quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, chống cạnh

tranh không lành mạnh trong hoạt động của các ngân hàng thông qua các quy

định của Luật Cạnh tranh; Luật các TCTD, các văn bản hướng dẫn và thực

trạng áp dụng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

hiện nay, trong đó có so sánh, đối chiếu với pháp luật của một số nước trên

thế giới. Đưa ra những kiến nghị nhằm mục đích góp phần xây dựng và hoàn

thiện pháp luật cạnh tranh trên lĩnh vực chuyên biệt: lĩnh vực hoạt động ngân

hàng.

3.3 Phạm vi nghiên cứu: Là các vấn đề lý luận, lý thuyết về kiểm soát

hành vi hạn chế cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh nói chung

và trên lĩnh vực hoạt động ngân hàng nói riêng thông qua các quy định của

pháp luật Việt Nam và một số nước trên Thế giới, chủ yếu là: Liên bang Nga,

Trung Quốc, Liên minh Châu Âu. Luận văn nghiên cứu thực trạng áp dụng

pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trên cơ sở hoạt động của các

ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

4.1 Cơ sở lý luận: Là lý luận về nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa

Mác - Lênin; chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh

tế nói chung và phát triển các ngành dịch vụ nói riêng, đặc biệt là những cam

kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO.

4.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng hai phương pháp

nghiên cứu chính là: phương pháp phân tích - tổng hợp (phân tích quy định

của pháp luật; vấn đề áp dụng của pháp luật trên thực tiễn); phương pháp so

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!