Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi Việt Nam bao giờ cho hết
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
215.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
777

Kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi Việt Nam bao giờ cho hết

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SẢN XUẤT CHẾ BIẾN - TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Tạp chí chăn nuôi số 8 - 08 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NUÔI VIỆT NAM

BAO GIỜ CHO ĐẾN HẾT “DỊCH”?

Đào Lệ Hằng**

Chỉ tính riêng bệnh lở mồm long móng - một

trong những bệnh truyền nhiễm số 1 ở gia súc

móng guốc thì suốt từ năm 1898 kể từ khi bệnh

xuất hiện lần đầu ở Việt Nam tại Nha Trang,

vượt qua cao trào năm 2006 với 52 tỉnh có dịch

và 23.749 con gia súc mắc bệnh thì cho đến tận

bây giờ - năm 2008, dịch vẫn xảy ra lác đác tỉnh

này tỉnh nọ, có nghĩa là chưa bao giờ hết dịch.

Hoặc dịch tai xanh ở lợn cũng chịu cảnh tương

tự xuất hiện lần đầu năm 1997, bùng phát dữ

dội vào 2 đợt 3/2007 ở phía Bắc, tháng 6/2007

ở các tỉnh phía Nam và đến tận 3/2008 vừa qua

lại gây nhức nhối ở nhiều tỉnh thành trong cả

nước.*

Có thể nói dịch bệnh chưa bao giờ được khống

chế triệt để hoặc thanh toán được trong chăn

nuôi ở Việt Nam, thậm chí còn có xu hướng

xuất hiện thêm nhiều loại bệnh mới. Sở dĩ như

vậy vì công tác kiểm dịch của ta còn quá nhiều

bất cập!

Dịch bệnh từ muôn nẻo đường vận chuyển

Từ khi có chuyển đổi cơ chế kinh tế, nhu cầu

vận chuyển lưu thông đối với hàng hóa và sản

phẩm chăn nuôi trong nước và biên giới tăng

cao. Đồng thời với điều này dịch bệnh có xu

hướng gia tăng kể cả về phạm vi, số lượng gia

súc mắc bệnh, tốc độ lây lan, số loài gia súc

mắc bệnh và cả những loại bệnh mới.

Một số bệnh mới xuất hiện là do nhập nội, ví dụ

lần đầu tiên trong lịch sử thú y Việt Nam phát

hiện thấy dịch tai xanh ở lợn trên đàn lợn nhập

* Cục Chăn nuôi.

từ Mỹ vào các tỉnh miền Nam vào năm 1997.

Các chủng mới của bệnh lở mồm long móng

như trước ở Việt Nam chỉ có virus Type O, nay

có thêm Type A (có nguồn gốc từ Campuchia)

và Type Asia 1,...

Sự vận chuyển gia súc gia cầm và các sản phẩm

chăn nuôi qua biên giới chủ yếu theo con đường

nhập lậu trong khi đường biên giới nước ta dài,

lân cận với nhiều nước, lực lượng bảo vệ biên

giới (biên phòng và hải quan) mỏng cộng với

địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp nên công

tác kiểm soát khó khăn. Đấy là chưa kể “hàng

rào” kỹ thuật của ta còn quá đơn giản, các chốt,

trạm kiểm dịch vùng biên giới cũng chủ yếu

quan sát lâm sàng thì khó mà biết con nào đang

mang mầm bệnh trong thời kỳ ủ bệnh. Và thế là

những ổ virus gây dịch cứ ồ ạt tuôn vào nước ta

từ muôn kiểu nẻo đường.

Trong khi thỏa hiệp hợp tác quốc tế về kiểm dịch

của nước ta với các nước lân cận chưa có thì cư

dân 2 nước vẫn hàng ngày mang gia súc của

mình chăn thả chung trên bãi cỏ dọc đường biên

giới, mượn gia súc cày kéo, thậm chí còn trao

đổi gia súc theo phương thức quà tặng nhân dịp

lễ, tết, giỗ, chạp,... ai dám khẳng định đây không

phải là 1 trong những con đường lây bệnh cho

đàn gia súc trong nước.

Sự chênh lệch giá là động cơ số 1 của dân

buôn lậu, nhất là khi có dịch thì bất chấp sự

kiểm soát gắt gao của chính phủ 2 nước, các

con đường mòn xẻ núi băng rừng dắt hoặc chở,

gánh gia súc, sản phẩm chăn nuôi vẫn cứ trào

qua biên giới sang Trung Quốc hoặc ngược lại,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!