Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ THU THẢO
KIỂM SOÁT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI
QUYỀN HÀNH PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KIỂM SOÁT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI
QUYỀN HÀNH PHÁP
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Nhiêm
Học viên: Lê Thị Thu Thảo
Lớp: Cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Khóa: 23
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Kiểm soát của Tòa
án đối với quyền hành pháp” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Văn Nhiêm. Luận văn có sử dụng, trích
dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều
được trích dẫn nguồn cụ thể và chính xác. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong
Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Tác giả
Lê Thị Thu Thảo
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Hội đồng bảo hiến HĐBH
2 Hội đồng nhà nước HĐNN
3 Tòa án nhân dân TAND
4 Tòa án hành chính TAHC
5 Tòa án hiến pháp TAHP
6 Tòa án hiến pháp liên bang TAHPLB
7 Tòa án tối cao TATC
8 Thi hành án THA
9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015
Luật BHVBQPPL năm
2015
10 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 Luật TTHC năm 2015
11 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 Luật TCTAND năm 2014
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..................................................3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài..........................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CỦA TÒA
ÁN ĐỐI VỚI QUYỀN HÀNH PHÁP .....................................................................5
1.1. Khái quát về kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp ...................5
1.1.1 Khái niệm quyền hành pháp........................................................................5
1.1.2. Kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp ........................................8
1.1.3. Đặc điểm của sự kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp...........12
1.1.4. Vai trò của Tòa án trong việc kiểm soát quyền hành pháp......................15
1.2. Phương thức kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp .................19
1.2.1. Kiểm soát quyền hành pháp thông qua chức năng tài phán hiến pháp của
Tòa án.................................................................................................................20
1.2.2. Kiểm soát quyền hành pháp thông qua chức năng tài phán hành chính
của Tòa án ..........................................................................................................22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................27
CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI QUYỀN HÀNH PHÁP Ở
MỘT SỐ NƯỚC......................................................................................................28
2.1. Kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp ở Pháp ..........................28
2.1.1 Kiểm soát của Hội đồng bảo hiến đối với quyền hành pháp ....................28
2.1.2. Kiểm soát của Toà án hành chính đối với quyền hành pháp ..................31
2.2. Kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp ở Đức ............................39
2.2.1. Kiểm soát của Tòa án Hiến pháp đối với quyền hành pháp ....................39
2.2.2. Kiểm soát của Tòa án hành chính đối với quyền hành pháp ...................41
2.3. Kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp ở Mỹ..............................44
2.3.1. Kiểm soát của Tòa án hiến pháp đối với quyền hành pháp .....................45
2.3.2. Kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp thông qua cơ chế xét xử
hành chính ..........................................................................................................49
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................54
CHƯƠNG 3: KIỂM SOÁT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI QUYỀN HÀNH PHÁP
TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
...................................................................................................................................55
3.1. Pháp luật Việt Nam về vấn đề kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành
pháp.......................................................................................................................55
3.1.1. Kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp thông qua cơ chế bảo
hiến .....................................................................................................................55
3.1.2. Kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp thông qua xét xử hành
chính ...................................................................................................................56
3.2. Thực trạng kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp ở Việt Nam60
3.2.1. Tòa án không có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến các văn bản pháp luật
của cơ quan hành pháp ......................................................................................60
3.2.2. Bất cập trong cơ chế xét xử hành chính...................................................62
3.2.3. Tòa án chưa độc lập với cơ quan hành pháp...........................................71
3.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát của Tòa án
đối với quyền hành pháp.....................................................................................73
3.3.1. Cần nhìn nhận lại về vai trò và sự cần thiết của việc kiểm soát quyền
hành pháp bởi Tòa án.........................................................................................73
3.3.2. Thiết lập và vận hành cơ chế bảo hiến do Tòa án thực hiện ...................77
3.3.3. Mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong việc xét xử hành chính...............79
3.3.4. Tăng cường biện pháp đảm bảo thi hành án hành chính.........................82
3.3.5. Tăng cường tính độc lập của Tòa án đối với cơ quan hành pháp ...........84
TIỀU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................87
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mọi quyền lực nhà nước đều cần phải được giám sát, kiểm soát, nếu không
quyền lực đó sẽ trở thành tuyệt đối, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xã hội. Quyền
hành pháp là một bộ phận quan trọng của quyền lực nhà nước. Với tính chất hành
chính, điều hành luôn tạo cho quyền hành pháp tính chủ động, sáng tạo nên rất dễ
dẫn đến quyền hành pháp bị lạm quyền. Các quốc gia dù theo chính thể đại nghị,
tổng thống hay lưỡng tính thì đều không mong muốn có sự lạm quyền trong việc
vận hành quyền lực nhà nước, đặc biệt là quyền hành pháp. Chính vì vậy việc giám
sát, kiểm soát quyền hành pháp luôn được đặt ra trong tất cả các thể chế nhà nước
dân chủ. Để hạn chế sự lạm quyền này các nhà nước đều xây dựng cho mình các cơ
chế, phương thức để kiểm soát quyền hành pháp, trong đó có sự kiểm soát của Tòa
án đối với quyền hành pháp.
Ở Việt Nam, thuật ngữ kiểm soát quyền lực đã chính thức được ghi nhận từ
Hiến pháp năm 20131
. Việc quy định sự kiểm soát giữa các bộ phận của quyền lực
nhà nước thể hiện sự tiếp thu những yếu tố hợp lý của học thuyết phân chia quyền
lực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế Tòa án ở
Việt Nam chưa thực sự được trao quyền kiểm soát đối với quyền hành pháp. Chính
vì vậy việc nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phương thức kiểm soát quyền
lực ở các nước phát triển trên thế giới có ý nghĩa rất quan trọng. Trên cơ sở đó
chúng ta có thể rút ra được bài học kinh nghiệm để vận dụng có hiệu quả, phù hợp
với điều kiện của Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu này, tác giả chọn đề tài “Kiểm
soát của Tòa án đối với quyền hành pháp” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy liên quan đến đề tài chưa có một
công trình nào đề cập trực tiếp và đi sâu vào việc kiểm soát quyền hành pháp bởi
Tòa án. Tuy nhiên, cũng có một số công trình có liên quan đến đề tài như:
Thứ nhất, các sách chuyên khảo về kiểm soát quyền lực nhà nước như cuốn
“Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả
Trịnh Thị Xuyến đã đưa ra cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực, thực tiễn kiểm soát
quyền lực nhà nước một số nước trên thế giới và Việt Nam; một số phương hướng,
giải pháp kiểm soát quyền lực ở nước ta. Tuy nhiên, tác giả mới tập trung vào việc
1 Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
2
kiểm soát quyền lực trên phương diện chính trị mà chưa đi vào vấn đề pháp lý và
việc kiểm soát từng bộ phận cụ thể của quyền lực nhà nước. Ngoài ra còn có các
cuốn “Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước” của tác giả Thái Vĩnh Thắng,
cuốn “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp
1992” của tác giả Trần Ngọc Đường, cuốn “Kiểm soát quyền lực nhà nước” của tác
giả Nguyễn Đăng Dung. Các sách chuyên khảo này đã xem xét vấn đề kiểm soát
quyền lực dưới góc độ lý luận, pháp lý nhưng cũng chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề
kiểm soát quyền hành pháp bởi Tòa án. Thứ hai, các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như: Bài viết “Cơ chế
phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực theo Hiến pháp 1992 ở nước ta” của
tác giả Đào Trí Úc đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 4(59)/2010, bài viết “Tư
tưởng, quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của tác giả
Trần Quốc Việt đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 198/2012, bài viết “Quá
trình nhận thức và thực tiễn vận hành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong
ba mươi năm đổi mới” của các tác giả Trần Ngọc Đường và Nguyễn Quang Anh
đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17(273)/2014… Nhìn chung các tác giả đã
đưa ra quan điểm, khái niệm về kiểm soát quyền lực, cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước ở Việt Nam nói chung nhưng chưa đi sâu vào việc phân tích hoạt động
kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp. Ngoài ra còn có các bài viết khoa học về vấn đề kiểm soát quyền hành pháp
như: Bài viết “Đánh giá hoạt động kiểm soát của hành pháp ở Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Thị Lê Thu đăng trên tạp chí Thanh tra số 7/2016; bài viết “Kiểm soát
quyền hành pháp trong nhà nước pháp quyền” của tác giả Đặng Viết Đạt đăng trên
tạp chí Tổ chức nhà nước số 11/2013; bài viết “Về kiểm soát quyền lực hành pháp
trong hệ thống quyền lực nhà nước Việt Nam hiện nay” của tác giả Vũ Thư đăng
trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2006. Các bài viết này đã đề cập đến vấn
đề kiểm soát quyền hành pháp song chủ yếu nhìn nhận ở góc độ quyền lập pháp
kiểm soát quyền hành pháp. Còn vấn đề Tòa án kiểm soát đối với quyền hành pháp
thì chưa được thể hiện nhưng cũng cần nhận thức rằng quyền hành pháp là một bộ
phận của quyền lực nhà nước nên việc kiểm soát quyền lực nhà nước luôn có sự
kiểm soát quyền hành pháp. Chính vì vậy, những công trình trên có ý nghĩa quan
trọng việc xây dựng cơ sở lý luận về kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp.
Từ việc thu thập và tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài này, tác giả có thể
khẳng định chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, đầy đủ, toàn diện liên quan
3
đến vấn đề này. Do đó nội dung của đề tài đáp ứng được điều kiện về tính mới cũng
như mở ra hướng nghiên cứu mới cho khoa học pháp lý ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Khi chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sỹ, tác giả hướng đến các mục
đích xây dựng cơ sở lý luận, hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm soát quyền hành
pháp của Tòa án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Để đạt
được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu mô hình,
phương thức kiểm soát đối với quyền hành pháp của Tòa án ở một số nước. Từ đó,
rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng phù hợp với tình hình của Việt Nam. Thứ
hai, tiếp cận vai trò kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp ở Việt Nam.
Phân tích các quy định pháp luật thể hiện quyền kiểm soát của Tòa án đối với quyền
hành pháp. Từ đó đi đến đánh giá những phương thức kiểm soát này, kết hợp với
kinh nghiệm nước ngoài để đề ra một số kiến nghị cho Việt Nam trong việc xây
dựng phương thức kiểm soát quyền hành pháp. Thứ ba, xây dựng cơ sở lý luận về
việc kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ này, tác giả nghiên cứu trong phạm vi
sau: Thứ nhất, tác giả chỉ nghiên cứu sự kiểm soát đối với quyền hành pháp thông
qua hoạt động, vai trò của Tòa án mà không phải là các cơ quan thực hiện quyền tư
pháp kiểm soát quyền hành pháp. Thứ hai, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu phương
thức kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp ở một số nước cụ thể là Pháp,
Đức, Mỹ. Thứ ba, đối với Việt Nam, tác giả chỉ tập trung vào phương thức kiểm
soát đối với hoạt động của cơ quan hành pháp quan trọng, chủ yếu là Chính phủ và
các cơ quan hành chính ở địa phương.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trong luận văn. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: tác giả sử dụng các phương pháp sau:
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê.
Thứ nhất, phương pháp phân tích, tổng hợp: chủ yếu được sử dụng trong
Chương 1. Phương pháp này được sử dụng để phân tích, lý giải về cơ sở lý luận của
kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp. Trong Chương 2, phương pháp này
được sử dụng để phân tích phương thức kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành
pháp ở một số nước. Trong Chương 3, phương pháp được sử dụng để phân tích
4
những quy định của pháp luật Việt Nam thể hiện sự kiểm soát của Tòa án đối với
hành pháp, từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế. Phân tích khả năng vận dụng kinh
nghiệm các nước phù hợp tình hình, điều kiện của Việt Nam. Từ đó đưa ra các kiến
nghị, giải pháp. Gắn liền với phương pháp phân tích trên là phương pháp tổng hợp,
phương pháp này được sử dụng để tổng kết các vấn đề được phân tích cũng như đưa
ra kết luận cho từng mục, từng chương và kết luận toàn luận văn.
Thứ hai, phương pháp so sánh: chủ yếu được sử dụng trong Chương 2,
phương pháp này được sử dụng để so sánh sự kiểm soát của Tòa án đối với hành
pháp ở một số nước và Việt Nam. Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm
phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Thứ ba, phương pháp thống kê: chủ yếu được sử dụng trong Chương 2, 3 khi
đưa ra các số liệu minh chứng cho các lập luận của tác giả. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu có giá trị cho những ai
muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành
pháp. Qua quá trình nghiên cứu tác giả sẽ phân tích và làm rõ trong đề tài những
vấn đề lý luận và pháp lý của các nước về kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành
pháp. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây
dựng cơ chế kiểm soát quyền hành pháp bởi Tòa án. Bên cạnh đó, tác giả sẽ phân
tích quy định pháp luật của Việt Nam, chỉ ra những bất cập, nguyên nhân cũng như
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm soát quyền
hành pháp bởi Tòa án. Do đó, nội dung của đề tài còn là một cơ sở dữ liệu có giá trị
tham khảo, góp phần phổ biến kiến thức pháp lý cho sinh viên, học viên, nhà nghiên
cứu, nhà làm luật khi tìm hiểu, nghiên cứu về kiểm soát của Tòa án đối với quyền
hành pháp. 7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung
của luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực của Tòa án đối với quyền
hành pháp
Chương 2: Kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp ở một số nước
Chương 3: Kiểm soát của Tòa án đối với quyền hành pháp tại Việt Nam – Thực trạng và một số giải pháp