Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
751

Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở Viêt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢƠNG THỊ MINH THÙY

KIỂM SOÁT CỦA LẬP PHÁP ĐỐI VỚI

HÀNH PHÁP Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 02 NĂM 2018

TRƢƠNG THỊ MINH THÙY CHUYÊN NGÀNH LU

ẬT HI

ẾN PHÁP VÀ LU

ẬT HÀNH CHÍNH KHÓA 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIỂM SOÁT CỦA LẬP PHÁP ĐỐI VỚI

HÀNH PHÁP Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60380102

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Văn Nhiêm

Học viên: Trƣơng Thị Minh Thùy, Lớp: Cao học Luật, Khóa 23

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài “Kiểm soát của lập pháp

đối với hành pháp ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dƣới

sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Vũ Văn Nhiêm. Luận văn có sử dụng, trích dẫn

ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều đƣợc trích dẫn

nguồn cụ thể và chính xác. Các số liệu, thông tin đƣợc sử dụng trong Luận văn là hoàn

toàn khách quan và trung thực.

Tác giả

Trƣơng Thị Minh Thùy

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Viết đầy đủ Viết tắt

1

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng

nhân dân năm 2015

Luật HĐGS của QH và

HĐND 2015

2 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 Luật TCQH 2014

3 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 Luật TCCP 2015

4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Luật BHVBQPPL 2015

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CỦA LẬP PHÁP ĐỐI VỚI

HÀNH PHÁP................................................................................................................. 5

1.1. Khái niệm và sự cần thiết của việc lập pháp kiểm soát hành pháp ............... 5

1.1.1. Khái niệm kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ................................... 5

1.1.2. Sự cần thiết của việc lập pháp kiểm soát hành pháp...................................... 7

1.2. Nội dung và phƣơng thức kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ........ 11

1.2.1. Nội dung kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ................................... 11

1.2.2. Các phương thức kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ...................... 14

1.3. Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở một số nƣớc ........................... 21

1.3.1. Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở Vương quốc Anh................... 21

1.3.2. Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ...... 25

1.3.3. Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở Cộng hòa Pháp..................... 30

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 35

CHƢƠNG 2: KIỂM SOÁT CỦA LẬP PHÁP ĐỐI VỚI HÀNH PHÁP TRONG

CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN

THIỆN.......................................................................................................................... 36

2.1. Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp trong các bản Hiến pháp Việt

Nam ........................................................................................................................... 36

2.1.1. Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp trong Hiến pháp năm 1946...... 36

2.1.2. Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp trong Hiến pháp năm 1959...... 39

2.1.3. Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp trong Hiến pháp năm 1980...... 42

2.1.4. Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp trong Hiến pháp năm 1992 (sửa

đổi, bổ sung năm 2001) .......................................................................................... 44

2.1.5. Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp trong Hiến pháp năm 2013...... 47

2.2. Thực trạng kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở Việt Nam............ 50

2.2.1. Thực trạng kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông qua cách thức

hình thành hành pháp ............................................................................................. 50

2.2.2. Thực trạng kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông qua chất vấn 50

2.2.3. Thực trạng kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông qua lấy phiếu

tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm ................................................................................. 55

2.2.4. Thực trạng kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông qua xem xét báo

cáo của hành pháp.................................................................................................. 60

2.2.5. Thực trạng kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông qua xem xét văn

bản của hành pháp.................................................................................................. 62

2.2.6. Thực trạng kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông qua các Ủy ban

của Quốc hội........................................................................................................... 64

2.3. Kiến nghị hoàn thiện về kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở Việt

Nam ........................................................................................................................... 66

2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện về kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông

qua cách thức hình thành hành pháp ..................................................................... 67

2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện về kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông

qua chất vấn............................................................................................................ 67

2.3.3. Kiến nghị hoàn thiện về kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông

qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm........................................................... 69

2.3.4. Kiến nghị hoàn thiện về kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông

qua xem xét báo cáo của hành pháp....................................................................... 72

2.3.5. Kiến nghị hoàn thiện về kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông

qua xem xét văn bản của hành pháp....................................................................... 74

2.3.6. Kiến nghị hoàn thiện về kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp thông

qua các Ủy ban của Quốc hội................................................................................. 75

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 77

KẾT LUẬN............................................................................................................... 78

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thể chế hóa Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) và kế thừa quy định của Hiến pháp

năm 1992 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001) về sự phân công, phối hợp giữa các cơ

quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp, Khoản

3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự

phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các

quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Nhƣ vậy, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung

một nội dung mới trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Đó

là sự “kiểm soát” giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập

pháp, hành pháp và tƣ pháp.

Trong việc kiểm soát các quyền kể trên, kiểm soát hành pháp luôn đƣợc xem là

“tâm điểm”. Bởi lẽ, hành pháp với vị trí là trung tâm quyền lực nhà nƣớc luôn có

khả năng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạm quyền, lộng quyền

1

. Mặt khác, trong thời gian

qua ở nƣớc ta, thực tế cho thấy có nhiều vụ việc biểu hiện sự sai phạm của hành

pháp, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, môi trƣờng… Chính vì thế,

vấn đề kiểm soát hành pháp càng trở nên cấp thiết hơn.

Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung, có nhiều

chủ thể có quyền kiểm soát hành pháp, nhƣ: Quốc hội (lập pháp), Tòa án (tƣ pháp),

Viện kiểm sát nhân dân2

, nhân dân3… Tuy nhiên, ở nƣớc ta, trong số các chủ thể

trên, Quốc hội - với vị trí là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”, “giám sát tối

cao đối với hoạt động của Nhà nước” – có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc

kiểm soát hành pháp. Theo đó, Quốc hội (lập pháp) có thể kiểm soát Chính phủ

(hành pháp) bằng những phƣơng thức nhƣ: kiểm soát thông qua việc thành lập

Chính phủ, kiểm soát thông qua chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm… Tuy nhiên, vì hoạt

động kiểm soát nói chung và kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp nói riêng chỉ

mới đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 nên bên cạnh những thành tựu đạt

đƣợc, việc kiểm soát này vẫn khó tránh khỏi những bất cập, hạn chế. Mặc dù trong

1 Trần Quốc Việt (2015), “Hoạt động kiểm soát quyền hành pháp của Nghị viện các nƣớc Anh, Pháp, Mỹ”,

Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3, tr. 10.

2 Dƣơng Thanh Biểu (2013), “Viện kiểm sát nhân dân với tƣ cách là thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nƣớc”,

Tạp chí Kiểm sát, số 5, tr. 11.

3 Nguyễn Quang Anh (2015), “Cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nƣớc ở một số nƣớc và những giá

trị tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6 (286), tr. 15.

2

thời gian qua, những vấn đề này đã đƣợc quan tâm nghiên cứu nhƣng các công trình

vẫn chƣa tập trung tìm hiểu sâu và toàn diện về kiểm soát của lập pháp đối với hành

pháp ở Việt Nam. Với các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát của lập pháp

đối với hành pháp ở Việt Nam” để nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện các bất

cập trong quy định của pháp luật về vấn đề này.

2. Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề kiểm soát quyền

lực nhà nƣớc nói chung và kiểm soát quyền hành pháp nói riêng.

Đầu tiên có thể kể đến khóa luận “Vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát giữa

các cơ quan trong việc thực hiện quyền hành pháp” của tác giả Lê Quý Dậu thực

hiện năm 2015. Mặc dù khóa luận có nghiên cứu về vấn đề kiểm soát quyền hành

pháp nhƣng nội dung của khóa luận này khá rộng, bao gồm cả vấn đề phân công,

phối hợp và kiểm soát. Do đó, vấn đề kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp

chƣa đƣợc nghiên cứu sâu. Bên cạnh đó, khóa luận “Sự kiểm soát giữa lập pháp và

hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Trần

Xuân Vĩ thực hiện năm 2017 là công trình nghiên cứu về sự kiểm soát hai chiều

giữa lập pháp và hành pháp. Mặc dù vấn đề kiểm soát của lập pháp đối với hành

pháp đã đƣợc đề cập và phân tích nhƣng vì khóa luận tập trung nghiên cứu sự kiểm

soát ở cả hai chiều nên những nội dung phân tích về sự kiểm soát này vẫn còn khá

khái quát. Đối với hai khóa luận này, luận văn có thể kế thừa các vấn đề lý luận về

sự cần thiết của việc kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, một số thực trạng liên quan đến

kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp và những ý tƣởng, kiến nghị để hoàn

thiện sự kiểm soát này.

Ngoài ra, còn có một số công trình khác nghiên cứu về vấn đề này nhƣ: (1) Sách

“Kiểm soát quyền lực nhà nước - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”

của tác giả Trịnh Thị Xuyến, xuất bản năm 2008. Nội dung sách này chỉ ra các vấn

đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn về việc kiểm soát quyền lực nhà nƣớc nói chung,

trong đó có quyền hành pháp. Luận văn có thể kế thừa và phát triển các cơ sở lý

luận về kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trong sách này. (2) Sách “Phân công, phối

hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992” của tác giả Trần

Ngọc Đƣờng, xuất bản năm 2012. Nội dung quyển sách này phân tích về các vấn đề

xoay quanh cả ba phƣơng diện “phân công, phối hợp và kiểm soát”. Do đó, vấn đề

kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát hành pháp vẫn chƣa đƣợc tập trung nghiên cứu đầy

đủ. (3) Sách “Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà

3

nước ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Minh Đoan, xuất bản năm 2016 và

sách “Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam” của tác giả

Nguyễn Long Hải, xuất bản năm 2017. Những công trình này tập trung phân tích về

vấn đề kiểm soát đối với ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.

Trong đó có liên hệ với quy định của Hiến pháp năm 2013 và văn bản pháp luật

hiện hành. Mặc dù việc kiểm soát hành pháp đƣợc các tác giả phân tích khá cụ thể

nhƣng vấn đề lập pháp kiểm soát hành pháp chỉ đƣợc đề cập một cách khái quát.

Một số công trình nghiên cứu khác về kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp

cũng đƣợc thể hiện dƣới hình thức các bài viết đăng trên tạp chí khoa học nhƣ: bài

viết “Về kiểm soát quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước Việt

Nam hiện nay” của tác giả Vũ Thƣ đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 12

(224)/2006; bài viết “Về quyền hành pháp của Chính phủ trong cơ chế phân công,

phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước” của hai tác giả Nguyễn Phƣớc Thọ, Cao

Anh Đô đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22 (207)/2011; bài viết “Kiểm

soát quyền hành pháp trong nhà nước pháp quyền” của tác giả Đặng Viết Đạt đăng

trên Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 11/2013; bài viết “Hoạt động kiểm soát quyền

hành pháp của Nghị viện các nước Anh, Pháp, Mỹ” của tác giả Trần Quốc Việt

đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 3/2015; bài viết “Kiểm soát quyền lực hành

pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Lê Thị

Anh Đào đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số 541/2016... Tuy nhiên, nội dung

các bài viết này chủ yếu tập trung vào sự kiểm soát quyền hành pháp nói chung,

chƣa nghiên cứu sâu về kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở Việt Nam.

Nhƣ vậy, từ tình hình nghiên cứu trên có thể thấy, cho đến nay chƣa có một công

trình nào nghiên cứu sâu, toàn diện và có tính hệ thống về kiểm soát của lập pháp

đối với hành pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình trên đều là cơ sở, nền tảng

để luận văn kế thừa và phát triển.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Thứ nhất, phân tích và đƣa ra cơ sở lý luận về sự kiểm soát của lập pháp đối với

hành pháp.

Thứ hai, làm rõ sự kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp trong năm bản Hiến

pháp Việt Nam, thực trạng và các kiến nghị hoàn thiện đối với sự kiểm soát này.

4. Phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!