Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kịch bản và kịch bản truyền hình - phần 1
MIỄN PHÍ
Số trang
15
Kích thước
144.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
974

Kịch bản và kịch bản truyền hình - phần 1

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

KỊCH BẢN VÀ KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH

(Phần 1)

1. Khái niệm về kịch bản

Kịch bản bắt nguồn từ tiếng La tinh csenario, có nghĩa là văn bản kịch hoặc

văn bản viết có tính kịch dùng để chỉ một bộ phận cấu thành rất quan trọng của tác

phẩm văn học, điện ảnh hay truyền hình. Theo từ điển tiếng Việt do Giáo sư

Hoàng Phê chủ biên, Nxb Khoa học xã hội định nghĩa: “Kịch bản- đó là vở kịch ở

dạng văn bản”.

Tuy nhiên, nếu đưa ra khái niệm này vào các dạng kịch bản văn học, kịch

bản điện ảnh và kịch bản truyền hình, thì việc giải nghĩa trên đây là chưa thật đầy

đủ, đặc biệt đối với kịch bản truyền hình.

Thuật ngữ kịch bản tồn tại đã lâu. Từ dùng để chỉ một chương trình đã

được phác thảo hoặc bản tóm tắt của một tác phẩm kịch. Nó được hiểu như một

bản miêu tả sơ lược trật tự các lớp của của vở diễn. Bản thân từ “Senari” xuất hiện

thuật ngữ sân khấu “Senarius”, chỉ người đứng sau sân khấu chỉ đạo cho các diễn

viên bao giờ đến lượt họ ra biểu diễn, đồng thời theo dõi để những hành động diễn

ra kịp thời, đúng lúc.

Để tồn tại với một diện mạo phong phú và cách thức ứng dụng linh hoạt

như hiện nay, kịch bản đã có một lịch sử về nguồn gốc của nó. Kịch bản xuất hiện

cùng với sự ra đời của loại hình sân khấu kịch, cũng có thể coi nguồn gốc của nó

là kịch bản văn học. Người viết kịch bản phải biết xuất phát từ những sự đối lập

đang âm ỉ hay đã vùng trỗi dậy trong hiện thực đời sống để sáng tạo những tình

huống xung đột vừa khái quát, vừa cụ thể. Trải qua nhiều bước kế thừa và phát

triển, kịch bản dần dần đã có sự biến hoá linh hoạt để thích ứng với từng loại hình

sáng tác. Lịch sử loài người là lịch sử của những kế thừa. Điện ảnh ra đời là sự kế

thừa của nhiếp ảnh, sân khấu, văn học, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc; còn truyền

hình là sự kế thừa từ điện ảnh và báo chí. Như vậy, sự ra đời của các dạng kịch

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!