Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khu hệ giun đất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THANH TÙNG
KHU HỆ GIUN ĐẤT Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Hà Nội, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THANH TÙNG
KHU HỆ GIUN ĐẤT Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 62.42.01.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. ĐỖ VĂN NHƯỢNG
2. PGS. TS. TRẦN NHÂN DŨNG
Hà Nội, 2013
I
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thực địa ở Đồng bằng sông Cửu Long,
Việt Nam dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đỗ Văn Nhượng và PGS. TS.
Trần Nhân Dũng. Các số liệu và kết quả của luận án là trung thực, khách quan và
chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thanh Tùng
II
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận án này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá
nhân. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Ban chủ nhiệm Bộ môn Sư Phạm Sinh học, Ban chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Ban
giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện cho tôi được tham gia khóa học
và kinh phí để thực hiện đề tài.
- Bộ môn Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi trong học tập và nghiên cứu tại trường.
- GS. TSKH. Thái Trần Bái đã trực tiếp giám định các mẫu vật và cung cấp nhiều
tài liệu cần thiết, góp ý, giải đáp những thắc mắc về phân loại học giun đất và luôn động
viên giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn nhất.
- PGS. TS. Đỗ Văn Nhượng đã định hướng cho đề tài, cung cấp các tài liệu và nhiệt
tình hướng dẫn về chuyên môn khu hệ và luôn đôn đốc, động viên trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
- PGS. TS. Trần Nhân Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý
báu về sinh học phân tử và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện các thí nghiệm ở Viện
Công nghệ Sinh học và Ứng dụng – Trường Đại học Cần Thơ.
- TS. Phan Thị Bích Trâm đã giúp đỡ chuyên môn và tạo điều kiện để sử dụng
phòng thí nghiệm Sinh hóa thực hiện thí nghiệm phân tích độ đạm của giun đất. ThS. Lê
Thành Nghề đã hỗ trợ trong việc thiết kế và vẽ các bản đồ cho đề tài. TS. Trần Thị Thanh
Bình luôn giúp đỡ về các thủ tục hành chánh trong suốt khóa học.
- ThS. Nguyễn Thị Kim Phước chuyên ngành Sinh Thái học khóa 16 và các em
sinh viên khóa 31, 32, 33, 34 của ngành Sư phạm Sinh và Sư phạm Sinh KTNN – Trường
Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ thu mẫu, thực hiện các tiêu bản hiển vi sử dụng trong đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Ba, vợ, các anh chị trong gia đình cùng toàn
thể quý thầy cô và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, luôn động viên và nhiệt tình
giúp đỡ trong những lúc cần thiết.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thanh Tùng
III
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................V
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................VI
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................VIII
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU................................................................ 2
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.......................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG GIUN ĐẤT ............................................ 4
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 4
1.1.2. Ở Việt Nam.............................................................................................. 7
1.1.3. Ở Nam Bộ ............................................................................................... 13
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌC CỦA GIUN ĐẤT....................... 15
1.2.1. Khái quát về hệ thống các taxon bậc cao .................................................. 15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu phân loại học của nhóm loài Pheretima .................. 16
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIUN ĐẤT ......................................... 19
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU......................................................... 21
2.1.1. Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long................................................... 21
2.1.1.1. Địa hình..................................................................................... 21
2.1.1.2. Đất đai ...................................................................................... 23
2.1.1.3. Khí hậu...................................................................................... 25
2.1.1.4. Chế độ thủy văn......................................................................... 25
2.1.2. Bố trí thí nghiệm và thời gian nghiên cứu................................................. 26
2.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 27
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 27
2.2.1.1. Mẫu vật ..................................................................................... 27
2.2.1.2. Dụng cụ và thiết bị..................................................................... 27
2.2.1.3. Hóa chất.................................................................................... 29
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 29
2.2.2.1. Phương pháp thu mẫu................................................................ 29
2.2.2.2. Phương pháp xử lý mẫu ............................................................. 29
IV
2.2.2.3. Phương pháp định loại .............................................................. 30
2.2.2.4. Phương pháp xác định các nhóm hình thái - sinh thái................ 31
2.2.2.5. Cơ sở xác định tính chất địa động vật và mức độ gần gũi ..................32
2.2.2.6. Các phương pháp xác định mối quan hệ phân loại học .............. 34
2.2.2.7. Phương pháp phân tích các chỉ số đa dạng................................ 36
2.2.2.8. Một số phương pháp khác và xử lý số liệu.................................. 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. KHU HỆ GIUN ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG..................................... 37
3.1.1. Danh lục các loài giun đất ở ĐBSCL........................................................ 37
3.1.2. Khóa định loại các loài giun đất ở ĐBSCL............................................... 106
3.1.3. Tính chất khu hệ giun đất ở ĐBSCL......................................................... 109
3.1.3.1. Cấu trúc thành phần loài ........................................................... 109
3.1.3.2. Mối quan hệ khu hệ giun đất ĐBSCL với các khu hệ lân cận...... 113
3.1.3.3. Tính chất địa động vật của khu hệ giun đất ĐBSCL .................. 115
3.1.4. Mối quan hệ phân loại học giữa các loài giun đất ở ĐBSCL..................... 117
3.1.4.1. Mối quan hệ phân loại học trên cơ sở hình thái ........................ 117
3.1.4.2. Mối quan hệ phân loại học trên cơ sở sinh học phân tử.............. 122
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở ĐBSCL............................................. 124
3.2.1. Đặc điểm phân bố theo các dạng địa hình................................................. 124
3.2.2. Đặc điểm phân bố theo mùa ..................................................................... 129
3.2.3. Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh ............................................................. 134
3.2.4. Đặc điểm phân bố theo độ sâu.................................................................. 136
3.3. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG GIUN ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.............. 141
3.3.1. Tình hình sử dụng giun đất ở ĐBSCL ...................................................... 141
3.3.2. Một số định hướng nghiên cứu và sử dụng giun đất ở ĐBSCL ................. 142
3.3.2.1. Sử dụng giun đất để cung cấp nguồn đạm.................................. 142
3.3.2.2. Sử dụng giun đất để cải tạo đất ................................................. 145
3.3.2.3. Sử dụng giun đất để giảng dạy thực hành................................... 146
3.3.2.4. Một số hướng nghiên cứu khác .................................................. 147
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN............................................................................................................... 148
2. ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................. 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
V
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa
1. A Cá thể non
2. BH Bãi hoang
3. BTXS Bồn trũng xa sông
4. C Cá thể trưởng thành
5. ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
6. ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
7. ĐBPSVS Đồng bằng phù sa ven sông
8. ĐTCLN Đất trồng cây lâu năm
9. ĐTCNN Đất trồng cây ngắn ngày
10. H Huyện
11. HHVB Hỗn hợp ven biển
12. KCN Khu chăn nuôi
13. MN Mép nước
14. RT Rừng trồng
15. RTN Rừng tự nhiên
16. TP Thành phố
17. TT Thị trấn
18. TX Thị xã
19. VN Vùng núi
20. VQG Vườn quốc gia
21. VXCN Vườn xoài chân núi
22. X Xã
VI
DANH LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng loài, giống, họ giun đất đã công bố ở một số quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới ........................................................................................ 5
Bảng 1.2: Số lượng loài và phân loài trong mỗi giống của các họ giun đất ở Việt Nam. 11
Bảng 1.3: Các loài giun đất đã xác định tên khoa học được phát hiện ở Nam Bộ........... 14
Bảng 1.4: Đặc điểm xác định các giống trong nhóm loài Pheretima Kingberg, 1867 ..... 17
Bảng 2.1: Đặc điểm phân biệt giữa 3 nhóm hình thái – sinh thái của giống Pheretima ...........31
Bảng 3.1: Danh sách và tần số xuất hiện giun đất ở các địa hình khác nhau của ĐBSCL........37
Bảng 3.2: Các điểm khác biệt giữa Ph. mangophila, Ph. thaii và Ph. houlleti.............. 62
Bảng 3.3: Điểm khác biệt giữa Ph. sp. 5, Ph. gastromonotheca và Ph. monotheca.....................67
Bảng 3.4: Các điểm khác biệt giữa Ph. sp. 7 với Ph. exilodes........................................ 71
Bảng 3.5: Các đặc điểm khác biệt giữa Ph. sp. 8 với Ph. houlleti và Ph. campanulata..........75
Bảng 3.6: Một số đặc điểm sai khác giữa Ph. multitheca dipapillata và Ph. sp. 9.......... 78
Bảng 3.7: Một số đặc điểm sai khác giữa Ph. multitheca multitheca và Ph. sp. 15 ....... 89
Bảng 3.8: Một số đặc điểm sai khác giữa Drawida delicata và Drawida sp. 1............... 102
Bảng 3.9: Số lượng taxon bậc loài của các giống và họ giun đất ở ĐBSCL ................... 109
Bảng 3.10: Đặc điểm phân biệt các loài trong nhóm loài peguana ở ĐBSCL................. 111
Bảng 3.11: Các loài chung nhau giữa khu hệ giun đất ĐBSCL với các khu hệ lân cận .. 114
Bảng 3.12: Các yếu tố địa động vật trong khu hệ giun đất ĐBSCL................................ 117
Bảng 3.13: Các đặc điểm và các tính trạng để xác định mối quan hệ phân loại học của
các loài giun đất ở ĐBSCL............................................................................... 120
Bảng 3.14: Số loài, chỉ số đa dạng và chỉ số “bình quân” của các dạng địa hình ở
ĐBSCL............................................................................................................ 125
Bảng 3.15: Thành phần loài, mật độ, sinh khối và độ phong phú của các loài giun đất
trong các mẫu thu vào mùa mưa và mùa khô ở từng dạng địa hình thuộc
ĐBSCL............................................................................................................ 126
Bảng 3.16: Thành phần loài, mật độ, sinh khối và độ phong phú của các loài giun đất
thu vào mùa mưa trong từng loại núi ở ĐBSCL ............................................... 128
VII
Bảng 3.17: Thành phần loài, mật độ, sinh khối và độ phong phú của các loài giun đất
trong mẫu thu vào mùa khô và mùa mưa ở ĐBSCL.......................................... 133
Bảng 3.18: Thành phần loài, mật độ và sinh khối của các loài giun đất ở các tầng đất
trong mẫu thu vào mùa mưa và mùa khô ở ĐBSCL ................................................140
Bảng 3.19: Thời gian nở, thời gian trưởng thành, số con nở trên 1 kén và tỉ lệ nở của
kén của một số loài giun đất ở ĐBSCL............................................................. 143
Bảng 3.20: Mức độ thích nghi của một số loài giun đất ở ĐBSCL theo tính chất đất..... 145
VIII
DANH LỤC HÌNH
Hình 1.1: Các điểm thu mẫu giun đất ở Việt Nam...........................................................12
Hình 2.1: Các dạng địa hình ở ĐBSCL ...........................................................................22
Hình 2.2. Các nhóm đất chính ở ĐBSCL ........................................................................24
Hình 2.3: Thời gian ngập lụt (A) và sự xâm nhập mặn (B) ở ĐBSCL .............................26
Hình 2.4: Các điểm thu mẫu giun đất ở ĐBSCL .............................................................28
Hình 2.5: Hình thái ngoài và cấu tạo trong của Pheretima posthuma...............................30
Hình 2.6: Sự phân bố và nguồn gốc của các họ giun đất trên thế giới.....................................32
Hình 2.7: Vùng địa động vật Phương Đông ....................................................................33
Hình 3.1: Pontoscolex corethrurus (Müller, 1856)..........................................................40
Hình 3.2: Lampito mauritii Kinberg, 1866 .......................................................................41
Hình 3.3: Perionyx excavatus Perrier, 1872 ....................................................................43
Hình 3.4: Pheretima anomala Michaelsen, 1907.............................................................45
Hình 3.5: Pheretima bahli Gates, 1945 ...........................................................................47
Hình 3.6: Pheretima californica Kinberg, 1867 ..............................................................48
Hình 3.7: Pheretima houlleti (Perrier, 1872)..................................................................50
Hình 3.8: Pheretima juliani (Perrier, 1875).....................................................................52
Hình 3.9: Pheretima peguana (Rosa, 1890) ..................................................................53
Hình 3.10: Pheretima polychaetifera Thai, 1984 ............................................................55
Hình 3.11: Pheretima posthuma (Vaillant, 1869)............................................................57
Hình 3.12: Pheretima mangophila Nguyen, 2011 ..........................................................59
Hình 3.13: Pheretima thaii Nguyen, 2011......................................................................61
Hình 3.14: Pheretima sp. 4 .............................................................................................64
Hình 3.15: Pheretima sp. 5 .............................................................................................66
Hình 3.16: Pheretima sp. 6 và Pheretima rodericensis ...................................................68
Hình 3.17: Pheretima sp. 7 .............................................................................................70
Hình 3.18: Pheretima sp. 8 .............................................................................................73
Hình 3.19: Pheretima sp. 9 .............................................................................................76
Hình 3.20: Pheretima sp. 11 ...........................................................................................80
Hình 3.21: Pheretima sp. 12 ...........................................................................................82
Hình 3.22: Pheretima sp. 13 ...........................................................................................84
IX
Hình 3.23: Pheretima sp. 14 ...........................................................................................86
Hình 3.24: Pheretima sp. 15 ..........................................................................................88
Hình 3.25: Pheretima elongata (Perrier, 1872) ...............................................................91
Hình 3.26: Pheretima taprobanae (Beddard, 1892).........................................................92
Hình 3.27: Pheretima sp.16 ............................................................................................94
Hình 3.28: Pontodrilus litoralis (Grube, 1855) ...............................................................96
Hình 3.29: Glyphidrilus papillatus (Rosa, 1890).............................................................98
Hình 3.30: Drawida barwelli (Beddard, 1886).......................................................................99
Hình 3.31: Drawida sp. 1 ........................................................................................................101
Hình 3.32: Drawida sp. 2 ........................................................................................................103
Hình 3.33: Dichogaster bolaui (Michaelsen, 1891).........................................................105
Hình 3.34: Lát cắt ngang qua tuyến phụ sinh dục và nhú đực của Ph. pacseana.......................112
Hình 3.35: Các kiểu nhú đực của nhóm Pheretima có manh tràng ở ĐBSCL...................118
Hình 3.36: Đại diện các kiểu tuyến phụ sinh dục của các loài giun đất ở ĐBSCL............118
Hình 3.37: Biểu đồ hiện trạng (phenogram) của các loài giun đất ở ĐBSCL dựng bằng
phương pháp UPGMA ...................................................................................121
Hình 3.38: So sánh tương đồng trình tự ADN barcode của Ph. taprobanae với các
trình tự từ ngân hàng gene..............................................................................122
Hình 3.39: Giản đồ phả hệ của một số loài giun đất ở ĐBSCL dựa trên trình tự DNA
barcode....................................................................................................................123
Hình 3.40: Mật độ, sinh khối và số lượng loài giun đất trong dạng địa hình ở ĐBSCL ......125
Hình 3.41: Sự khác biệt về mật độ và sinh khối của giun đất giữa mùa khô và mùa
mưa ở các dạng địa hình thuộc ĐBSCL..........................................................130
Hình 3.42: Sự biến động về số lượng loài, mật độ, sinh khối, cá thể trưởng thành và
cá thể non giữa các mùa khác nhau ở vùng núi An Giang ...............................131
Hình 3.43: Tỉ lệ % giữa cá thể non, gần trưởng thành và trưởng thành của một số
loài giun đất trong các đợt thu mẫu ở Cái Răng – Cần Thơ.............................132
Hình 3.44: Mối quan hệ giữa chỉ số đa dạng, mật độ và sinh khối giữa các sinh cảnh
và giữa các nhóm sinh cảnh theo mức độ nhân tác..........................................136
Hình 3.45: Tỉ lệ phần trăm theo mật độ và sinh khối của các loài giun đất ở các tầng
đất giữa 2 mùa ở ĐBSCL ............................................................................... 137
X
Hình 3.46: Phân bố theo độ sâu của giun đất ở các dạng địa hình của ĐBSCL vào
mùa mưa và mùa khô và sinh khối .................................................................139
Hình 3.47: Độ đạm tổng số của một số loài giun đất ở ĐBSCL.......................................142
Hình 3.48: Mức độ tăng trưởng của một số loài giun đất ở ĐBSCL trên các loại
thức ăn...........................................................................................................144
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giun đất là tên thường gọi cho một nhóm loài động vật sống chủ yếu trong đất
(terrestrial) và một số ít sống bán thủy sinh (semiaquatic), xuất hiện cách đây khoảng 600
triệu năm, thuộc lớp Giun ít tơ (Oligochaeta) và ngành Giun đốt (Annelida) [145], [174].
Giun đất giữ vai trò quan trọng quyết định tính chất vật lý, hóa học và sinh học
của đất [5], [144], [145], [181]. Những loài giun đất đào hang sẽ làm tăng độ thông
thoáng, tơi xốp và khả năng thấm nước cho đất. Chúng ăn rác thải hữu cơ và thải phân
chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Tùy vào từng loài mà phân của chúng
có pH, nitơ hoạt động, phospho, kali và canxi khác nhau nhưng luôn cao hơn lớp đất
xung quanh [45], [225]. Các nhóm vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn cố định đạm trong
ruột và phân giun đất cũng làm tăng thêm độ phì nhiêu cho đất. Nhiều kết quả nghiên
cứu cho thấy giun đất góp phần rất lớn để làm tăng sự phát triển của thực vật nói chung
và tăng sản lượng cho cây trồng nói riêng [111], [120], [129], [194].
Giun đất còn giàu đạm nên thích hợp làm thức ăn cho cá, gia cầm và gia súc.
Một số loài Perionyx excavatus, Eisenia fetida, Eisenia andrei, Ph. asiatica,.. được
nuôi để sản xuất bột thức ăn [5], [211]. Trong y học dân gian của Việt Nam, Myanma,
Lào, Trung Quốc,... giun đất được sử dụng để chữa một số bệnh như: sốt rét, đậu mùa,
hen suyễn, thấp khớp, động kinh, vàng da, sỏi bàng quang,… [5], [145], [210]. Ngày
nay, giun đất được xem như là một đối tượng dùng để ly trích các enzim có khả năng
làm tan các cục máu đông, kháng viêm, chống oxy hóa,... [105], [223]. Đặc biệt, một
số enzim chiết suất từ giun đất có khả năng giết chết các tế bào ung thư [136]. Giun
đất còn là sinh vật chỉ thị cho mức độ thay đổi, nguồn gốc của một vùng đất, tính chất
đất cũng như mức độ ô nhiễm của đất [15], [155], [197]. Ngoài ra, giun đất là nhóm
động vật giữ vị trí quan trọng trong quá trình tiến hóa của động vật từ nước lên cạn,
góp phần hình dung quá trình hình thành đơn vị bậc loài, dưới loài và sự tiến hóa của
các hệ cơ quan ở động vật [1].
2
Bên cạnh đó, một vài loài giun đất còn là vật chủ trung gian của một số giun
tròn ký sinh như giun phổi (Metastrongylus), giun thận (Stephanurus dentatus) [52],
[71]. Cơ thể giun đất còn là môi trường thích hợp của trực khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt
ôi (Clostridium botulium) phát triển và lan truyền trong đất [73].
Ở Việt Nam, giun đất là một trong những nhóm sinh vật được nghiên cứu từ
khá sớm [232], [233]. Cho đến năm 2008, đã bước đầu hoàn tất những nghiên cứu cơ
bản về khu hệ giun đất ở miền Bắc và miền Trung. Trong khi đó khu hệ giun đất ở
Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng còn ít được quan tâm nghiên cứu [10].
Chính vì những lí do trên, đề tài “Khu hệ giun đất ở Đồng bằng sông Cửu Long,
Việt Nam” được đề xuất và thực hiện. Thông qua đề tài này sẽ cung cấp thêm những
dẫn liệu về sự đa dạng của các loài giun đất ở ĐBSCL, là nguồn tư liệu quý giá cho
những nghiên cứu cơ bản và giảng dạy về sau. Nó cũng làm tăng thêm sự hiểu biết về
giá trị sử dụng của nhiều loài giun đất khác nhau, là nền tảng tốt cho những nghiên cứu
ứng dụng của các ngành nông nghiệp, sinh thái học, dược học và khoa học môi trường
trong những năm tới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài “Khu hệ giun đất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” giải quyết 3 mục
tiêu sau:
1. Thống kê thành phần loài, lập danh lục, phân tích tính chất khu hệ, xây dựng
khóa định loại và xác định mối quan hệ của các loài giun đất ở ĐBSCL.
2. Xác định đặc điểm phân bố định tính và định lượng của giun đất theo các dạng
địa hình, sinh cảnh, mùa và theo độ sâu ở khu vực nghiên cứu.
3. Tìm hiểu về tình hình sử dụng giun đất ở ĐBSCL và đề xuất những định
hướng nghiên cứu, khai thác và sử dụng chúng trong tương lai.
3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này chỉ được thực hiện ở phần đất liền của ĐBSCL, không bao
gồm các đảo trên biển. Mẫu giun đất được tiến hành thu trong 8 sinh cảnh (rừng tự
nhiên, rừng trồng, vườn xoài ở chân núi, bãi hoang, mép nước, đất trồng cây lâu năm,
3
đất trồng cây ngắn ngày và khu chăn nuôi) ở 4 dạng địa hình chính (vùng núi, vùng
đồng bằng phù sa ven sông, hỗn hợp ven biển và bồn trũng xa sông).
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của giun đất nhưng với địa bàn
rộng như ĐBSCL, nội dung nghiên cứu này chỉ xét đặc điểm phân bố của chúng theo
dạng địa hình, sinh cảnh, mùa và theo độ sâu.
Cho đến nay, hệ thống phân loại giun đất vẫn chưa được thống nhất giữa các
tác giả nghiên cứu, nhất là sự phân chia các loài trong nhóm Pheretima thành những
giống nhỏ hơn [1]. Nghiên cứu này vẫn theo hệ thống của Kinberg (1867) cho giống
Pheretima, để chờ một hệ thống phân loại mới thỏa đáng hơn.
Các số liệu trong luận án được tổng kết trên cơ sở những dẫn liệu nghiên cứu từ
năm 2009 đến năm 2011 và kế thừa các số liệu thu được từ luận văn thạc sĩ do chính
tác giả thực hiện (từ năm 2007 đến năm 2008).
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài sẽ cung cấp một cách đầy đủ và chính xác danh lục các loài giun đất,
cũng như đặc điểm chẩn loại và phân bố của chúng ở ĐBSCL và công bố một số loài
mới, góp phần hoàn chỉnh động vật chí cho nhóm giun đất ở Việt Nam. Cung cấp
những dữ liệu về tính chất khu hệ và khóa định loại các loài giun đất ở ĐBSCL sẽ
phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về sau.
Cung cấp những nét khái quát về tình hình sử dụng và một số dẫn liệu ban đầu
cho các nghiên cứu ứng dụng, trên cơ sở đó có những định hướng chính xác về việc
khai thác, sử dụng và nghiên cứu lâu dài giun đất ở ĐBSCL.
Cung cấp dẫn liệu về cấu trúc mô học của nhú đực, tuyến phụ sinh dục và các
dẫn liệu về trình tự DNA Barcode của một số loài giun đất ở khu vực nghiên cứu, là
kênh thông tin hữu ích phục vụ các nghiên cứu xây dựng lại hệ thống phân loại cho
nhóm loài Pheretima trong tương lai.