Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Không gian-thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết giã biệt bóng tối của tạ duy anh.
PREMIUM
Số trang
63
Kích thước
806.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1336

Không gian-thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết giã biệt bóng tối của tạ duy anh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

BÙI THỊ NGOÃN

KHÔNG GIAN-THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT GIÃ BIỆT BÓNG TỐI

CỦA TẠ DUY ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây kết quả khóa luận này là sự nỗ lực nghiên cứu, tìm

tòi của bản thân, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: ThS Phạm Thị Thu

Hương. Tôi xin bảo đảm về tính trung thực của lời cam đoan trên.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2012

Tác giả

Bùi Thị Ngoãn

3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo:

ThS. Phạm Thị Thu Hương – người đã luôn bên cạnh đóng góp, sửa chữa

những thiếu sót, khuyết điểm mà tôi mắc phải và đề ra hướng giải quyết tốt

nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận một cách thuận lợi.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn

trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tụy truyền dạy kiến thức cho tôi

trong suốt thời gian qua.

Cuối cùng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi đến gia đình,

bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Bùi Thị Ngoãn

4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Trong thế giới khách quan, mọi vật thể đều chiếm lĩnh một không

gian cho riêng mình, đều vận động trong một thời gian nhất định. Nhiệm vụ

của văn học là phản ánh thế giới khách quan, vì vậy nó luôn mang trong mình

cả hai yếu tố không gian và thời gian của thế giới khách quan ấy. Trong tác

phẩm văn học, không - thời gian luôn gắn bó với nhau và đóng vai trò quan

trọng trong cấu trúc tác phẩm. Thời gian là yếu tố xác định sự có mặt của

nhân vật, không gian là nơi nhân vật tồn tại. Cũng thông qua đó nhà văn thể

hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Chính vì vậy khi tìm hiểu một tác phẩm nghệ

thuật, chúng ta không thể không tìm hiểu không - thời gian và cách xử lý

không - thời gian của nhà văn ấy.

1.2. Trong số những nhà văn tạo nên tên tuổi của mình trong nền văn học

Việt Nam sau 1975, Tạ Duy Anh được coi là một cây bút mới mẻ. Luôn xem

hoạt động sáng tạo nghệ thuật là công việc cao cả, với ông nghệ thuật không

phải là tháp ngà để nhà văn chạy trốn vào đó phát ngôn tùy tiện, buông thả,

mà đằng sau những câu chữ ấy là không ít dư vị chua cay. Với mục đích

hướng con người đến một thế giới tốt đẹp hơn, ông không ngần ngại phơi bày

lên trang giấy những thói hư tật xấu, những lừa lọc giả dối, những đê tiện của

5

cuộc đời. Với một thái độ tỉnh táo, lạnh lùng; ông sẵn sàng xát muối vào lòng

người đọc chứ không hề vuốt ve, ca tụng họ. Do đó hầu hết các sáng tác của

Tạ Duy Anh, từ truyện ngắn cho đến tiểu thuyết, đã trở thành những sự kiện,

hiện tượng văn học đáng chú ý trong đời sống văn chương.

1.3. Giã biệt bóng tối là tiểu thuyết thứ năm của Tạ Duy Anh. Tác phẩm

ngay từ khi ra đời đã nhận được sự bình phẩm rộng rãi của dư luận, được xem

là “bản ca tụng về lòng khoan dung và tha thứ”. Tuy dung lượng không lớn

nhưng tiểu thuyết lại chứa đựng những vấn đề mà cả thời đại quan tâm, đó là

sự xuống cấp về nhân phẩm, sự tha hóa về nhân cách con người. So với

những cuốn tiểu thuyết trước đây thì trong Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh đã

tìm được cho mình một lối thể hiện mới với sự hòa trộn giữa hiện đại và dân

gian, giữa quá khứ và hiện tại. Tất cả đã góp phần tạo nên giá trị thành công

của tác phẩm.

Chính vì vậy, người viết đã chọn thực hiện đề tài Không gian-thời gian

nghệ thuật trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh; với mong

muốn khám phá một trong những yếu tố thuộc hệ thống thi pháp đã góp phần

làm nên thế giới nghệ thuật độc đáo, riêng biệt mang phong cách, cá tính sáng

tạo của nhà văn.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài này là hai phương diện quan trọng của thi pháp tiểu

thuyết, đó là không gian và thời gian nghệ thuật.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Giã

biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, (Nxb Hội nhà văn, 2008).

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.1. Về tác giả Tạ Duy Anh

6

Là người chuyên tâm với nghiệp văn của mình, trong hai mươi năm

cầm bút, Tạ Duy Anh đã xuất bản hàng chục tập truyện ngắn, tản văn, truyện

thiếu nhi. Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Tạ Duy Anh còn tiếp

tục khẳng định mình trong lĩnh vực tiểu thuyết. Những tiểu thuyết của ông

mỗi khi xuất bản ít hay nhiều đều tạo được dư luận và gây được sự chú ý của

độc giả, đặc biệt là của giới báo chí.

Năm 2006, nhà xuất bản Hội nhà văn khi tái bản cuốn tiểu thuyết Thiên

thần sám hối đã thêm vào cuối sách phần phụ lục Đối thoại văn chương, tập

hợp những bài viết, phỏng vấn của Tạ Duy Anh trên báo chí trong nước.

Chẳng hạn như báo Thể thao & Văn hóa số 47 năm 2004 đã gọi Tạ

Duy Anh là “nhà văn của đạo đức. Văn chương ông có lúc hiện lên bằng

gương mặt thế sự, đau đáu riết róng chuyện thánh thiện, tàn ác, liêm sỉ và vô

lương…nhưng không phải như những khái niệm truyền bảo chết khô, mà

thông qua sự cảm nhận đau đớn về số phận” [3, tr.132].

Hay báo Pháp luật số 140 năm 2004 đã nhận xét: “Tạ Duy Anh là tác

giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình bởi những vấn đề gai góc

của xã hội hiện đại. Ông cũng là tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con

người nhất là khi họ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách” [3, tr. 243].

Ngoài ra người đọc còn tiếp xúc và hiểu hơn về Tạ Duy Anh trong các

bài phỏng vấn trên internet như Tạ Duy Anh giữa lằn thiện ác, Nhà văn Tạ

Duy Anh không từ bỏ gốc gác quê nhà, Tôi là người không dễ khuất

phục…

Bên cạnh đó, hiện nay Tạ Duy Anh cũng bắt đầu được giới nghiên cứu

chú ý. Thể hiện ở chỗ hiện nay có khá nhiều những đề tài luận văn, luận án đã

chọn sáng tác của Tạ Duy Anh làm đối tượng nghiên cứu như:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!