Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Không gian nghệ thuật trong Mê hồn ca và Đường vào tình sử của Đinh Hùng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào
khác.
Tác giả luận văn
Mai Thị Ngọc Bích
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa Khoa
học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Nguyệt
Trinh, người đã động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện
luận văn.
Lời cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người thân yêu đã luôn ở bên cổ vũ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
Bình Định, ngày 12 tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
Mai Thị Ngọc Bích
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 11
6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 12
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 12
CHƯƠNG 1: ĐINH HÙNG VÀ VẤN ĐỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ ĐINH HÙNG........................................................................ 13
1.1. ĐINH HÙNG VỚI MÊ HỒN CA VÀ ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ .......... 13
1.1.1. Mê hồn ca - thế giới huyền diệu, ma mị đầy ám ảnh..................... 14
1.1.2. Đường vào tình sử - thế giới tình yêu đầy mơ mộng .................... 17
1.2. QUAN NIỆM THƠ ĐINH HÙNG .......................................................... 19
1.2.1. Quan niệm về thơ của Đinh Hùng .................................................. 19
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Đinh Hùng ........................................... 21
1.3. CÁC TIỀN ĐỀ KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ĐINH
HÙNG ............................................................................................................. 23
1.3.1. Tiền đề lịch sử - xã hội ................................................................... 25
1.3.2. Tiền đề văn học............................................................................... 28
1.3.2.1. Ảnh hưởng từ những phong trào cách tân đương thời.......... 28
1.3.2.2. Ảnh hưởng từ thơ tượng trưng – siêu thực của Pháp ........... 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 37
CHƯƠNG 2: LOẠI HÌNH KHÔNG GIAN TRONG MÊ HỒN CA VÀ
ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ................................................................................ 38
2.1. KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ.......................................................................... 38
2.2. KHÔNG GIAN NGUYÊN SƠ ................................................................ 45
2.2.1. Không gian tiền sử.......................................................................... 45
2.2.2. Không gian hoang dã ...................................................................... 49
2.2.3. Không gian vũ trụ ........................................................................... 52
2.3. KHÔNG GIAN SIÊU THỰC .................................................................. 55
2.3.1. Không gian cõi mộng...................................................................... 56
2.3.2. Không gian cõi tiên......................................................................... 60
2.3.3. Không gian cõi âm.......................................................................... 63
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 68
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN TRONG MÊ
HỒN CA VÀ ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ ........................................................ 69
3.1. NGÔN TỪ - CHẤT LIỆU KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN ...................... 69
3.1.1. Đại từ nhân xưng ............................................................................ 69
3.1.1.1. Ta - tôi ................................................................................... 70
3.1.1.2. Nàng – em.............................................................................. 74
3.1.1.3. Ngươi – Các ngươi ................................................................ 79
3.1.2. Động từ ........................................................................................... 80
3.1.2.1. Nội động từ............................................................................ 81
3.1.2.2. Ngoại động từ........................................................................ 86
3.1.3. Nghệ thuật sắp đặt ngôn từ ............................................................. 89
3.1.3.1. Những tổ hợp ngôn ngữ mới mẻ, độc đáo ............................. 90
3.1.3.2. Trường liên tưởng - ngôn từ kiến trúc thế giới chiêm bao.... 93
3.2. THỦ PHÁP, PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KHÔNG GIAN .............. 97
3.2.1. Đối lập............................................................................................. 98
3.2.2. Tượng trưng .................................................................................. 102
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................ 108
KẾT LUẬN.................................................................................................. 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 111
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ mới (1932-1945) là một trào lưu rộng lớn trên bước đường
hiện đại hoá thơ ca dân tộc. Chỉ hơn mười năm hình thành và phát triển, phong
trào Thơ mới đã có những đóng góp quan trọng, làm thay đổi toàn bộ thi pháp
thơ cũ, đưa lại cho nền thơ ca nước nhà một sức sống mới, mở ra “một thời đại
trong thi ca”. Nhắc đến Thơ mới thì người ta sẽ nhắc đến các tác giả tiêu biểu
như Thế Lữ, Huy Cận, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,... trong đó Đinh
Hùng là một nhà thơ lớn với nhiều đóng góp mới mẻ, mặc dù đã có nhiều độc
giả và nhà nghiên cứu biết đến Đinh Hùng nhưng có thể nói vũ trụ thơ ca mà
Đinh Hùng tạo nên vẫn chưa được khai phá đến tột cùng vẻ đẹp huy hoàng của
nó.
1.2. Đinh Hùng (1920-1967) là một thi sĩ của phong trào Thơ mới đồng
thời cũng là một thi sĩ của thời kì sau Thơ mới. Trong khi nhiều thi sĩ khác như
Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,... từ năm 1954 đã chuyển hướng ngòi bút
sang thơ ca Cách mạng thì Đinh Hùng dường như vẫn tiếp tục nuôi dưỡng mạch
Thơ mới, mặc dù thời hoàng kim của nó đã trôi qua. Đinh Hùng là người tiếp
tục sáng tác thơ và đã để lại một gia tài thơ có giá trị xét cả về mặt nội dung lẫn
nghệ thuật. Với cá tính vốn ngang tàng, cuồng nhiệt và có phần lập dị, thơ Đinh
Hùng toát lên một bản ngã cá nhân độc đáo, mạnh mẽ, bay bổng cùng những
hoang tưởng đầy lãng mạn.
Những thi phẩm đầu tiên của Đinh Hùng đã xuất hiện trên báo chí trong
thời kỳ Thơ mới nhưng mãi tới năm 1954 trở về sau, những tập thơ của ông như
Mê hồn ca, Đường vào tình sử , Tiếng ca bộ lạc mới ra mắt độc giả. Tuy
nhiên, do những đặc điểm riêng của lịch sử nên thơ Đinh Hùng trước thời kỳ
đổi mới không được phổ biến. Từ sau 1990 đến nay, các tác phẩm của ông đã
được tái bản nhưng tên tuổi của ông độc giả nói chung vẫn còn thấy xa lạ.
2
1.3. Không gian nghệ thuật trong thơ là một vấn đề khá rộng lớn.
Không gian trong thơ không mới, nhưng nó được các nhà nghiên cứu đánh giá
là một trong những vấn đề quan trọng của thi pháp tác giả. Không gian là một
trong những đối tượng phản ánh của tác phẩm văn học, là một phạm trù thẩm
mĩ, nó gắn với những quan niệm về nghệ thuật, về con người, về thế giới chủ
quan. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không tồn tại trong không gian
của chủ thể sáng tác. Không gian trong nghệ thuật cũng được coi là một hình
tượng nghệ thuật. Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình
thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là sản phẩm của
nghệ sĩ nhằm biểu hiện về con người, về thế giới, đồng thời thể hiện quan niệm
nhân sinh. Không gian trong nghệ thuật có mô hình và ngôn ngữ riêng của mình
vì nó thể hiện quan niệm về thế giới và về con người.
Đã có không ít những nhà nghiên cứu quan tâm tới thơ Đinh Hùng,
tới không gian nghệ thuật nhưng đa phần mới chỉ dừng lại ở những nhận xét
chung chung, mà chưa đi vào tìm hiểu những dạng thức biểu hiện, cắt nghĩa lí
do để chỉ ra cách nhìn của ông về thế giới cũng như con người. Bởi hai tập thơ
Mê hồn ca và Đường vào tình sử nằm trong mạch nguồn Thơ mới, có chung
dòng chảy với Điêu tàn của Hàn Mặc Tử, Tinh huyết của Bích Khê,... và nó
sẽ khơi nguồn cho những cách tân của thơ ca sau này.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung vào tác giả Đinh
Hùng với hai tập thơ Mê hồn ca và Đường vào tình sử của ông để khảo sát và
từ đó rút ra đặc điểm: Không gian nghệ thuật trong Mê hồn ca và Đường vào
tình sử của Đinh Hùng.
Nghiên cứu Không gian nghệ thuật trong Mê hồn ca và Đường vào
tình sử của Đinh Hùng, người viết mong muốn tìm hiểu những nét đặc sắc
trong thi pháp không gian nghệ thuật thơ Đinh Hùng, từ đó góp một tiếng nói
đưa thơ Đinh Hùng đến gần hơn với độc giả hôm nay.
3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Phong trào Thơ mới là bước tiến lớn trong lịch sử văn học dân tộc. Khi
Thơ mới ra đời, đã có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề thơ mới - thơ
cũ. Thế nhưng qua thời gian, Thơ mới đã từng bước chứng minh được vị thế
của mình trên văn đàn. Thời kỳ này các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu đi sâu
vào quan tâm, tìm hiểu về các tác giả và tác phẩm cụ thể. Nhiều công trình đã
được nghiên cứu dưới những góc độ tiếp cận khác nhau. Các nhà nghiên cứu,
phê bình chủ yếu tiếp cận về Thơ mới và phong trào Thơ mới dưới hai dạng
chính là: Dạng viết về trào lưu: Chủ yếu đề cập đến trào lưu Thơ mới và sự cách
tân về thi pháp thơ, dạng phân tích về tác giả và tác phẩm riêng lẻ.
Trong nền thi ca hiện đại Việt Nam nói chung, nếu như Xuân Diệu, Vũ
Hoàng Chương,... là cầu nối giữa lãng mạn và tượng trưng thì Đinh Hùng cùng
một số nhà thơ khác như Trần Dần, Phùng Quán,... là lớp nhà thơ đã chuyển
hẳn sang tượng trưng. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, do những định kiến, suốt
một thời gian dài, chúng ta đã chối bỏ chủ nghĩa tượng trưng, xem đó là một
hiện tượng quái dị, phản cảm. Vì vậy, mặc dù chủ nghĩa tượng trưng đã đến
nước ta từ nửa đầu thế kỷ 19, có những ảnh hưởng nhất định đến nền văn học
giai đoạn 1932-1945 nhưng vai trò của nó trong tiến trình văn học Việt Nam vẫn
có một số tác giả chưa được đánh giá đúng mực, trong đó có thơ của Đinh Hùng.
Trong khi thi phẩm của các nhà thơ như Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng
Chương, Trần Dần, Hoàng Cầm,… đều đã được in ấn, xuất hiện hàng loạt trên
thi đàn, được độc giả đón nhận thì thơ Đinh Hùng dường như vẫn còn ít bạn đọc
biết đến. Và các nhà phê bình, nghiên cứu văn học hình như cũng "kiêng dè"
viết về Đinh Hùng khiến cho cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông vô tình bị
độc giả lãng quên đi. Nhà nghiên cứu ĐặngTiến viết:“Đinh Hùng là một trong
các nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam hiện đại, và trước khi lìa đời không
được đọc một tác phẩm phê bình nào cho đàng hoàng dành cho thơ mình, cho
4
cuộc đời mình dành trọn cho Thơ. Trong lịch sử văn học thế giới, một người
viết tiểu thuyết hay kịch, có thể tự xác định vị trí, nhưng một nhà thơ khó mà
quan niệm được chỗ đứng nếu không có môi giới của ngành lí luận văn học.
Cái buồn của Đinh Hùng âu cũng là chung cho các thi sĩ Việt Nam, chỉ khác ở
chỗ là Đinh Hùng đã mất sớm” [62].
Về vị trí của Đinh Hùng trên thi đàn, nhiều nhà nghiên cứu đều chung
nhận định: Đinh Hùng là nhà thơ tiêu biểu cho trường phái thơ tượng trưng và
có vị trí của một người tiên phong. Nguyễn Mạnh Trinh đặc biệt nhấn mạnh:
“Với những người làm thơ, Đinh Hùng có vị trí một vì sao Bắc Đẩu” [64].
Trong cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ, tác giả Tạ Tỵ cho rằng “Đinh Hùng,
tượng hình cô độc trên vòm trời thi ca Việt Nam vào năm 1940 đến 1945 [68,
213]. Như vậy, có thể thấy, đối với trường phái thơ Tượng trưng, Đinh Hùng là
một trong những người có vị trí tiên phong. Ông đã có những bước đi cực kỳ
táo bạo, những hướng tìm tòi mới cho thi ca Việt Nam khi mà trào lưu lãng mạn
của Thơ mới bắt đầu có dấu hiệu suy thoái. Và Đinh Hùng cùng với Trần Dần,
Vũ Hoàng Địch, Trần Mai Châu thành lập nhóm Dạ Đài và ra bản Tuyên ngôn
của trường phái thơ Tượng trưng đã cho thấy sự chủ động của các nhà thơ
Việt Nam trong quá trính tiếp biến, cách tân thơ với các trường phái, các trào
lưu văn học phương Tây. Mặc dù Dạ Đài chỉ ra được một số (ngày 16/11/1946)
rồi dừng lại vì chiến tranh nhưng nó đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong việc khẳng định địa vị lịch sử của trường phái thơ tượng trưng trong
phong trào Thơ mới đồng thời khẳng định được vị trí của Đinh Hùng trên thi
đàn.
Nhìn nhận một cách khách quan, có thể thấy văn học lãng mạn Việt Nam
ra đời và phát triển trong vòng 15 năm, từ năm 1930 đến năm 1945 nhưng hầu
như đã thâu tóm cả chặng đường phát triển 100 năm của văn học Pháp khi mà
các trường phái văn học ở phương Tây hầu như đã đi trọn vẹn quá trình của
5
mình. Trong cuộc tiếp biến văn học ấy, Đinh Hùng bằng gia tài thi ca của mình
đã góp một phần rất lớn trong việc thúc đẩy rất nhanh quá trình hiện đại hóa nền
văn học Việt Nam. Thơ Đinh Hùng mang những đặc điểm của trường phái thơ
tượng trưng rất rõ. Nhận định về vấn đề này, tác giả Võ Văn Ái trong tác phẩm
Bốn mươi năm thơ Việt Nam 1945 - 1985 đã viết về Đinh Hùng như sau:
"...Ám ảnh vì cái chết từ lúc bé, Đinh Hùng hướng về nguồn thơ tượng trưng. Vì
tượng trưng là âm bản của thực tại như chết là âm bản của sự sống... Nỗi chết
đã ám ảnh đeo đuổi Đinh Hùng như hình với bóng, đốt thắp tâm tư chàng. Đinh
Hùng không chạy trốn, chàng hàm dưỡng ngọn lửa ấy cho nguồn thơ Tượng
trưng" [63]. Trong bài viết nhan đề Những kỷ niệm của tôi về văn học miền
Nam, tác giả Nguyễn Đức Tùng cũng khẳng định: “Đinh Hùng là người mở
cánh cửa cuối cùng của Thơ Mới, giai đoạn phát triển sau và phần nào chuẩn
bị không khí cho chủ nghĩa siêu thực bắt đầu. [65].
Nhận xét về thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng, Đặng Tiến trong Thi
giới Đinh Hùng nhận định: “Đinh Hùng tạo được cho riêng ông một thi giới
rất lạ, tựa như một con suối chảy từ trữ tình đến tượng trưng sang siêu thực,
mang theo dòng những hình ảnh giàu có, một ngôn ngữ cá biệt” [62]. Tác giả
đã đi vào phân tích nhiều đặc điểm trong thơ Đinh Hùng qua đó làm nổi bật lên
thi giới riêng biệt, kì lạ của thi sĩ. Ông khẳng định: “Thơ Đinh Hùng là một thi
giới đã trưởng thành, một năng lực sáng tạo vượt ra khỏi thực tại” [62].
Nhà nghiên cứu Phạm Việt Tuyền thì cho rằng thơ Đinh Hùng: “là thế
giới của đắm đuối say mê, của hoang sơ man dại, của chết chóc lạnh lùng, của
nhiệm mầu huyền bí” [70]. Nhận định của Thế Phong cũng có nét tương đồng:
“Thơ ông đầy tính chất thần kỳ, ma quái, ý tưởng càng quái đản, nào hồn ma
siêu phách, thế giới âm ty – nhưng thơ tình yêu lại rất cuồng nhiệt, cụ thể” [46].
Có thể thấy, các nhận định nói trên đều có chung một nhận xét tương đồng về
thế giới nghệ thuật thơ của Đinh Hùng, đó là một thế giới hoang sơ, kỳ ảo, đầy
6
mê đắm nhưng cũng đầy bí ẩn và thấm đẫm chất liêu trai. Đinh Hùng đã tạo
dựng nên nó bằng nguồn thơ tượng trưng, bằng năng lực sáng tạo của một thi
nhân tự nguyện đốt cháy thân phận mình chẳng những trên đầu ngọn bấc mà
còn ở men rượu và sênh phách. Trong cõi Mê cung, Đinh Hùng lạc vào với
từng bước đắm say giữa “nghìn yêu ma chung bước cõi luân hồi” với khúc hát
“vong tình” bay chót vót trên núi non để “mở hội oan hồn”. Phải chăng vì vậy
mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài phỏng vấn thi sĩ Trần Dần đã chê
thơ Đinh Hùng “lòe loẹt ghê ghê mùi son phấn”? [66]. So với các nhà thơ tiền
chiến, nghệ thuật cấu tứ và tạo hình của Đinh Hùng đã vượt rất xa, tạo dựng
được một thế giới thi ca thuần nhất. Tác giả Cao Thế Duy nhận xét:“Ai cũng
phải công nhận rằng Đinh Hùng là một thi nhân độc đáo, không nhà thơ nào có
giọng điệu Liêu Trai như ông, không có một nhà thơ nào có giọng điệu phong
toả lên hồn thơ mình những khói hương nghi ngút như ông [71].
Về mặt đề tài, nhiều nhà nghiên cứu cùng chung nhận định: thơ Đinh Hùng
có hai mảng đề tài chính là thơ tình yêu và thơ thiên nhiên trong đó mảng thơ
tình chiếm một vị trí đặc biệt. Trong bài viết Đinh Hùng – một hồn thơ kỳ ảo,
tác giả Võ Tấn Cường cho rằng: “Cái đẹp của tình yêu trong thơ Đinh Hùng
không phải là những cung bậc cảm xúc bình thường mà tràn đầy, choáng ngợp
sự mê dại của tâm linh trước thế giới diệu kỳ của ái tình” [7]. Đến với thơ tình
của Đinh Hùng, chúng ta dễ có cảm giác rờn rợn đầy ma quái bởi mối tình si
của thi nhân với những nàng Kỳ nữ, với Sầu Hoài Thương Nữ, với Em Huyền
Diệu, với những linh hồn nương mình theo cơn gió hay ánh trăng lành lạnh
sương khuya, hoặc ghê rợn hơn là từ dưới những nấm mồ sâu vùng dậy để đáp
lại tấm chân tình của thi sĩ. Tác giả Hồ Văn Quốc trong bài viết Đinh Hùng –
người ca khúc mê hồn đã nhấn mạnh đến nguồn gốc những bài thơ tình mang
màu sắc liêu trai, ma quái này như sau: “Khơi mạch nguồn trực tiếp cho thơ
Đinh Hùng chính là cái chết của “người đẹp ngày xưa tên giống hoa”, một loài
7
hoa mùa hạ - Liên. Nàng là mối tình đầu diễm lệ, đắm say, khổ đau, mê loạn.
Nàng chợt đến rồi vội ra đi như hư ảnh. Vào một ngày mùa hạ đang tươi, đoá
hoa kia bỗng lụi tàn. Tử thần đã mang Liên đi vào cõi vĩnh hằng. Từ đó với thi
sĩ là cuộc hành trình cô đơn, lạc loài, mê loạn, nhà thơ tìm về bộ lạc rồi vào
chốn âm ty mong gặp lại người con gái ngày xưa” [48]. Cuộc đời Đinh Hùng
đã chứng kiến và ám ảnh bởi cái chết. Cái chết của những người thân trong gia
đình, cái chết của người yêu. Nỗi đau sâu đậm chất ngất trời mây đã được Đinh
Hùng thể hiện trong thơ. Có thể thấy, những cái chết đã đi qua trong cuộc đời
Đinh Hùng có ảnh hưởng rất lớn tới tư duy nghệ thuật của ông. Nó bắt gặp quan
điểm thẩm mỹ của trường phái thơ tượng trưng phương Tây, tin tưởng vào thế
giới tinh thần đầy bí ẩn nằm sâu trong mỗi con người.
Nói về thi pháp thơ Đinh Hùng, Đặng Tiến cho rằng “thi phẩm Đinh Hùng
không có khớp xương” vì “có thể lấy đoạn đầu bỏ xuống dưới hay xen vào
giữa, bài thơ vẫn thế; hoặc lấy một đoạn trong bài này đem sang bài khác cũng
không sao” [62].
Về ngôn ngữ thơ, trong bài viết nhan đề Những kỷ niệm của tôi về
văn học miền Nam, tác giả Nguyễn Đức Tùng viết: “Tài năng ngôn ngữ của
Đinh Hùng làm cho các thế giới gần lại với nhau, người ở cùng ma, quỷ ở với
người, nhưng ma quỷ của ông hiền lành, có cảm xúc và suy nghĩ, đầy rẫy một
sự sống khác” [65]. Trần Văn Nam thì nhận định: “Dấu vết lý trí trong cách
lựa chọn từ ngữ đồng dạng của tác giả dường như không đạt tới chỗ hoàn hảo,
một bài bình dị xen kẽ vài câu thơ mê hồn, biểu lộ sự không nhất trí trong diễn
trình sáng tác” [30]. Trong Từ điển Văn học (bộ mới) có nhận xét về ông như
sau: “Thơ Đinh Hùng hàm súc, lối thao tác “tụ” và “tán” nhanh chóng, những
“từ” và “tứ” đột xuất, khiến thơ ông có khả năng gây được cộng cảm, dễ lưu
vào tâm trí người đọc” [41, tr.424].
Về thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Đinh Hùng, tác giả Phạm