Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc Chăm tại trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hoàng Thị Quý
KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hoàng Thị Quý
KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NINH THUẬN
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là do chính bản thân tác giả thực hiện, số liệu luận
văn trung thực do tác giả khảo sát các sinh viên và giáo viên, cán bộ quản lý trường
CĐSP Ninh Thuận năm học 2013 – 2014. Đề tài chưa từng được công bố dưới mọi
hình thức. Người cam đoan xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định của phòng sau đại
học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nếu vi phạm lời cam đoan trên.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2014
Tác giả
Hoàng Thị Qúy
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
- Các phòng ban của Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
- Quý thầy cô Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh
- Ban Giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo và sinh viên trường CĐSP Ninh Thuận
- PGS. TS. Đoàn Văn Điều, người hướng dẫn khoa học
- Cha mẹ, anh chị trong gia đình
- Tất cả các bạn bè, đồng nghiệp, các bạn học viên cao học tâm lý học khóa 23.
Đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tác giả
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn cũng như con đường
phát triển tri thức của tác giả.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2014
Tác giả
Hoàng Thị Qúy
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................2
MỤC LỤC ......................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................................6
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................9
4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................9
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu........................................................................10
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................10
7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN................................................................................................12
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về khó khăn trong hoạt động học tập...............12
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .....................................................12
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................17
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài...............................................21
1.2.1. Khó khăn.....................................................................................................21
1.2.2. Khó khăn trong hoạt động học tập..............................................................22
1.3. Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trường CĐSP Ninh Thuận.......23
4
1.3.1. Sinh viên sư phạm.......................................................................................23
1.3.2. Hoạt động học tập.......................................................................................31
1.3.3. Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trường CĐSP Ninh Thuận .......38
1.4. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân
tộc Chăm tại trường CĐSP Ninh Thuận ..............................................................45
1.5. Nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động học tập.......................50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ
PHẠM NINH THUẬN................................................................................................54
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu..................................................54
2.1.1. Sơ lược về trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận....................................54
2.1.2. Sơ lược về người dân tộc Chăm ở Ninh Thuận ..........................................56
2.2. Thể thức và phương pháp nghiên cứu ...........................................................58
2.2.1. Công cụ nghiên cứu ....................................................................................58
2.2.2. Mẫu nghiên cứu ..........................................................................................61
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng .......................................................................62
2.3.1. Thực trạng khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc
Chăm tại trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận ................................................62
2.3.2. Thực trạng nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động học tập của
sinh viên người dân tộc Chăm tại trường CĐSP Ninh Thuận ..............................84
2.3.3. Một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn và nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên người dân tộc Chăm tại trường Cao đẳng sư phạm Ninh
Thuận ................................................................................................................. 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 118
1. Kết luận ............................................................................................................. 118
5
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 121
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 127
6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CĐSP : Cao đẳng sư phạm
SV : Sinh viên
SVSP : Sinh viên sư phạm
GV : Giáo viên
HĐHT : Hoạt động học tập
ĐTB : Điểm trung bình
ĐLTC : Độ lệch tiêu chuẩn
N : Tần số
ANOVA : Trị số kiểm nghiệm F
P : Mức ý nghĩa
STT : Số thứ tự
Nxb : Nhà xuất bản
Tr. : Trang
% : Tỉ lệ phần trăm
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống con người là một dòng hoạt động liên tục không ngừng, thông qua
hoạt động mà bản chất con người bộc lộ, nhân cách của họ ngày càng hoàn thiện. Nói
cách khác, nhân cách con người là kết quả của quá trình hoạt động và giao tiếp. Muốn
tồn tại và phát triển, con người phải tham gia vào các hoạt động để sản xuất ra của cải
vật chất, phục vụ cho chính nhu cầu của bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên không phải
lúc nào hoạt động của con người cũng diễn ra thuận lợi. Xuất phát từ những mục đích,
nhiệm vụ, vị trí và hoàn cảnh khác nhau mà mỗi cá nhân đều gặp phải những khó
khăn, trở ngại nhất định trong lĩnh vực hoạt động của bản thân. Khi những khó khăn,
trở ngại xuất hiện, đòi hỏi con người phải nỗ lực vượt qua nếu không chính nó sẽ ngăn
cản tiến trình hoạt động của mình, khiến quá trình hoạt động bị trì trệ, con người
không đạt được mục đích như mong muốn.
Đối với nước ta, trong thời điểm hiện nay, nhiệm vụ của ngành Giáo dục - Đào
tạo là đào tạo đội ngũ tri thức trẻ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, có
đủ khả năng dạy học và giáo dục. Muốn làm được điều này thì hoạt động học tập có
vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh
viên. Nhiệm vụ của các trường Cao Đẳng là “Đào tạo trình độ Cao đẳng giúp sinh
viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả
năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo” [37].
Do vậy các trường Cao đẳng Sư phạm phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo
những sinh viên sư phạm, trang bị cho họ những tri thức khoa học, kỹ năng nghiệp vụ
sư phạm.
Đối với sinh viên, học tập là một trong những hoạt động có tầm quan trọng lớn,
thông qua hoạt động học tập sinh viên tích lũy được hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
và dần hoàn thiện nhân cách của bản thân. Hoạt động học tập của sinh viên còn gọi là
hoạt động học tập nghề nghiệp, vốn học vấn tiếp thu được trong thời kỳ này hết sức
quan trọng vì nó là công cụ để họ tiến hành tham gia vào lĩnh vực nghề nghiệp sau này
8
và là nền tảng cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy, ở lứa tuổi này thì hoạt
động học tập có vai trò quan trọng và là hoạt động chiếm nhiều thời gian của sinh
viên, hàng ngày sinh viên phải đối mặt với rất nhiều thứ như chuẩn bị bài trước khi lên
lớp, hoạt động tự học và thảo luận... trong quá trình này sẽ nảy sinh ra nhiều khó khăn
gây cản trở sự thích ứng với hoạt động học tập của họ, dẫn đến hiệu quả trong học tập
không cao.
Thực tế ở các trường Cao đẳng Sư phạm hiện nay cho thấy chất lượng đào tạo
nói chung và kết quả học tập của sinh viên nói riêng không chỉ phụ thuộc vào tổ chức
giảng dạy của nhà trường, mà còn liên quan tới việc phát hiện và khắc phục những khó
khăn nảy sinh trong quá trình học tập của sinh viên. Đối với trường Cao đẳng Sư phạm
Ninh thuận, trong quá trình học tập sinh viên phải trải qua rất nhiều khó khăn, đặc biệt
là sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, trong đó có sinh viên là người dân tộc
Chăm. Những sinh viên này phải tiếp cận với nội dung tri thức mới với số lượng và
nội dung lớn hơn, phức tạp hơn so với phổ thông. Cách thức học tập cũng như phương
pháp dạy của thầy cũng rất khác so với phổ thông. Phần lớn những sinh viên này đều
xuất thân từ những gia đình có kinh tế khó khăn, trình độ học vấn của bố mẹ thấp, môi
trường học tập phổ thông cũng không thuận lợi. Vậy nên trình độ đầu vào của những
sinh viên này tương đối thấp, vốn ngôn ngữ phổ thông còn hạn chế, chưa có sự mạnh
dạn trong giao lưu học hỏi. Những yếu tố trên đã gây không ít những khó khăn cho
sinh viên trong quá trình học tập. Đứng trước những khó khăn đó nếu không có những
cách thức khắc phục khó khăn thì sẽ dễ làm cho sinh viên chán nản, bỏ bê việc học. Từ
đó tạo cho họ sự trì trệ, buông xuôi, phó mặc và không có động lực để phấn đấu.
Vì vậy, việc phát hiện những khó khăn cụ thể và tìm ra các biện pháp để khắc
phục những khó khăn nảy sinh trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc
Chăm, đồng thời giúp những sinh viên này tự tìm ra cho bản thân cách thức học tập
hợp lý, ý thức đầy đủ về những khó khăn sẽ gặp phải trong hoạt động học tập là việc
làm rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập của họ.
Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về khó khăn trong hoạt động học tập
của sinh viên song chưa có đề tài nào thực sự nghiên cứu về những khó khăn trong học
tập của sinh viên dân tộc Chăm. Mặt khác, chúng tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề về
9
những khó khăn trong học tập mà học sinh sinh viên hiện nay gặp phải, đặc biệt sinh
viên dân tộc Chăm đang theo học tại các trường Sư phạm hiện nay ở nước ta, trong đó
có trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận là nơi có số lượng lớn sinh viên người dân
tộc Chăm đang theo học.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Khó
khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc Chăm tại trường Cao
đẳng Sư phạm Ninh Thuận”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định một số khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc
Chăm, nguyên nhân của những khó khăn đó. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp
khắc phục những khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc Chăm
nhằm nâng cao kết quả học tập ở sinh viên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể chính: Sinh viên người dân tộc Chăm tại trường Cao đẳng Sư phạm
Ninh Thuận.
Khách thể bổ trợ: Cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên dân tộc khác tại
trường CĐSP Ninh Thuận.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc Chăm tại trường
Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận.
4. Giả thuyết khoa học
Sinh viên người dân tộc Chăm tại trường CĐSP Ninh Thuận thường gặp những
khó khăn trong hoạt động học tập như: Khó khăn về mặt ngôn ngữ, về môi trường học
tập và những khó khăn đó có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập của họ. Có
nhiều nguyên nhân gây ra những khó khăn đó bao gồm cả những nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng nhiều
hơn.
10
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng mức độ biểu hiện các loại khó khăn
trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc Chăm được biểu hiện ở 2 mặt là:
khó khăn về ngôn ngữ và môi trường học tập, một số nguyên nhân gây ra những khó
khăn đó và các biện pháp khắc phục những khó khăn trong hoạt động học tập của
sinh viên.
5.2. Địa điểm
Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận.
5.3. Đối tượng khảo sát
Sinh viên người dân tộc Chăm đang học năm thứ nhất và năm thứ hai các ngành
sư phạm hệ Cao đẳng chính quy thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận; giáo
viên và sinh viên dân tộc Kinh đang học tại trường.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về khó khăn, khó khăn trong hoạt động
học tập, hoạt động học tập của sinh viên.
6.2. Khảo sát thực trạng về những khó khăn trong hoạt động học tập của sinh
viên người dân tộc Chăm tại trường CĐSP Ninh Thuận.
6.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong hoạt
động học tập của sinh viên người dân tộc Chăm.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng các phương pháp luận khác nhau, trong đó có hai phương pháp
luận đóng vai trò chủ yếu:
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Vận dụng quan điểm này để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm khó khăn,
khó khăn trong hoạt động học tập, biểu hiện, nguyên nhân, biện pháp nhằm khắc phục
những khó khăn trong hoạt động học tập. Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình
luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được thiết lập.
11
7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên đã được một số tác giả nghiên
cứu trước đó và chỉ ra rằng có khó khăn ở các mức độ khác nhau. Sinh viên người
Chăm vừa có những đặc điểm của sinh viên nói chung, đồng thời cũng có những đặc
điểm riêng, đặc thù nên cũng không tránh khỏi gặp những khó khăn trong hoạt động
học tập của mình. Vì vậy, việc xác định được những khó khăn trong hoạt động học tập
của sinh viên người Chăm, phân tích những nguyên nhân gây ra những khó khăn đó và
đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn mà sinh viên gặp phải
trong học tập là có ý nghĩa thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn
đặt ra.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ các
vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu.
Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai và nghiên cứu thực tiễn.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài. Phương pháp được sử dụng
nhằm mục đích khảo sát thực trạng những khó khăn trong hoạt động học tập của sinh
viên, nguyên nhân chính của những khó khăn đó và một số biện pháp khắc phục. Bảng
hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến theo các bước:
Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở
Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò thử nghiệm
Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Nhằm xử lý số liệu điều tra, từ đó làm cơ sở đưa ra những nhận định
khách quan về thực trạng những khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người
dân tộc Chăm tại trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận.
Cách tiến hành: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu, sau đó đưa ra nhận
xét dựa trên số liệu đó.
12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về khó khăn trong hoạt động học tập
Trong lịch sử nghiên cứu những vấn đề tâm lý, vấn đề khó khăn nói chung và
khó khăn trong hoạt động học tập nói riêng đã được một số nhà nghiên cứu tâm lý xem
xét dưới nhiều góc độ, nhiều loại khách thể khác nhau. Sau đây chúng tôi xin đưa ra
một số quan điểm nghiên cứu về khó khăn nói chung và khó khăn trong hoạt động học
tập của một số tác giả của nước ngoài và Việt Nam.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trong cuộc sống của mỗi người, học tập là một hoạt động không thể thiếu
được. Nó là phương thức giúp con người nhận thức thế giới một cách ngắn nhất và
thuận lợi nhất để con người có tri thức cải tạo thế giới phục vụ cho cuộc sống của
chính mình. Tuy nhiên, trong quá trình để con người biến những tri thức của nhân loại
thành vốn kinh nghiệm riêng của cá nhân thì con người sẽ gặp không ít những khó
khăn.
Khi bàn về vấn đề khó khăn nói chung và khó khăn trong học tập thì ngay từ rất lâu,
một số tác giả như B. Kirsch, C. Wagner, S. Franz... ở Đức; L.A. Regus, A.L.
Liktarnikov, O.A. Basinger, D.H. Demidov... ở Liên Bang Nga đã có những công trình
nghiên cứu về khó khăn trong cuộc sống của học sinh và sinh viên. Dựa trên các kết
quả nghiên cứu, các tác giả đã làm sáng tỏ thực trạng và nguyên nhân một số khó khăn
thường gặp trong đời sống của học sinh, sinh viên như là một hiện tượng tâm lý xã
hội, chịu sự tác động của các quy luật phát triển tâm sinh lý lứa tuổi cũng như điều
kiện sống và hoạt động của họ [65].
Bên cạnh đó, trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Bianka Zazzo, giáo sư đại học
EPHE Pari cùng các cộng sự là 12 chuyên gia cấp cao về tâm lý, y khoa và giáo dục đã
nghiên cứu trẻ em từ lớp mẫu giáo đến cuối lớp 1 đã chỉ ra: “Khó khăn tâm lý lớn nhất
mà trẻ gặp phải làm cản trở đến sự thích ứng với hoạt động học tập của trẻ là sự thay
đổi môi trường hoạt động một cách triệt để, gọi là chuyển dạng hoạt động chủ đạo. Trẻ
mẫu giáo lấy hoạt động vui chơi làm hoạt động chủ đạo, vừa học vừa chơi, hoạt động
13
đa dạng, tính tự do tùy hứng cá nhân nặng hơn là tính chỉ đạo của giáo viên, người lớn
tuổi. Bước sang lớp 1, học tập là hoạt động chủ đạo, học sinh phải chấp hành nghiêm
chỉnh mọi quy định theo sự chỉ đạo chặt chẽ của giáo viên, theo nguyên tắc lớp học. Vì
thế, trẻ nào vượt qua được khó khăn này thì sẽ học tốt, còn không vượt được thì sẽ dẫn
đến tình trạng chán học, kết quả không cao” [56, tr.19].
Cũng nghiên cứu về khó khăn trong hoạt động học tập học sinh lớp một, tác giả
A.V. Petrovxki đã chia khó khăn của trẻ em khi đi học lớp một làm ba loại:
+ Những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới
+ Khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy cô và bạn bè
+ Khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ được chuẩn bị
của gia đình, nhà trường, xã hội nên trẻ có tâm trạng vui thích, sẵn sàng đi học, và sau
giảm dần khát vọng và chán học. [44]
Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến khó khăn, ảnh
hưởng của những khó khăn nêu trên đến đời sống của trẻ và đề xuất một số biện pháp
giải quyết khó khăn cho trẻ. Như vậy, tác giả đã đi sâu nghiên cứu những khó khăn
nảy sinh trong hoạt động học tập nhưng đó mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ở học
sinh lớp một.
Theo nhà tâm lí học Maurice Debesse, trong công trình nghiên cứu về những
khó khăn của trẻ đã chỉ ra rằng: Đứng trước ngưỡng cửa của lớp một, trẻ em gặp rất
nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về mặt tâm lý. Điều này đã ảnh hưởng đến sự thích
ứng với hoạt động học tập, làm cho trẻ sợ học, không muốn tới trường và kết quả học
tập không cao [20].
Trong công trình nghiên cứu của mình, V.A. Cruchetxki đã đề cập đến những
khó khăn trong hoạt động học tập của thiếu niên. Theo tác giả, trong quá trình học tập
đôi khi có mâu thuẫn: Sự mong muốn trau dồi tri thức mâu thuẫn với thái độ bàng
quan và thậm chí thái độ xấu đối với học tập ở trường, thái độ “phớt đời” đối với điểm
số. Điều đó có thể là do phản ứng “độc đáo” với những thất bại nào đó trong học tập
và xung đột với giáo viên. Những mâu thuẫn này gây ra một số khó khăn đáng kể cho
thiếu niên.
Cũng theo tác giả, thiếu niên thường xúc động mạnh với những thất bại trong
việc học tập của mình, nhưng lòng tự trọng đôi khi khiến cho các em có thái độ thờ ơ