Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khí tượng vệ tinh phần phần 9 pps
MIỄN PHÍ
Số trang
15
Kích thước
3.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1773

Khí tượng vệ tinh phần phần 9 pps

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

120

thường được sử dụng như là một công cụ hướng dẫn để suy đoán (infer) cường độ mắt

bão. Chúng còn được hoàn thiện nhờ kết hợp với các phương pháp vệ tinh đa phổ và

số liệu vệ tinh quỹ đạo cực.

- Một công cụ khác đã được giới thiệu trong những năm 70 và 80, đó là kênh

hơi nước. Kênh hơi nước đã được bổ sung cho các cảm biến kế IR trên các vệ tinh địa

tĩnh được khai thác bởi các quốc gia Châu Âu và Hoa kỳ. Kênh này nhằm vào bức xạ

sóng dài được hấp thụ và được tái phát xạ bởi hơi nước ở dải 6.7μm. Không lâu sau nó

trở thành cần thiết đối với mây như một kênh mô tả cấu trúc ẩm trong khí quyển mà

trước đó chưa hề có. Hoạt hình của ảnh này đã tiêt lộ cho ta những đặc điểm hoàn lưu

và sy-nôp trong môi trường xoáy thuận nhiệt đới. Cái đó sẽ tác động đến những dự báo

sự di chuyển và quỹ đạo của bão. Ngày nay ảnh hơi nước là một công cụ nổi bật được

sử dụng trong phân tích môi trường bão.

- Các cảm biến kế hồng ngoại lại "mù" đối với bức xạ của những mây không

thấu quang bên dưới nên ảnh thường bị hạn chế đối với sự mô tả không gian bão và

mây "mờ khói" liên quan với các dòng ra trên cao của bão. Trong các điều kiện, khi

mà bão được đặc trưng bởi mật độ trung tâm phủ mây (đĩa mây trung tâm), mắt bão

không xuất hiện trong cấu trúc mây tầng trên. Điều đó dẫn đến sự không dễ suy đoán

được vị trí trung tâm và đặc biệt là tốc độ gió cực đại ở bề mặt. Hạn chế của các cảm

biến kế đo xa thụ động trong các phổ này là không có khả năng cảm nhận xuyên qua

những đám mây. Để khắc phục hạn chế này người ta đã đưa vào áp dụng những bộ

cảm biến kế vệ tinh mới có thể cảm ứng xuyên qua mây và cho ta một quan sát không

gì so sánh được về xoáy thuận nhiệt đới. Đó là ảnh mây vệ tinh dựa trên vi sóng thụ

động.

- Những chương trình quét nhanh chuyên dụng (Special rapid-scan) từ các vệ

tinh địa tĩnh ngày nay đã trở thành chuẩn và có thể tập hợp ở tần suất 1-5 phút về toàn

bộ các xoáy thuận nhiệt đới được nhằm tới và vì thế nó cung cấp cho ta các trường gió

chi tiết. Các vệ tinh GMS và METEOSAT còn có thể quét ảnh ở chế độ quét nhanh.

Hệ thống hoạt động quét nhanh (RSO-Rapid Scan Operations): với khoảng thời gian

7.5 phút một ảnh trên các khu vực của lãnh thổ Hoa kỳ; hệ hoạt động quét siêu nhanh

với GOES-8 năm 1994 và GOES-9 năm 1995 đã cung cấp cứ 30 giây một ảnh.

- Sau cùng là hệ Thiết bị thám sát vi sóng tiên tiến (The Advanced Microwave

Sounding Unit-A - AMSU-A), được thực hiện trong 2 mô-đun riêng biệt: Mô-đun

AMSU-A1 và AMSU-A2. AMSU-A là thiết bị đo vô tuyến đa kênh vi sóng dùng để

đo profile nhiệt độ khí quyển quy mô lớn. Khái niệm ước lượng cấu trúc, cường độ, sự

thay đổi cường độ của xoáy thuận nhiệt đới sử dụng các quan trắc vi sóng thụ động

của vệ tinh thời tiết quỹ đạo cực đã trải qua trên 2 thập niên nghiên cứu tích cực. Đến

nay tiến bộ đã đạt đến chuẩn mực. Một thí dụ tuyệt vời của thám sát mới này là mô￾đun thám sát vi sóng tiên tiến (AMSU) của NOAA-15. Profile nhiệt độ được mô tả từ

các đo đạc AMSU có thể được sử dụng để tạo ra mặt cắt thẳng đứng nhân nóng của

xoáy thuận nhiệt đới, một vùng ấm không bình thường mà trước đó chưa từng được

thám sát.

4.3.3 Sự phát sinh và phát triển của ATNĐ và bão qua ảnh mây vệ tinh

Như ta đã biết, các tác giả nghiên cứu bão ở Đại Tây Dương, như Gray, cho biết

bão phát sinh trong điều kiện lớp nước bề mặt biển, độ sâu ít nhất khoảng 50m, có

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!