Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khí tượng vệ tinh phần phần 10 ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
135
lạnh thì chứng tỏ mây phát triển càng cao, những dòng thăng trong nó càng mạnh,
lượng nước khả giáng càng lớn và do đó lượng mưa rơi xuống được bề mặt sẽ càng
nhiều. Nhiều nơi đã áp dụng thừa nhận này vào việc xây dựng phương pháp ước lượng
mưa dựa vào nhiệt độ đỉnh mây. Song kết quả thu được có khu vực khá phù hợp trong
khoảng thời gian nào đó, nhưng trong khoảng thời gian khác lại không phù hợp; hoặc
với khu vực này thì khá tốt, nhưng nhiều khu vực khác sai số lại khá lớn. Người ta đã
nhận ra rằng phương pháp này hết sức hạn chế.
Từ năm 1994 một thế hệ cảm biến kế mới của vệ tinh địa tĩnh đã được đưa vào
đo đạc bức xạ khí quyển trên 18 kênh của dải hồng ngoại và vi sóng, vì thế nó cho ta
khả năng nghiên cứu đại dương và các hiện tượng khí tượng mà các thế hệ vệ tinh địa
tĩnh trước đây không thể làm được. Các kênh vi sóng thụ động đo cảm biến được
chính lượng nước khả giáng ở trong mây, chứ không dựa vào nhiệt độ đỉnh mây. Như
ta đã biết, ngoài các ảnh vệ tinh cơ bản người ta còn sử dụng hệ quét nhanh và hệ
AMSU để thu thập và trích xuất ra nhiều tham số khác của khí quyển, gọi là các ảnh
sản phẩm (Derived Product Images–DPI). Ngày nay ước lượng các tham số khí quyển,
như nhiệt độ, độ ẩm, gió và khí áp, bằng thông tin vệ tinh đã đạt được độ chính xác hết
sức khả quan và nhờ đó mà ước lượng mưa cũng từng bước được hoàn thiện. Trong
những năm gần đây Phòng Khí tượng Hải dương của NRL Hoa kỳ đã thực hiện ước
lượng mưa thời gian thực từng giờ và lượng mưa tích luỹ các thời đoạn khác nhau cho
hầu hết các khu vực trên thế giới, trừ vùng cực, dựa trên các quan trắc vi sóng của vệ
tinh địa tĩnh. Các sản phẩm này có độ chính xác khá cao, kể cả khu vực Tây Thái Bình
Dương, trong đó có nước ta.
4.5.2. Phương pháp ước lượng mưa dựa trên ảnh hồng ngoại
Ngay từ khi ảnh mây hồng ngoại (10,7μm) cho phép ước lượng nhiệt độ và
mưa thì phương pháp ước lượng mưa theo quan hệ kinh nghiệm giữa nhiệt độ chói
hồng ngoại và lượng mưa bề mặt đã được thử nghiệm. Phương pháp này dựa trên một
ước đoán đã được thừa nhận là sự tăng lượng mưa là một hàm của độ cao đỉnh mây,
nghĩa là nhiệt độ đỉnh mây càng lạnh thì lượng mưa càng lớn. Với quan hệ kinh
nghiệm đó người ta có thể ước lượng được lượng mưa trên quy mô toàn cầu chỉ dựa
trên ảnh hồng ngoại.
Tuy các mối quan hệ này có độ chính xác không cao, nhưng các vùng rộng lớn
và trung bình liên tục theo thời gian làm cho nó trở thành một ước lượng ban đầu hữu
ích đối với mưa do xoáy thuận nhiệt đới và bão, đặc biệt trên biển, nơi mà ta không có
đủ các trạm quan trắc thông thường. Nếu ta thu thập được các tập hợp sản phẩm ảnh
IR và số liệu mưa tương ứng thì ta có thể thiết lập được quan hệ thống kê để ước lượng
mưa. Việc kiểm nghiệm tất cả các sản phẩm vệ tinh đều được thực hiện bằng sự so
sánh với số liệu vô tuyến thám không và các đo đạc bằng máy bay, ra-đa đo mưa.
Nhiều phương pháp ước lượng mưa theo hướng này hiện vẫn được nhiều người nghiên
cứu cải tiến, trong đó có các nhà khí tượng của Trung tâm dự báo KTTV Trung ương
của nước ta như Tiến sĩ Hoàng Minh Hiền [2], ThS Đỗ Lệ Thuỷ và KS Nguyễn Vinh
Thư [3], như thí dụ cho trên hình 4.35 trên đây.