Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát tình hình sai khớp cắn hạng iii ở trẻ 8 tuổi tại trường tiểu học võ trường toản, quận ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
THÁI HUY KHANG
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH
SAI KHỚP CẮN HẠNG III Ở TRẺ 8 TUỔI
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2017 - 2018
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. BS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
CẦN THƠ – 2018
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
Lời cam đoan....................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................ii
Danh mục từ viết tắt - Đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt..............................iii
Danh mục bảng...............................................................................................iv
Danh mục biểu đồ - hình.................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 3
1.1. Khái niệm về khớp cắn và phân loại sai khớp cắn ................................. 3
1.2. Sai khớp cắn hạng III.............................................................................. 6
1.3. Cắn ngược vùng răng trước .................................................................... 9
1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến điều trị cắn ngược vùng răng trước. 15
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 17
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................. 17
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu ..................................................................... 17
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................ 17
2.2.2. Cỡ mẫu ........................................................................................... 17
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu.................................................................. 17
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 18
2.2.5. Quy trình thực hiện ........................................................................ 22
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu............................................................... 25
2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu............................................................. 26
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 27
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu............................................................ 27
3.2. Tình hình khớp cắn của đối tượng nghiên cứu ..................................... 27
3.3. Đánh giá kết quả điều trị cắn ngược răng trước ở học sinh có sai khớp
cắn hạng III .................................................................................................. 33
CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN ........................................................................... 38
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................... 38
4.2. Tình hình khớp cắn của đối tượng nghiên cứu ..................................... 38
4.3. Mối liên hệ giữa sai khớp cắn hạng III và cắn ngược răng trước......... 44
4.4. Kết quả điều trị cắn ngược răng trước .................................................. 47
KẾT LUẬN.................................................................................................... 54
KIẾN NGHỊ................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Thư ngỏ đến phụ huynh học sinh.
PHỤ LỤC 2: Phiếu khám.
PHỤ LỤC 3: Phỏng vấn độ hài lòng và khám kết quả điều trị.
PHỤ LỤC 4: Danh sách đối tượng nghiên cứu.
PHỤ LỤC 5: Báo cáo ca lâm sàng điều trị cắn ngược răng trước.
PHỤ LỤC 6: Kiểm định.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả trong đề tài này là do chúng tôi thực
hiện một cách nghiêm túc, khách quan và dựa trên số liệu có thật được thu thập
tại Trường Tiểu học Võ Trường Toản, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những số liệu và kết quả trong
luận văn này.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2018
Người thực hiện đề tài
Thái Huy Khang
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến
Ths. Bs. Nguyễn Thị Bích Ngọc, người cô đã luôn dành thời gian tận tình hướng
dẫn tôi thực hiện đề tài này, giúp tôi giải quyết những khó khăn trong quá trình
thực hiện luận văn để giúp tôi có điều kiện thuận lợi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Hội đồng nghiên cứu
khoa học và đặc biệt là thầy cô khoa Răng Hàm Mặt – Trường Đại Học Y Dược
Cần Thơ đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu cùng quý
thầy cô Trường Tiểu học Võ Trường Toản đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh chị, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin kính tặng đến cha mẹ tôi, người đã có ơn sinh thành,
nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho tôi ăn học và luôn ở bên cạnh để động viên tôi,
giúp tôi vượt qua khó khăn.
Người thực hiện đề tài
Thái Huy Khang
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
CHRM Chỉnh hình răng mặt
CS Cộng sự
ĐTV Điều tra viên
KCTLHT Khí cụ tháo lắp hàm trên
LMTĐ Lồng múi tối đa
MPN Mặt phẳng nghiêng
RHM Răng hàm mặt
SKC Sai khớp cắn
TDH Thái dương hàm
TIẾNG ANH
AAO American Association of Orthodontists
BSI British Standard Institute
WHO World Health Organization
Tiếng Anh Tiếng Việt
American Association of Orthodontists Hiệp Hội Chỉnh Hình Hoa Kỳ
British Standard Insitute Viện tiêu chuẩn Anh
World Health Organization Tổ chức Y tế Thế Giới
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ phân loại các dạng sai khớp cắn theo đặc điểm giới tính của
học sinh 8 tuổi tại trường Tiểu Học Võ Trường Toản, thành phố Cần Thơ... 27
Bảng 3.2. Phân bố độ cắn chìa, độ cắn ngược răng trước của học sinh theo phân
loại sai khớp cắn của Angle. ........................................................................... 29
Bảng 3.3. Tỷ lệ số răng trước cắn ngược........................................................ 30
Bảng 3.4. Tỷ lệ sai khớp cắn hạng III giả và sai khớp cắn hạng III thực sự của
đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 31
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa tình trạng sai khớp cắn hạng III và cắn ngược
răng trước ........................................................................................................ 32
Bảng 3.6. Mối liên hệ giữa số răng trước cắn ngược với phân loại sai khớp cắn
hạng III............................................................................................................ 32
Bảng 3.7. Tỷ lệ các trường hợp cắn ngược răng trước ở học sinh tham gia điều
trị ..................................................................................................................... 34
Bảng 3.8. Kết quả tình hình khớp cắn trước và sau điều trị cắn ngược vùng răng
trước ................................................................................................................ 35
iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính ..............................27
Biểu đồ 3.2. Tình hình cắn ngược răng trước của học sinh được phân loại theo
sai khớp cắn .....................................................................................................28
Biểu đồ 3.3. Mức độ đồng ý của phụ huynh cho học sinh tham gia vào
điều trị..............................................................................................................33
Biểu đồ 3.4. Kết quả điều trị cắn ngược răng trước.........................................34
Biểu đồ 3.5. Lý do phụ huynh và học sinh đồng ý tham gia vào điều trị ..........36
Biểu đồ 3.6. Lý do phụ huynh và học sinh từ chối tham gia vào điều trị...........36
Biểu đồ 3.7. Mức độ hài lòng của phụ huynh và học sinh sau điều trị...............37
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khớp cắn bình thường...................................................................... 4
Hình 1.2. Sai khớp cắn hạng I. ......................................................................... 4
Hình 1.3. Sai khớp cắn hạng II......................................................................... 4
Hình 1.4. Sai khớp cắn hạng III ....................................................................... 5
Hình 1.5. Mặt phẳng nghiêng và cơ chế tác dụng lực.................................... 14
Hình 2.1. Các dạng sai khớp cắn phân loại theo Angle ................................. 19
Hình 2.2. Cách đo độ cắn chìa........................................................................ 21
Hình 2.3. Cách đo độ cắn ngược .................................................................... 22
Hình 4.1. Ảnh chụp trong miệng khi trẻ đeo mặt phẳng nghiêng.................. 48
Hình 4.2. Ảnh chụp trong miệng 04 trường hợp đạt kết quả tốt.....................50
Hình 4.3. Ảnh chụp trong miệng 02 trường hợp đạt kết quả trung bình........ 51
Hình 4.4. Ảnh chụp công đoạn thực hiện làm máng duy trì .......................... 52
v
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sai khớp cắn ở trẻ em là một trong những vấn đề ngày càng được cha mẹ
và các bác sĩ Răng Hàm Mặt quan tâm. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO-1997),
sai khớp cắn là vấn đề quan tâm thứ ba trong các vấn đề về sức khoẻ răng miệng,
chỉ sau bệnh sâu răng và bệnh nha chu. Sai khớp cắn ở bộ răng hỗn hợp không chỉ
ảnh hưởng đến các chức năng mà còn tác động rất lớn đến thẩm mỹ của trẻ.
Sai khớp cắn là do sự tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố, mà hai yếu tố
lớn nhất là môi trường và di truyền. Dinh dưỡng, các thói quen xấu về răng miệng,
sâu răng và mất răng sớm là những yếu tố môi trường thường được nhắc đến trong
y văn. Yếu tố di truyền thể hiện rõ nét trong một số trường hợp như sai khớp căn
hạng III, các bất thường về số lượng răng, kích thước và hình dạng răng cũng như
các bất thường về mô quanh răng. Trong các dạng sai khớp cắn thì hạng III có rất
nhiều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống của cá nhân trong xã hội như chấn
thương khớp cắn do phân bố lực lên các răng không đúng, rối loạn thăng bằng
chức năng làm giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, phát
âm và các vấn đề về tâm lý [15]. Tỷ lệ lệch lạc khớp cắn loại III theo Angle tại
Mỹ khoảng 16% ở nhóm trẻ từ 4-10 tuổi [27], tại Nhật Bản là 7,81% ở trẻ gái độ
tuổi 11 và tại Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm từ 9,4 - 19% [37], [42]. Tại Việt Nam,
tỷ lệ lệch lạc răng và hàm ở trẻ rất cao chiếm 96,1% tại Hà Nội, 83,25% tại thành
phố Hồ Chí Minh, trong đó số trẻ bị lệch lạc khớp cắn loại III theo Angle lên tới
21,7% [16].
Các răng trước và đặc biệt là răng cửa có tầm quan trọng về mặt thẩm mỹ,
vì chúng luôn được nhìn thấy khi ăn nói và biểu lộ cử chỉ, sắc thái tình cảm của
con người ngay cả khi miệng ở tư thế nghỉ. Các răng trước còn có nhiệm vụ hướng
dẫn khi trượt hàm, làm nhả khớp các răng sau trong tất cả các chuyển động của
2
hàm. Khi các răng sau nhả khớp, hầu hết các cơ nâng hàm đều ngừng co. Do đó,
lực tác dụng lên khớp thái dương hàm và các răng trước sẽ giảm một các đáng kể.
Ngoài ra hướng dẫn ra trước ổn định và khớp TDH khoẻ còn tạo tác dụng hoà hợp
thần kinh cơ, ngay cả khi bệnh nhân nghiến răng, cũng không có sự quá tải hay
mòn các răng sau trong chuyển động của hàm [47].
Những bệnh nhân có khớp cắn ngược vùng răng trước là một lệch lạc răng
cũng khá thường gặp trong CHRM, chiếm tỷ lệ cao tới 22% trong tổng số lệch lạc
vùng răng trước. Bệnh nhân có khớp cắn ngược vùng răng trước thường bị ảnh
hưởng thẩm mỹ rất nhiều, khuôn mặt bị lõm, môi đảo ngược khi nhìn nghiêng
(dân gian gọi là “móm”). Ngoài ra, khớp cắn ngược còn gây ảnh hưởng về cắn
khớp, nha chu, nếu không được thăm khám phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn
đến những biến chứng nặng nề và phức tạp hơn về sau.
Tại Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng hiện đã có các
nghiên cứu về tình hình sai khớp cắn ở bộ răng hỗn hợp, nhưng đi sâu về sai khớp
cắn hạng III và điều trị cắn ngược vùng răng trước thì vẫn chưa có nghiên cứu
liên quan.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sai khớp cắn
hạng III ở trẻ 8 tuổi tại Trường Tiểu Học Võ Trường Toản, Quận Ninh Kiều,
Thành phố Cần Thơ năm 2017 - 2018”.
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định tỉ lệ sai khớp cắn hạng III có và không có kèm cắn ngược vùng
răng trước ở trẻ 8 tuổi tại Trường Tiểu học Võ Trường Toản, năm 2018.
2. Đánh giá kết quả điều trị trên một số trường hợp cắn ngược răng cửa
bằng khí cụ đơn giản.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHỚP CẮN VÀ PHÂN LOẠI SAI KHỚP CẮN.
1.1.1 Khái niệm khớp cắn.
“Khớp cắn” là thuật ngữ dùng để mô tả một trạng thái tĩnh, một tương
quan răng-răng, hay một vị trí mà ở đó có tiếp xúc răng giữa hai hàm, thường
là cắn khớp trung tâm [5].
1.1.2. Khớp cắn trung tâm.
Khớp cắn trung tâm là một vị trí có tiếp xúc giữa các răng của hai hàm
(là một vị trí tương quan răng-răng), trong đó, các răng có sự tiếp xúc nhiều
nhất, hai hàm ở vị trí đóng khít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định. Khớp
cắn trung tâm còn được gọi là lồng múi tối đa [5].
1.1.3. Đường cắn khớp.
- Đối với hàm trên: là đường nối múi ngoài của các răng sau và rìa cắn
của các răng trước.
- Đối với hàm dưới: là đường nối các rãnh răng phía sau và rìa cắn của
các răng phía trước.
- Đường khớp cắn là một đường cong đối xứng, đều đặn và liên tục. Khi
hai hàm cắn khít vào nhau thì đường khớp cắn của hàm trên và dưới trùng với
nhau [5].
1.1.4. Phân loại sai khớp cắn.
1.1.4.1. Phân loại sai khớp cắn theo Angle.
Năm 1899, Edward H. Angle phân loại sai khớp cắn của răng vĩnh viễn
nhờ răng cối lớn thứ nhất hàm trên. Theo ông, nó là chìa khoá khớp cắn. Đây
là răng vĩnh viễn được thành lập và mọc sớm nhất. Nó cũng là răng vĩnh viễn
to nhất của cung hàm trên, có vị trí tương đối cố định so với nền sọ, khi mọc