Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát sự chấp nhận của người mất ngôn ngữ sau đột quỵ đối với các khuyến nghị thực hành tốt nhất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN HỮU ĐỨC
KHẢO SÁT SỰ CHẤP NHẬN CỦA NGƯỜI MẤT NGÔN NGỮ SAU
ĐỘT QUỴ ĐỐI VỚI CÁC KHUYẾN NGHỊ THỰC HÀNH TỐT NHẤT
THEO TỔ CHỨC LIÊN KẾT CỘNG ĐỒNG MẤT NGÔN NGỮ
TOÀN CẦU CHO NGƯỜI MẤT NGÔN NGỮ TẠI VIỆT NAM
NGÀNH: KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
MÃ SỐ: 8720603
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1: PGS.TS.BS Trần Anh Tuấn
2: TS. Sarah Wallace
TP Hồ Chí Minh - 2021
.
.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, phòng Đào tạo sau Đại học,
Bộ môn Kỹ thuật Phục hồi chức năng đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận
văn này.
Xin cảm ơn Dự án Phát triển đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam của Ủy
ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV), VietHealth và USAID đã tài trợ tài
chính, hỗ trợ chuyên môn, và điều phối toàn bộ khóa học, xin cảm ơn tổ chức
Trinh-Foundation đã hỗ trợ về mặt học thuật của khóa học.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc, Khoa Phục hồi chức năng bệnh
viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Phục hồi chức năng-Điều trị bệnh nghề nghiệp,
Bệnh viện An Bình đã tạo điều kiện cho tôi thu tập số liệu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
PGS.TS Trần Anh Tuấn và TS Sarah Wallace đã luôn động viên, khích lệ và
tận tình hướng dẫn để tôi thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn TS. Phạm Thị Bền đã góp ý và hỗ trợ dịch thuật trong quá trình
tôi thực hiện luận văn. Xin cảm ơn ThS Nguyễn Thanh Duy, CN Nguyễn Vũ
Thị Kim Liên, CN Nguyễn Mai Ngọc Đoan đã hỗ trợ dịch thuật các khuyến
nghị thực hành và trong quá trình thu thập số liệu.
Xin cảm ơn gia đình, thầy cô và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ để tôi có
thể hoàn thành tốt chương trình học và luận văn.
Xin gửi đến mọi người lòng biết ơn vô hạn.
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2021
Tác giả luận văn
Trần Hữu Đức
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ.................................................................iii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................... 3
1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3
2. Mục tiêu chung........................................................................................... 3
3. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1. Mất ngôn ngữ............................................................................................. 4
1.1. Phân loại, tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng mất ngôn ngữ .......................... 4
1.2. Ảnh hưởng của mất ngôn ngữ ............................................................. 6
1.3. Chăm sóc cho người mất ngôn ngữ..................................................... 7
2. Tổng quan về các khuyến nghị thực hành tốt nhất theo
TCLKCĐMNNTC về mất ngôn ngữ............................................................. 9
3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhóm danh định
(Nominal group technique).......................................................................... 11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 13
1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 13
.
.
1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 13
1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu......................................................................... 13
1.3. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................. 14
1.4. Biến số và định nghĩa biến số............................................................ 14
1.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 14
2. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................. 15
2.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 15
2.2. Phương pháp luận .............................................................................. 15
2.3. Cỡ mẫu............................................................................................... 15
2.4. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 15
3. Thiết bị sử dụng ....................................................................................... 16
4. Quá trình tiến hành................................................................................... 16
4.1. Trước ngày phỏng vấn....................................................................... 17
4.2. Buổi phỏng vấn.................................................................................. 17
5. Quản lý và xử lý dữ liệu........................................................................... 19
5.1. Thu thập số liệu.................................................................................. 19
5.2. Phân tích số liệu................................................................................. 19
6. Các biện pháp để đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu........................... 22
7. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................ 23
.
.
8. Kết quả mong đợi và tính ứng dụng của nghiên cứu............................... 23
9. Tiến trình nghiên cứu............................................................................... 24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 25
1. Đặc điểm người tham gia......................................................................... 25
2. Sự chấp nhận của 10 khuyến nghị ........................................................... 27
3. Tính dễ hiểu của 10 khuyến nghị............................................................. 27
4. Tính toàn diện của 10 khuyến nghị.......................................................... 28
5. Những khuyến nghị bổ sung của người mất ngôn ngữ và xếp hạng
khuyến nghị.................................................................................................. 35
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 41
1. Bàn luận về sự chấp nhận và tính dễ hiểu của 10 khuyến nghị thực hành
tốt nhất.......................................................................................................... 41
2. Bàn luận về tính toàn diện của các khuyến nghị thực thành tốt nhất ...... 45
3. Bàn luận về các khuyến nghị bổ sung của người mất ngôn ngữ tại Việt
Nam.............................................................................................................. 46
GIỚI HẠN, ĐIỂM MẠNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG............................................ 52
KẾT LUẬN..................................................................................................... 53
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp ThS “Khảo sát sự chấp nhận của người
mất ngôn ngữ sau đột quỵ đối với các khuyến nghị thực hành tốt nhất theo tổ
chức liên kết cộng đồng mất ngôn ngữ toàn cầu cho người mất ngôn ngữ tại
Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS TS.
Trần Anh Tuấn và TS. Sarah Wallace. Tất cả nội dung trong nghiên cứu này
là đúng sự thật, chưa từng được công bố trước đó. Các số liệu và nội dung
luận văn hoàn toàn trung thực, không đạo nhái hay sao chép từ bất kỳ một
công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả tài liệu trích dẫn đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường nếu có bất cứ sự sai phạm hay sao
chép trong đề tài luận văn này.
Tác giả
Trần Hữu Đức
.
.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Chữ viết tắt Ý nghĩa
NNTL Ngôn ngữ trị liệu
GTTC-TT Giao tiếp tăng cường và thay thế
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới
KT NDĐ Kỹ thuật nhóm danh định
TCLKCĐMNNTC Tổ chức liên kết cộng đồng mất ngôn ngữ toàn cầu
Tiếng Anh
Chữ viết tắt Ý nghĩa
ICF International Classification of Functioning, Disability
and Health
AAC Augmentative and Alternative Communication
WHO World Health Organization
NGT Nominal Group Technique
.
.
i
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Danh mục bảng
Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Tiến trình nghiên cứu 24
Bảng 3.1 Đặc điểm người tham gia 25
Bảng 3.2 Sự chấp nhận, tính dễ hiểu và tính toàn diện của các
khuyến nghị hiện tại
29
Bảng 3.3 Các kiến nghị của người mất ngôn ngữ 37
Bảng 3.4 Xếp hạng các khuyến nghị của người mất ngôn ngữ 40
Danh mục sơ đồ
Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ phân loại mất ngôn ngữ và một số đặc điểm cơ
bản (theo hiệp hội mất ngôn ngữ Quốc tế)
5
Sơ đồ 1.2 Khung phân loại ICF theo TCYTTG 8
Sơ đồ 1.3 Quy trình chuẩn của NGT 12
Sơ đồ 2.1 Quy trình phân tích nội dung 21
.
.
MỞ ĐẦU
Đột quỵ được xem là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn thế
giới với tỷ lệ tử vong hàng năm là 5,5 triệu người [15]. Trong khi tại Việt
Nam, theo thống kê của Bộ Y tế và các nghiên cứu cho thấy mỗi năm có
khoảng 200.000 người bị đột quỵ, hơn 20% trong số đó tử vong. Năm 2012
có tới 112.600 người tử vong do đột quỵ, chiếm 21.7 %, năm 2016 con số này
là 15.54%, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây tử vong tại Việt
Nam [1],[9],[61]. Những người sống sót sau đột quỵ thường để lại những di
chứng nặng nề trong đó có mất ngôn ngữ, theo một nghiên cứu của Perdesen
và cộng sự, có tới 40% những người sống sót sau đột quỵ bị mất ngôn ngữ
[15],[48]. Mặc dù chưa có số liệu cho tỷ lệ mất ngôn ngữ sau đột quỵ tại Việt
Nam, nhưng qua những số liệu báo động được công bố ở trên cho thấy mất
ngôn ngữ đang là một trong những vấn đề cần được quan tâm và cần có nhiều
số liệu thống kê hơn nữa tại Việt Nam.
Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ cũng bị suy giảm
đáng kể, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh, sự trầm cảm và mức độ
hoạt động, tập luyện sau này [2], [3]. Mất ngôn ngữ là một trong những
nguyên nhân có tác động tiêu cực đáng kể đến tâm lý, chất lượng cuộc sống
của người sau đột quỵ [28]. Theo một nghiên cứu của Maledine Cruice và
cộng sự cho thấy những người cao tuổi bị mất ngôn ngữ thực hiện các hoạt
động xã hội bị giới hạn đáng kể hơn so với những người không bị mất ngôn
ngữ [11]. Đồng thời, họ phải bỏ ra chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn (8.5%
hoặc 1.700$) và có thời gian nằm viện dài hơn so với những người sống sót
sau đột quỵ mà không có mất ngôn ngữ [16]. Ngoài ra, những người bị mất
ngôn ngữ sau đột quỵ thường phải đối mặt với những hệ quả như bị cách ly xã
hội, trầm cảm, chất lượng cuộc sống thấp, những ảnh hưởng tiêu cực này tác
.
.