Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát sai sót trong kê đơn và cấp phát thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú tại bệnh viện trưng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
NGUYỄN ANH THƢ
KHẢO SÁT SAI SÓT TRONG KÊ ĐƠN VÀ CẤP PHÁT
THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÖ
TẠI BỆNH VIỆN TRƢNG VƢƠNG GIAI ĐOẠN 2020-2021
VÀ THỰC HIỆN CAN THIỆP
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƢỢC HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
NGUYỄN ANH THƢ
KHẢO SÁT SAI SÓT TRONG KÊ ĐƠN VÀ CẤP PHÁT
THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÖ
TẠI BỆNH VIỆN TRƢNG VƢƠNG GIAI ĐOẠN 2020-2021
VÀ THỰC HIỆN CAN THIỆP
NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: 8720212
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƢỢC HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan danh dự đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài đƣợc thực
hiện tại bệnh viện Trƣng Vƣơng. Các số liệu và kết quả phân tích đƣợc trình bày
trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc ai công bố trong quá
trình bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác trƣớc đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Anh Thƣ
.
.
BẢN TÓM TẮT
Luận văn Thạc sỹ – Khoá 2019 – 2021
Chuyên ngành: Tổ chức Quản lý Dƣợc – Mã số: 8720412
KHẢO SÁT SAI SÓT TRONG KÊ ĐƠN VÀ CẤP PHÁT
THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÖ TẠI BỆNH VIỆN
TRƢNG VƢƠNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2021 VÀ THỰC HIỆN CAN THIỆP
Nguyễn Anh Thƣ
Thầy hƣớng dẫn: PGS. TS Phạm Đình Luyến
Mở đầu
Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả là mục tiêu chung của ngành y tế.
Tuy nhiên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn rất nhiều sai sót trong
kê đơn thuốc (kê đơn tên thuốc, liều dùng, số lƣợng sử dụng, kê cùng nhóm
thuốc…) để hạn chế tình trạng sai sót, Bộ Y tế đã liên tiếp ra nhiều Thông tƣ hƣớng
dẫn các cơ sở khám chữa bệnh tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy
trình kê đơn và cấp phát thuốc trong điều trị ngoại trú. Vì vậy để giảm tỷ lệ sai sót
trong các đơn thuốc đồng thời nâng cao chất lƣợng và uy tín khám chữa bệnh tại
bệnh viện là điều hết sức cần thiết. Đề tài “Khảo sát sai sót trong kê đơn và cấp phát
thuốc BHYT điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trƣng Vƣơng giai đoạn 2020 – 2021 và
thực hiện can thiệp” đƣợc thực hiện.
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Các đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trƣng Vƣơng năm
2020 – 2021.
Quy trình thao tác chuẩn (SOP) trong kê đơn và cấp phát thuốc bảo hiểm y tế tại
bệnh viện Trƣng Vƣơng.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Hồi cứu thống kê phân tích theo từng chỉ tiêu nghiên cứu.
Mô tả cắt ngang quy trình cấp phát thuốc.
Kết quả
.
.
Sai sót về thiếu chẩn đoán, không đánh mã ICD giảm từ 2,67% xuống còn 1,50%.
Sai sót về số lƣợng, liều dùng thuốc giảm từ 12,83% xuống còn 4,92%. Sai sót về
cách dùng, đƣờng dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc giảm từ 9,58% xuống còn
2,50%. Các sai sót về tính hợp lệ của đơn thuốc, kê nhầm thuốc, kê đơn không phù
hợp HDSD thuốc, kê trùng thuốc giữa các đơn, thuốc cùng thành phần, phối hợp
nhiều thuốc không cần thiết, sai sót về tƣơng tác thuốc và chống chỉ định không còn
xảy ra.
Cấp phát thuốc sai tên thuốc giảm từ 1,65% xuống còn 0,01%. Cấp phát thừa hoặc
thiếu thuốc đƣợc kê giảm từ 2,32% xuống còn 0,09%. Cấp phát sai số lƣợng thuốc
giảm từ 5,87% xuống còn 1,17%. Cấp phát sai nồng độ, hàm lƣợng, dạng bào chế
giảm từ 4,88% xuống còn 0,28%. Cấp phát thuốc sai tên ngƣời bệnh không còn xảy
ra.
Kết luận
Đã kiểm soát đƣợc tỷ lệ sai sót trong kê đơn và cấp phát thuốc tại bệnh viện trong
thời gian khảo sát.
.
.
THESIS SUMMARY
Thesis of Specialized Pharmacist of Master course: 2019 – 2021
Specialization: Organization and Drug Administration
EXAMINATION OF MEDICATION ERRORS IN PRESCRIBING AND
DISPENSING AT TRUNG VUONG HOSPITAL FOR THE PERIOD
2020-2021 AND IMPLEMENTATION OF INTERVENTION
Introduction
Ensuring the safe, rational, and effective use of drugs is the common objectives
of the health sector. However, due to many different reasons, there are still
many errors in drug prescribing (wrong name, dosage, the quantity of use,
prescription of the same drug group…). In order to reduce medication errors,
the Ministry of Health has issued many legal documents to help medical
facilities in examining and supervising the implementation of prescribing and
distribution of medicines for outpatients. Reducing the incidence of errors in
prescriptions while improving the quality and reputation is essential. Therefore,
the subject “Examination of medication errors in prescribing and
dispensing at Trung Vuong Hospital for the period 2020 – 2021 and
implementation of intervention” is implemented.
Material and Methods
Materials
The prescriptions of the outpatient having health insurance.
The process of prescribing and dispensing.
The medication errors in prescribing and dispensing.
Methods
Retrospective cohort study.
Cross-sectional description.
Results and Discussion
For prescribing
.
.
The percentage of inadequate diagnosis, not coded ICD declined from 2,67% to
1,50%. The percentage of errors in the quantity, dose, the time of use declined
from 12,83% to 4,92%. The percentage of errors in use, the route of
administration declined from 9,58% to 2,50%. The remaining sectors namely
error in the validity of prescriptions, wrong drug misuse, drug prescription not
matching the drug use guidelines, drugs with same component, the unnecessary
drugs combination, drugs interactions no longer occur in the period shown.
For dispensing
The percentage of errors in the wrong name of drugs declined from 1,65% to
0,01%. The percentage of errors in the number of drugs declined from 2,32% to
0,09%. The percentage of errors in quantity of drugs declined form 5,87% to
1,17%. The percentage of errors in concentration, content, formulation declined
from 4,88% to 0,28%. The error rate due to the wrong name of patient no longer
occurs.
Conclusion
The results of the study partly helped control the medication error rate in
prescribing and dispensing drugs at Trung Vuong Hospital.
.
.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Quy định về kê đơn ..............................................................................................3
1.2. Quy định về cấp phát thuốc..................................................................................8
1.3. Sai sót liên quan đến thuốc.................................................................................10
1.4. Giới thiệu tổng quát về bệnh viện Trƣng Vƣơng...............................................19
1.5. Hoạt động cảnh giác dƣợc và giám sát tính an toàn của thuốc tại Việt Nam ....21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................23
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................23
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................23
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................30
3.1. Sai sót trong kê đơn tại bệnh viện Trƣng Vƣơng...............................................30
3.2. Sai sót trong quy trình cấp phát thuốc tại bệnh viện Trƣng Vƣơng...................40
3.3. Phân tích nguyên nhân sai sót trong kê đơn và quy trình cấp phát thuốc tại bệnh
viện Trƣng Vƣơng..........................................................................................45
3.4. Đề xuất giải pháp cải tiến quy trình kê đơn và cấp phát thuốc tại bệnh viện ....52
Chƣơng 4. BÀN LUẬN...........................................................................................61
4.1. Tình hình chung về sai sót liên quan đến thuốc.................................................61
4.2. Sai sót trong kê đơn và quy trình cấp phát tại bệnh viện ...................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
BHYT Bảo hiểm y tế
BV Bệnh viện
EMA European Medicine Agency
Cơ quan Quản lý Dƣợc
phẩm châu Âu
FDA Food and Drug Administration
Cục quản lý Thực phẩm và
Dƣợc phẩm
HDSD Hƣớng dẫn sử dụng
ICD International Classification of Disease Mã quốc tế về bệnh
ME Medication Errors Sai sót liên quan tới thuốc
SOP Standard Operating Procedure Quy trình thao tác chuẩn
STT Số thứ tự
Trung tâm
DI &
ADR
Quốc gia
Trung tâm quốc gia về
Thông tin thuốc và Theo dõi
phản ứng có hại của thuốc
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
.
.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại sai sót thuốc theo mức độ nghiêm trọng của hậu quả lâm sàng.
...................................................................................................................................15
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu về sai sót trong kê đơn..............................................25
Bảng 3.1. Các sai sót trong kê đơn thuốc tháng 08/2020 đến tháng 10/2020 ..........31
Bảng 3.2. Các sai sót trong kê đơn từ tháng 08 đến tháng 10 năm 2020 .................33
Bảng 3.3 Quy trình kê đơn sau cải tiến tại bệnh viện Trƣng Vƣơng.......................35
Bảng 3.4. Các sai sót kê đơn thuốc theo từng tháng đầu năm 2021.........................36
Bảng 3.5. So sánh kết quả sai sót trong kê đơn thuốc trƣớc và sau cải tiến.............37
Bảng 3.6. Các sai sót trong quy trình cấp phát tháng 11/2020 tại bệnh viện Trƣng
Vƣơng........................................................................................................................41
Bảng 3.7. Quy trình cấp phát thuốc sau cải tiến. ......................................................42
Bảng 3.8. Các sai sót trong quy trình cấp phát tháng 04/2021 tại bệnh viện Trƣng
Vƣơng........................................................................................................................43
Bảng 3.9. So sánh kết quả sai sót trong quy trình cấp phát thuốc trƣớc và sau cải
tiến.............................................................................................................................43
.
.
i
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình kê đơn tại bệnh viện Trƣng Vƣơng ................................30
Hình 3.2. Biểu đồ thống kê tỷ lệ sai sót trong quy trình kê đơn thuốc theo tháng
08,09,10/2020............................................................................................................32
Hình 3.3. Biểu đồ thống kê tỷ lệ sai sót trong quy trình kê đơn thuốc từ tháng
08/2020 đến tháng 10/2020.......................................................................................34
Hình 3.4. Biểu đồ thống kê tỷ lệ sai sót trong kê đơn thuốc giai đoạn trƣớc và sau
cải tiến. ......................................................................................................................38
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc tại bệnh viện Trƣng Vƣơng....................40
Hình 3.6. Biểu đồ thống kê tỷ lệ sai sót trong quy trình cấp phát thuốc giai đoạn
trƣớc và sau cải tiến...................................................................................................44
Hình 3.7. Biểu đồ thống kê tỷ lệ sai sót trong quy trình cấp phát theo khung giờ làm
việc ............................................................................................................................57
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của con
ngƣời. Nó là con dao hai lƣỡi, nếu sử dụng đúng, hợp lý thì có tác dụng chữa bệnh,
nhƣng nếu sai sót thì có thể dẫn đến những hậu quả khôn lƣờng. Cũng vì thế, việc
sử dụng thuốc, kê đơn thuốc đúng, hợp lý là vấn đề đƣợc các bệnh viện cũng nhƣ
ngƣời bệnh quan tâm. Việc đảm bảo an toàn thuốc trong công tác chăm sóc, nâng
cao sức khoẻ ngƣời bệnh ngày càng trở thành vấn đề cơ bản và cấp bách.
Theo ƣớc tính của Viện nghiên cứu dƣợc phẩm Mỹ, mỗi năm ƣớc tính có khoảng
44.000 ngƣời chết do sai sót y khoa, cao hơn cả số tử vong do tai nạn giao thông
(43.458 ngƣời), ung thƣ vú (42.297 ngƣời), AIDS (16.516 ngƣời). Trong số này có
7000 ngƣời tử vong vì sai sót liên quan đến thuốc [2], [34]. Các sai sót liên quan
đến việc sử dụng thuốc (Medication Error – ME) là một gánh nặng lớn cho sức
khoẻ cộng đồng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 18,7% đến 56% hậu quả bất lợi do
sai sót thuốc đều có thể ngăn ngừa đƣợc, do đó sai sót thuốc là một mối quan tâm
thƣờng xuyên của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ
trên thế giới. [31] Sai sót thuốc thƣờng xảy ra trong quá trình kê đơn thuốc, cấp phát
thuốc, pha chế thuốc, sử dụng thuốc hoặc quản lý các sản phẩm thuốc trong thực
hành lâm sàng. Nếu một sai sót thuốc xảy ra với tần suất không thể chấp nhận đƣợc
hoặc dẫn đến tổn hại cho ngƣời bệnh thì cần tìm hiểu nguyên nhân, các yếu tố ảnh
hƣởng và hậu quả lâm sàng của sai sót, đồng thời đƣa ra các hành động và giải pháp
giảm nhẹ nhất có thể hoặc ngăn chặn sai sót xảy ra lần nữa. Sai sót thuốc xảy ra ở
nhiều cấp độ từ nhẹ, không gây ảnh hƣởng cho ngƣời bệnh đến nặng, gây tổn hại
sức khoẻ hoặc thậm chí khiến ngƣời bệnh tử vong. Những sai sót này có thể phòng
tránh đƣợc thông qua hệ thống kiểm soát hiệu quả liên quan đến dƣợc sỹ, bác sỹ,
điều dƣỡng, nhân viên y tế, ngƣời bệnh và những ngƣời có liên quan trong tổ chức y
tế, cũng nhƣ các cơ quan quản lý ngành công nghiệp dƣợc phẩm. [18]
Việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả luôn là một trong những vấn đề đƣợc
quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý tại khoa dƣợc bệnh viện với mục tiêu
.
.
nhằm đảm bảo sự an toàn cho ngƣời bệnh và cải thiện chất lƣợng điều trị trong
chăm sóc dƣợc.
Hiện nay tại Việt Nam, các bệnh viện đa khoa nói chung và bệnh viện Trƣng Vƣơng
nói riêng vẫn còn tồn tại các sai sót trong kê đơn và cấp phát thuốc. Một báo cáo
nghiên cứu trong nƣớc cho kết quả tỷ lệ sai sót liên quan đến thuốc là 39,1% trên
tổng đơn khảo sát. [26]
Đề tài “Khảo sát sai sót trong kê đơn và cấp phát thuốc bảo hiểm y tế điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Trƣng Vƣơng giai đoạn 2020 – 2021 và thực hiện can
thiệp” thực hiện với mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát sai sót trong kê đơn và cấp phát thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Trƣng Vƣơng giai đoạn 2020 – 2021 và thực hiện can thiệp.
Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát các sai sót trong kê đơn thuốc BHYT ngoại trú giai đoạn tháng 08 đến
tháng 10 năm 2020.
2. Khảo sát các sai sót trong quy trình cấp phát thuốc BHYT ngoại trú giai đoạn
tháng 11 năm 2020.
3. Thực hiện can thiệp một số sai sót trong kê đơn và cấp phát thuốc BHYT điều
trị ngoại trú giai đoạn tháng 01 đến tháng 04 năm 2021.
.
.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quy định về kê đơn
1.1.1. Khái niệm về thuốc, đơn thuốc, khám chữa bệnh
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt vì liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và
tính mạng con ngƣời. Thuốc là chế phẩm có chứa dƣợc chất hoặc dƣợc liệu dùng
cho ngƣời nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh,
giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể ngƣời bao gồm thuốc hóa dƣợc,
thuốc dƣợc liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm. [10]
Đơn thuốc là căn cứ để bán, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, cân (bốc) thuốc,
sử dụng thuốc và hƣớng dẫn sử dụng thuốc. [10]
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi
cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn
đoán và chỉ định phƣơng pháp điều trị phù hợp đã đƣợc công nhận. [9]
Chữa bệnh là việc sử dụng phƣơng pháp chuyên môn kỹ thuật đã công nhận
và thuốc đƣợc phép lƣu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng
cho ngƣời bệnh. [9]
1.1.2. Khái niệm về kê đơn
Kê đơn thuốc là một việc làm thƣờng xuyên, có tính chất chuyên môn của
thầy thuốc, mỗi khi khám xong cho một ngƣời bệnh nào đó, ngƣời thầy thuốc
thƣờng có định hƣớng chẩn đoán xem họ mắc bệnh gì rồi sau đó kê vào đơn thuốc
cho ngƣời bệnh.
Một đơn thuốc tốt phải thể hiện đƣợc hiệu quả điều trị cao, an toàn trong
dùng thuốc và tiết kiệm chi phí cho ngƣời bệnh. Muốn đáp ứng đƣợc các yêu cầu
trên ngƣời thầy thuốc phải tuân thủ theo quy trình:
Chẩn đoán, xác định đúng bệnh.
Lựa chọn thuốc phù hợp với ngƣời bệnh.
Kê đơn thuốc khi đã có chỉ định rõ ràng.
Hƣớng dẫn dùng thuốc cho ngƣời bệnh
.
.
Thông tin về phản ứng không mong muốn của thuốc.
Theo dõi hiệu quả điều trị.
1.1.3. Quy định đối với ngƣời kê đơn thuốc:
Bác sỹ, y sỹ đƣợc kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nƣớc hoặc trạm y tẽ xã, phƣờng,
thị trấn, y tế cơ quan, trƣờng học (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã);
Phải có văn bản phân công của ngƣời đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của
địa phƣơng.
Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã đƣợc phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các
chuyên khoa tƣơng ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đƣợc quyết
định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ.
Trong trƣờng hợp cấp cứu ngƣời bệnh mà chƣa kịp làm thủ tục nhập viện,
ngƣời kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều đƣợc kê
đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu. [3]
1.1.4. Nguyên tắc kê đơn thuốc
Chỉ đƣợc kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
Việc kê đơn thuốc phải đạt đƣợc mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ƣu
tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hƣớng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hƣớng dẫn chẩn đoán và
điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông
tƣ số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 của Bộ trƣởng Bộ Y tế
quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh
viện trong trƣờng hợp chƣa có hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
Tờ hƣớng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã đƣợc phép lƣu hành.
.
.