Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát phổ raman tăng cường bề mặt trên các hạt nano kim loại quý
MIỄN PHÍ
Số trang
14
Kích thước
341.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1107

Khảo sát phổ raman tăng cường bề mặt trên các hạt nano kim loại quý

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Khảo sát phổ Raman tăng cường bề mặt trên

các hạt nano kim loại quý

Vũ Thị Khánh Thu

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Khoa Vật lý

Chuyên ngành: Quang học Mã số: 60.44.11

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thế Bình

Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Tổng quan về tán xạ raman tăng cường bề mặt. Trình bày các phương

pháp thực nghiệm: phương pháp ăn mòn laser; phương pháp kính hiển vi điện tử

truyền qua (TEM); hệ thu phổ tán xạ Raman (nguồn kích thích, hệ thu phổ tán xạ

Raman LABRAM-1B; hóa chất dùng trong nghiên cứu SERS). Tìm hiểu các

phương pháp chế tạo cấu trúc nano kim loại trong nghiên cứu khảo sát SERS.

Đưa ra kết quả thực nghiệm: chế tạo các hạt nano vàng, bạc, đồng và platin bằng

phương pháp ăn mòn laser trong ethanol; phổ tán xạ Raman tăng cường bề mặt

của R6G hấp thụ trên các hạt nano kim loại.

Keywords. Quang học; Vật lý; Hạt nano

Content.

Luận văn tìm hiểu phương pháp quang phổ học Raman tăng cường bề mặt

(SERS), lý thuyết, thực nghiệm và ứng dụng của phương pháp này cũng nh ư cơ chế

tăng cường bề mặt từ những hạt nano kim loại quý.

Tán xạ Raman là hiện tượng bức xạ điện từ tương tác với các phân tử vật chất.

Hiện tượng tán xạ ánh sáng có thể xảy ra trong sự tương tác của ánh sáng với từng phần

tử riêng biệt. Từ đầu thế kỷ 20 nhiều nhà vật lý đã tiên đoán rằng bức xạ bị tán xạ bởi

phân tử không chỉ chứa photon với tần số ánh sáng tới mà còn gồm photon với tần số bị

thay đổi. Và sự tiên đoán này đã được khẳng định vào 1928 với thí nghiệm tán xạ ánh

sáng trên chất lỏng Benzen do Chandresekhara Venkata Raman (Ấn Độ) thực hiện.

Raman đã được giải Nobel và từ đó hiện tượng tán xạ này được mang tên tán xạ Raman.

Những vạch có tần số nhỏ hơn tần số ánh sáng tới (i < 0) gọi là vạch tán xạ Stokes,

Những vạch có tần số lớn hơn tần số ánh sáng tới (i > 0) gọi là vạch tán xạ đối Stokes.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!