Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa tiếng việt lớp 4, 5.
MIỄN PHÍ
Số trang
68
Kích thước
643.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1581

Khảo sát nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa tiếng việt lớp 4, 5.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

TRẦN THỊ MỸ LINH

Khảo sát nội dung tích hợp giáo dục

bảo vệ môi trường trong sách giáo

khoa Tiếng việt lớp 4,5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thực trạng môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề nóng của toàn xã

hội. Kinh tế ngày càng phát triển nhanh thì con người ngày càng phải đối mặt

với sự cạn kiệt của tài nguyên và sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên

khắp địa cầu. Điều này làm cho hàng chục triệu người mỗi năm bị thiệt mạng,

tình trạng bệnh tật ngày một gia tăng, thiên tai ngày càng nhiều, mà thủ phạm

gây nên không ai khác chính là ý thức của con người. Vì vậy để góp phần làm

cho môi trường xanh, sạch, đẹp đòi hỏi ý thức bảo vệ môi trường (BVMT)

của mỗi người. Muốn cho trái đất được sạch đẹp, môi trường giảm thiểu sự ô

nhiễm, chúng ta phải giáo dục cho mọi người và nhất là cho học sinh có ý

thức bảo vệ môi trường ở mọi nơi mọi lúc, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

Trong đó, bậc tiểu học được xem là nền tảng của các bậc học, đóng vai trò

quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Do đó giáo

dục ý thức bảo vệ môi trường phải được xây dựng từ nhỏ.

Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) đã và đang là

một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm.

Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với

cuộc sống con người.

Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình (thông qua các hoạt động giáo

dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển cho học sinh sự

hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo

điều kiện cho các em cùng tham gia vào một xã hội bền vững về sinh thái.

Hiện nay, vấn đề tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào

việc dạy học các môn nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng là vấn đề quan

trọng và cần thiết để giúp cho học sinh có nhận thức đúng về môi trường trong

thời đại mới. Để giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của môi trường và

3

làm thế nào để bảo vệ môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số

6327/BGDĐT-KHCNMT triển khai tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

(GDBVMT) vào các môn học trong các trường phổ thông. Việc tích hợp giáo dục

môi trường ở môn Tiếng Việt nhằm trang bị những hiểu biết về vai trò và sự

cần thiết phải bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen,

kĩ năng, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môi trường, bồi

dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, hình thành thói quen sống bảo vệ

môi trường.

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát nội dung tích hợp

giáo dục bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4, 5” để

nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng

đầu. Trong phần này, chúng tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu sau:

- Eldon D. Enger. Bradley F. Smith - Dịch giả: Chương Ngọc, “Tìm hiểu

môi trường” nhà xuất bản lao động xã hội, 2008. “Tìm hiểu môi trường” là

một công trình khoa học công phu được kết hợp biên soạn hoàn hảo giữa hai

nhà khoa học Hoa Kỳ: Eldon D.enger, Giáo sư sinh học, động vật học và môi

trường học, trường cao đẳng Delta, Michigan; và Bradley F.smith, Giáo sư

môi trường học, trường đại học Huxley, Bellingham, Washinton. Nội dung

sách đưa ra một cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề liên quan đến môi trường

trên toàn cầu hiện nay.

- Lê Huy Bá. “Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững” nhà xuất

bản khoa học kỹ thuật, 2002.Nghiên cứu các vấn đề về môi trường và tài

nguyên môi trường, đề ra các giải pháp để hạn chế sự suy thoái và ô nhiễm

môi trường. Cuốn "Tài Nguyên Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững" là đề

tài giới thiệu về một cách tiếp cận mới đối với vấn đề đang được quan tâm -

Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững.

4

- Nguyễn Đức Khiển. “Luật và các tiêu chuẩn chất lượng môi trường”,

nhà xuất bản Hà Nội, 2002. Cung cấp những thông tin quan trọng cho những

người làm việc trong lĩnh vực quản lý môi trường, đồng thời phổ biến các

kiến thức cho cộng đồng và doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường theo

các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Nguyễn Thị Thấn. “Giáo dục môi trường trong dạy học các môn học về

Tự nhiên và xã hội” nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007. Hình thành ở học

sinh những kỹ năng và thái độ bảo vệ môi trường qua các môn học về tự nhiên

và xã hội (Tự nhiên và xã hội, lịch sử, địa lý, khoa học). Qua đó xác định

được sự cần thiết của giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình học tập

ở trường học. Đồng thời cung cấp những kiến thức và kỹ năng về giáo dục

môi trường và việc tích hợp lĩnh vực này trong dạy học ở trường Tiểu học

theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học.

- TS Đậu Thị Hòa. “Giáo dục môi trường”, Đà Nẵng – 2004. Bao gồm

các nội dung: Những vấn đề cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường; giáo

dục môi trường và giáo dục môi trường trong nhà trường; giáo dục môi trường

qua môn địa lý ở Phổ thông Việt Nam. Giáo trình cung cấp những kiến thức

cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường ở trong nước và trên thế giới,

đồng thời cung cấp một số kiến thức và phương pháp cơ bản về giáo dục môi

trướng thông qua môn địa lý.

- Luận văn “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các học sinh THPT

qua giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân” của sinh viên Phạm Thị Hương

lớp 05GC (2009). Luận văn nghiên cứu về tình hình môi trường ở Việt Nam,

tính cấp thiết của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy

môn Giáo dục công dân.

- Luận văn “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua môn

Tự nhiên xã hội, địa lý ở Tiểu học” của sinh viên Trần Thị Thanh Phê lớp 04

5

TH (2008), nghiên cứu tổng quan về môi trường, và vấn đề giáo dục ý thức

bảo vệ môi trường thông qua môn Tự nhiên xã hội, địa lý ở Tiểu học.

Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho

chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài “Khảo sát nội dung tích hợp giáo

dục bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4, 5”.

3. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi chọn đề tài này với mục đích khảo sát, thống kê hệ thống bài

học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa

Tiếng Việt lớp 4, 5 giúp cho giáo viên Tiểu học nói chung và sinh viên ngành

Sư phạm giáo dục Tiểu học nói riêng có cái nhìn tổng quát về nội dung giáo

dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu

học. Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương pháp tích hợp nội dung giáo dục

bảo vệ môi trường trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên thì đề tài đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu lí thuyết: Những vấn đề liên quan đến giáo dục ý thức bảo

vệ môi trường.

- Thống kê các bài học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi

trường.

- Đề xuất một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.

5. Phạm vi nghiên cứu

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5.

6. Đối tượng nghiên cứu

Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa

Tiếng Việt lớp 4, 5.

7. Giả thuyết khoa học

6

Việc thống kê các bài học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi

trường trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5 giúp cho giáo viên Tiểu học

nói chung và sinh viên ngành Sư phạm giáo dục Tiểu học nói riêng có cái nhìn

tổng quát về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong sách

giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho

giáo viên Tiểu học nói chung và sinh viên ngành Sư phạm giáo dục Tiểu học

nói riêng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt ở

Tiểu học.

8. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên

quan đến đề tài.

- Phương pháp khảo sát, thống kê: Thống kê các bài học có nội dung về

môi trường trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học.

- Phương pháp quy nạp: Quy nạp các kết quả đã phân tích để trên cơ sở

đề xuất một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong

dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.

9. Cấu trúc đề tài

Phần mở đầu bao gồm:

- Lí do chọn đề tài

- Lịch sử vấn đề

- Mục đích nghiên cứu

- Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu

- Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Giả thuyết khoa học

- Phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung gồm có 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục bảo vệ môi trường

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!