Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát loại hình hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang
MIỄN PHÍ
Số trang
96
Kích thước
620.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
705

Khảo sát loại hình hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

------------------------

NGUYỄN THỊ MAI PHƢƠNG

KHẢO SÁT LOẠI HÌNH HÁT SOỌNG CÔ

CỦA DÂN TỘC SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN

VÀ TUYÊN QUANG

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HUẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận

văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ công

trình nghiên cứu nào.

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều

được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Mai Phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Huế, người đã trực tiếp

hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cũng nhưn trong quá

trình viết luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô Khoa

Ngữ văn trong suốt những năm tháng học tập tại đây. Cảm ơn Sở Văn hóa,

Thể thao và Du lịch hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, các nghệ nhân…

đã tạo mọi điều kiện, thời gian và công sức giúp đỡ tôi trong quá trình thu

thập tài liệu.

Cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - những

người luôn dành cho tôi sự động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện

luận văn này.

Ngƣời viết

Nguyễn Thị Mai Phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1

1.1. Về phương diện khoa học .................................................................. 1

1.2. Lý do thực tiễn ................................................................................... 2

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 4

3.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5

4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 5

4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 5

5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5

6. Những đóng góp của Luận văn ................................................................. 6

7. Bố cục của Luận văn ................................................................................. 6

NỘI DUNG........................................................................................................ 7

Chƣơng I: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN, TUYÊN

QUANG VÀ LOẠI HÌNH HÁT SOỌNG CÔ ................................................... 7

1.1. Đặc điểm lịch sử xã hội của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang .. 7

1.1.1. Khái quát về người Sán Dìu ở Việt Nam........................................ 7

1.1.2. Quá trình thiên di của người Sán Dìu đến Thái Nguyên, Tuyên Quang....... 7

1.1.3. Đời sống và quan hệ xã hội, bản làng và gia đình của người Sán

Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang................................................ 9

1.2. Đặc điểm văn hoá truyền thống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và

Tuyên Quang....................................................................................... 10

1.2.1. Chữ viết của người Sán Dìu......................................................... 10

1.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang..... 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

1.3. Một số loại hình văn nghệ dân gian truyền thống của người Sán Dìu ở

Thái Nguyên, Tuyên Quang................................................................ 12

1.4. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang... 14

1.4.1. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Việt Nam và các truyền thuyết

về Soọng cô................................................................................. 19

1.4.2. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang .... 28

Chƣơng II: KHẢO SÁT VÙNG HÁT VÀ CÁC NGHỆ NHÂN ...................... 34

2.1. Khảo sát về hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên,

Tuyên Quang ...................................................................................... 34

2.1.1. Khảo sát vùng hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên . 35

2.1.2. Khảo sát vùng hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Tuyên Quang 36

2.2. Các nghệ nhân ...................................................................................... 37

2.2.1. Nghệ nhân vùng Thái Nguyên ...................................................... 37

2.2.2. Nghệ nhân vùng Tuyên Quang ..................................................... 43

2.3. Một số nhận xét về vùng hát, nghệ nhân hát Soọng cô ở Thái Nguyên và

Tuyên Quang....................................................................................... 51

Chƣơng III: GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN

HÁT SOỌNG CÔ............................................................................................ 54

3.1. Giá trị về nội dung................................................................................ 54

3.1.1. Hát Soọng cô phản ánh tình yêu đôi lứa ....................................... 54

3.1.2. Hát Soọng cô phản ánh niềm kính trọng tổ tiên, ông bà, người già

và nhưng người làng ................................................................... 61

3.1.3. Hát Soọng cô phản ánh tình yêu lao động .................................... 65

3.2. Giá trị về nghệ thuật............................................................................. 66

3.2.1. Thể thơ .......................................................................................... 66

3.2.2. Kết cấu .......................................................................................... 68

3.2.3. Vần nhịp ........................................................................................ 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

3.3. Hiện trạng và bảo tồn hát Soọng cô ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 71

3.3.1. Hiện trạng...................................................................................... 71

3.3.2. Bảo tồn loại hình dân ca dân tộc Sán Dìu..................................... 75

KẾT LUẬN...................................................................................................... 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85

DANH SÁCH NGHỆ NHÂN HÁT SOỌNG CÔ............................................. 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Về phương diện khoa học

Một dân tộc sáng tạo ra văn hoá của mình, và đến lượt nó, chứa đựng

trong nền văn hoá đó là sức sống, tiềm năng, bản lĩnh, sức sáng tạo và bản

sắc của chính mình dân tộc đó. Bằng văn hoá và thông qua văn hoá, dân tộc

đó, qua các thế hệ, xây dựng cho mình những chuẩn mực sống, lao động, đấu

tranh, sáng tạo và quan hệ cộng đồng [11, tr.271]

Văn hóa là nền tảng, là nhân tố phản ánh trình độ phát triển của xã hội.

Kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú.

Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa, phong tục, tập quán riêng, tạo nên bản sắc

riêng và độc đáo. Trên khắp vùng miền của đất nước có rất nhiều di sản văn

hóa phi vật thể khác nhau, trong đó phải kể đến hát Then, Sli, Lượn cọi của

dân tộc Tày; hát Song Hao của người Nùng; Sình ca của người Cao Lan;

Xắng cọ của người Sán Chỉ; hát Ghẹo, hát Xoan của người Kinh….

Một trong những hình thức văn nghệ dân gian độc đáo của dân tộc Sán

Dìu là hát Soọng cô (dân ca). Là điệu hát truyền thống của người Sán Dìu

được lưu truyền từ nhiều đời nay. Lời Soọng cô là thể thơ 7 chữ, ví von trang

nhã, tình tứ và thường dựa vào cảnh đẹp quê hương, làng xóm, sinh hoạt hàng

ngày để nói lên nỗi lòng mình. Soọng cô là thể loại dân ca trữ tình với lời hát

đối đáp nam nữ. Mỗi bài ca là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ

tuyệt ghi chép bằng chữ Hán cổ và được lưu truyền trong dân gian. Soọng cô

thường được thường được bà con thể hiện trong lễ hội đầu xuân, lễ cưới giữa

làng này với làng kia. Ngày nay, mặc dù có sự giao thoa giữa các dân tộc

thiểu số, người Sán Dìu ở Tuyên Quang và Thái Nguyên cũng du nhập nhiều

nét văn hóa của các dân tộc khác vào đời sống tinh thần, nhưng Soọng cô vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

được lưu truyền. Có thể nói, dân tộc Sán Dìu một dân tộc có tâm hồn thơ ca,

đồng bào yêu thích ca hát, dùng tiếng hát để ca ngợi quê hương, xứ sở, ca

ngợi lao động, tình yêu lứa đôi và khát vọng về một cuộc sống ấm no. Soọng

cô đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của dân

tộc Sán Dìu. Đó là sản phẩm tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh

hoạt, lao động sản xuất của người Sán Dìu.

Tuy nhiên, từ trước tới nay, hát Soọng cô của người Sán Dìu tuy đã

được sưu tầm và dịch nhưng số lượng vẫn rất hạn chế, chưa có sự quan tâm,

nghiên cứu tìm hiểu một cách khoa học về mặt giá trị nội dung và nghệ thuật.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành điền dã và sưu tầm

những bài hát Soọng cô được lưu truyền trong dân gian làm cơ sở nghiên cứu.

1.2. Lý do thực tiễn

Nghiên cứu những nét cơ bản về giá trị nội dung nghệ thuật của hát

Soọng cô trong đời sống văn hóa của người dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên

và Tuyên Quang sẽ góp phần khẳng định, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền

thống vốn có của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và dân tộc Sán Dìu

nói riêng.

Xuất phát từ phương diện khoa học nêu trên, chúng tôi tiến hành tìm

hiểu về: “Khảo sát loại hình hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên

và Tuyên Quang” trong đề tài luận văn nghiên cứu của mình. Hoàn thành

công trình này, chúng tôi mong muốn được khám phá và tôn vinh giá trị văn

hóa phi vật thể của các dân tộc số Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề

Văn học dân gian (VHDG) là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân

dân lao động, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kỳ phát

triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại cho đến ngày

nay[24, tr.7].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Hướng tiếp cận các tác phẩm văn hoá dân gian theo folklore học bao

gồm các phương diện như ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân

gian, tín ngưỡng, phong tục và lễ hội. Cách tiếp cận này mang tính tổng thể

của văn hoá học [20]. Đứng ở vị trí nghiên cứu văn học, chúng ta coi tác

phẩm VHDG trước hết là những tác phẩm nghệ thuật. Tính nghệ thuật là một

thuộc tính khách quan của văn học dân gian, cho dù thuộc tính đó có được

nhân dân nhận thức rõ hay không trong khi sáng tác, diễn xướng và tíêp thu

các tác phẩm văn học dân gian. Thuộc về loại hình trữ tình dân gian, ca dao,

dân ca với những đặc điểm thể loại của nó là sự thể hiện cảm xúc của chủ thể

trữ tình trước những vấn đề xã hội và nhân sinh. Ca dao, dân ca từ lâu đã

được Khoa Nghiên cứu văn học dân gian soi sáng, phân tích dưới nhiều góc

độ: Chủ đề, tư tưởng, đề tài, ngôn ngữ… Có những luận văn, đề tài đã nghiên

cứu dân ca nói chung và dân ca các dân tộc thiểu số nói riêng, song đề tài

nghiên cứu về Soọng cô của người Sán Dìu gần như không có. Gần đây, Sở

Văn hóa, Thông tin và Thể thao tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên cũng có Đề

tài Bảo tồn hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu với mục đích: sưu tầm lời kể

của nghệ nhân, chọn người để luyện tập các điệu hát Soọng cô nhằm phát huy

những giá trị văn hóa phi vật thể của người dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên;

đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm tìm hiểu nội dung và thi pháp

Hát dân ca giao duyên Soọng cô của người dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang….

Như vậy, công tác sưu tầm, nghiên cứu về Soọng cô còn rất khiêm tốn. Trong

các đề tài nghiên cứu chưa khám phá hết giá trị của loại hình dân ca này

nhưng các công trình nghiên cứu trên là những gợi mở, là tiền đề khoa học có

giá trị cho việc nghiên cứu đề tài luận văn của chúng tôi.

Hát Soọng cô là một loại hình sinh hoạt văn hóa tập thể của đồng bào

dân tộc Sán Dìu ở hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang nên những điệu hát

được lưu truyền ở nhiều xóm bản đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa độc đáo.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!