Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát kĩ năng liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản của học sinh tiểu học ở một số trường trên địa bàn quận thanh khê - tp đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GD TIỂU HỌC - MẦM NON
*****
Đề tài:
KHẢO SÁT KĨ NĂNG LIÊN KẾT CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN CỦA HỌC
SINH TIỂU HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH KHÊ - TP ĐÀ NẴNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS. BÙI THỊ THANH
Sinh viên thực hiện : THÂN THỊ THU THÚY
Lớp : 09STH2
Đà Nẵng, tháng 5/2013
Lời cảm ơn
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Bùi Thị Thanh – cán
bộ giảng dạy khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non, trường Đại học Sư Phạm, Đại
học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Giáo dục
Tiểu học – Mầm non cùng tất cả bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn
thành khóa luận.
Em rất cảm ơn các thầy cô giáo và học sinh ở một số trường tiểu học trên
địa bàn quận Thanh Khê - thành phố Đà Nẵng: trường TH Trần Cao Vân, trường
TH Hàm Nghi, trường TH Hoa Lư, trường TH Huỳnh Ngọc Huệ đã giúp em có
nguồn tư liệu thực tế trong quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận.
Do bước đầu làm quen với việc nghiên cứu đề tài khoa học, kiến thức,
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực hiện ngắn, việc
thu thập tư liệu gặp nhiều khó khăn nên mặc dù đã có nhiều cố gắng, khóa luận
khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Thân Thị Thu Thúy
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3
3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 4
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 5
7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 6
1.1. Khái niệm đoạn văn và đặc trưng cơ bản của đoạn văn .............................. 6
1.1.1. Khái niệm về đoạn văn ...................................................................... 6
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của đoạn văn .......................................................... 6
1.1.3. Cấu trúc của đoạn văn và dạy học Tập làm văn................................... 7
1.1.4. Một số yêu cầu khi viết đoạn văn ....................................................... 7
1.1.5. Các lỗi trong đoạn văn....................................................................... 8
1.1.5.1. Lỗi nội dung ............................................................................... 8
1.1.5.2. Lỗi hình thức .............................................................................. 8
1.2. Lý thuyết chung về văn bản...................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm về văn bản ........................................................................ 9
1.2.2. Đặc trưng của văn bản ..................................................................... 10
1.2.3. Bố cục của văn bản.......................................................................... 10
1.2.4. Tính thống nhất của văn bản và việc dạy học Tập làm văn ................ 11
1.2.5. Các lỗi về cấu tạo văn bản ............................................................... 11
1.2.5.1. Lỗi không tách đoạn.................................................................. 12
1.2.5.2. Lỗi tách đoạn tùy ý, ngẫu hứng.................................................. 12
1.2.5.3. Lỗi không chuyển đoạn, liên kết đoạn........................................ 12
1.3. Khái niệm về sự liên kết câu trong đoạn và liên kết đoạn trong văn bản.... 12
1.3.1. Liên kết câu trong đoạn văn ............................................................. 12
1.3.1.1. Liên kết nội dung ...................................................................... 12
1.3.1.2. Liên kết hình thức ..................................................................... 13
1.3.2. Các phương tiện và phương thức liên kết câu trong đoạn văn ............ 13
1.3.2.1. Phương thức lặp (phép lặp)........................................................ 13
1.3.2.2. Phương thức liên tưởng ............................................................. 13
1.3.2.3. Phương thức thế........................................................................ 14
1.3.2.4. Phương thức nối........................................................................ 14
1.3.2.5. Phương thức dùng câu hỏi......................................................... 15
1.3.3. Liên kết đoạn văn trong văn bản....................................................... 15
1.3.4. Các phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản .............................. 15
1.4. Nội dung dạy học các phương tiện liên kết câu trong phân môn LTVC..... 16
1.5. Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói
riêng ............................................................................................................ 16
1.5.1. Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ......................................................... 16
1.5.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn............................................... 16
1.6. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học.............................................. 17
1.6.1. Tư duy............................................................................................ 17
1.6.2. Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học .................. 17
Chương 2. THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI CÁC LỖI LIÊN KẾT CÂU TRONG
ĐOẠN VĂN VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN CỦA HỌC
SINH TIỂU HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH
KHÊ - TP ĐÀ NẴNG.................................................................................. 19
2.1. Mục đích khảo sát.................................................................................. 19
2.2. Địa bàn khảo sát .................................................................................... 19
2.3. Tiêu chí phân loại lỗi liên kết câu trong đoạn và liên kết đoạn trong văn bản... 19
2.4. Kết quả khảo sát .................................................................................... 20
2.4.1. Bảng thống kê, phân loại các lỗi liên kết câu trong đoạn văn ............. 21
2.4.2. Bảng thống kê, phân loại các lỗi liên kết đoạn trong văn bản............. 21
2.4.3. Nhận xét các lỗi liên kết câu trong đoạn văn của học sinh Tiểu học ... 22
2.4.3.1. Lỗi dùng sai phương tiện thế ..................................................... 23
2.4.3.2. Lỗi dùng sai phương tiện lặp ..................................................... 24
2.4.3.3. Lỗi dùng sai phương tiện nối ..................................................... 26
2.4.4. Nhận xét các lỗi liên kết đoạn trong văn bản của học sinh Tiểu học ... 27
2.4.4.1. Lỗi dùng sai phương tiện liên kết đoạn văn ................................ 27
2.4.4.2. Lỗi tách đoạn tùy tiện................................................................ 28
2.4.4.3. Lỗi không tách đoạn.................................................................. 30
Chương 3. XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG LIÊN KẾT CÂU TRONG ĐOẠN VĂN VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN
VĂN TRONG VĂN BẢN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC........................... 35
3.1. Mục đích xây dựng hệ thống bài tập ....................................................... 35
3.2. Các dạng bài tập được xây dựng nhằm rèn luyện kĩ năng liên kết câu trong
đoạn và liên kết đoạn trong văn bản cho học sinh Tiểu học............................. 35
3.2.1. Bài tập rèn luyện kĩ năng liên kết câu trong đoạn văn........................ 35
3.2.1.1. Trắc nghiệm lựa chọn................................................................ 35
3.2.1.2. Trắc nghiệm điền khuyết ........................................................... 38
3.2.2. Bài tập sắp xếp các câu để thành đoạn văn hoàn chỉnh ...................... 42
3.2.3. Bài tập chữa lỗi về liên kết câu trong đoạn văn ................................. 45
3.2.3.1. Bài tập chữa lỗi dùng sai phép nối ............................................. 45
3.2.3.2. Bài tập chữa lỗi dùng sai phép lặp.............................................. 47
3.2.2.3. Bài tập chữa lỗi dùng sai phương tiện thế ................................... 50
3.2.4. Bài tập chữa lỗi về liên kết đoạn văn trong văn bản........................... 52
3.2.4.1. Bài tập chữa lỗi tách đoạn tùy tiện ............................................. 52
3.2.4.2. Bài tập chữa lỗi không tách đoạn............................................... 55
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................... 60
1. Một số kết luận ......................................................................................... 60
2. Một số đề xuất.......................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 62
PHỤ LỤC
MỘT SỐ QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
TLV : Tập làm văn
LTVC : Luyện từ và câu
SGK : Sách giáo khoa
TH : Tiểu học
TP : Thành phố
NXB : Nhà xuất bản
NXBGD : Nhà xuất bản Giáo dục
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành một công
cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó đồng hành cùng con người từ lúc con
người xuất hiện cho đến tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp ấy được bổ sung và
hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và xu
hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Môn Tiếng Việt ở trường
phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ của học sinh.
Năng lực này được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là
bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Việc dạy môn Tiếng Việt không chỉ hình thành
kiến thức mà còn góp phần rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh nên Tiếng
Việt được xem là môn học trung tâm ở trường Tiểu học.
Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy
học tiếng mẹ đẻ vì đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện các kĩ năng tiếng Việt
mà các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu... đã
hình thành. Bên cạnh đó, phân môn Tập làm văn thực hiện mục tiêu cuối cùng,
quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là giúp học sinh hình thành và phát
triển các kĩ năng sản sinh ngôn bản, dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao
tiếp, học tập và tư duy. Thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh vận dụng và
hoàn thiện một cách tổng hợp những kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt đã
được học vào việc tạo lập nên những bài văn hay, giàu tính nghệ thuật.
Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng nói, viết các ngôn bản
thông thường, viết một số văn bản nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả... Kĩ năng
viết bài tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng viết bài văn theo đề
bài đã cho và thuộc các thể loại, kiểu bài khác nhau. Bài tập làm văn viết là kết
tinh nhiều mặt của kĩ năng, năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh được rèn
luyện qua từng lớp học. Để viết được những bài tập làm văn hay học sinh phải
vận dụng rất nhiều kĩ năng như dùng từ, đặt câu, liên kết câu trong đoạn văn,
viết đoạn, liên kết đoạn thành bài văn... Trong các kĩ năng này thì kĩ năng liên
2
kết câu trong đoạn văn và kĩ năng liên kết đoạn thành bài văn là hai kĩ năng đặc
trưng, chủ yếu của phân môn Tập làm văn.
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo
dục Tiểu học có vai trò quan trọng, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ
và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người. Đây là nền
tảng để các em học tiếp lên các bậc học cao hơn. Vì vậy, việc dạy học sinh các
kĩ năng viết văn nói chung và kĩ năng liên kết câu, liên kết đoạn văn nói riêng sẽ
là những kiến thức cơ bản để các em làm kĩ năng, công cụ giúp học sinh học tốt
các môn học khác ở các lớp học trên.
Là một người giáo viên Tiểu học trong tương lai, muốn thực hiện tốt
nhiệm vụ dạy học Tập làm văn cho học sinh, bên cạnh những kiến thức cơ bản
về các kĩ năng viết văn bản, những hiểu biết thực tiễn về kĩ năng liên kết câu và
liên kết đoạn văn của học sinh Tiểu học cũng rất quan trọng đối với chúng tôi.
Bởi vì, đây là cơ sở thực tiễn để giáo viên có những điều chỉnh hoặc đưa ra
những định hướng về nội dung, phương pháp, và hình thức tổ chức giảng dạy
cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát kĩ năng
liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản của học sinh
Tiểu học ở một số trường trên địa bàn quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng” để
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề về liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản
được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học. Trong phần này,
chúng tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu sau:
Nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng Việt thực
hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, đưa ra một số lỗi của đoạn
văn như lỗi liên kết nội dung, lỗi liên kết chủ đề, lỗi liên kết hình thức. Về lỗi
văn bản, tác giả cũng đưa ra các lỗi như lỗi tách đoạn tùy tiện, lỗi không chuyển
đoạn, liên kết đoạn...
3
Nhóm tác giả Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực
hành, NXB Giáo dục (1998), đưa ra các phương thức liên kết câu trong đoạn và
liên kết đoạn văn trong văn bản, phân tích, chữa lỗi trong đoạn văn và chữa lỗi
về cấu tạo văn bản.
Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Khoa học
Xã Hội, 1985 (Xuất bản lần thứ hai, NXB Giáo dục, 1999), trình bày lý thuyết
chung về liên kết trong văn bản như: khái niệm về liên kết văn bản, những
phương thức liên kết giữa các phát ngôn…
Nguyễn Thị Ly Kha, Ngữ pháp văn bản và luyện Tập làm văn, NXBGD,
2007, trình bày các vấn đề về đoạn văn, văn bản, liên kết trong văn bản. Nội
dung của phần kiến thức cơ bản được trình bày kết hợp với phần ứng dụng như
viết đoạn, thực hành liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản…
Nhóm tác giả Trương Đức Thành (chủ biên) - Hồ Sĩ Minh Đô - Vũ Duy
Quảng - Hoàng Trọng Canh, Bài tập về phép viết câu, viết đoạn, làm bài, Nhà
XB Giáo dục, 1996, nêu ra một số bài tập và hướng dẫn về cách viết câu, đoạn
văn, bài văn. Các tác giả không nêu lí thuyết về cách viết đoạn văn, liên kết đoạn
văn trong văn bản.
Mỗi công trình nghiên cứu là một đóng góp to lớn trong xây dựng lí
thuyết về câu, đoạn văn, văn bản, liên kết câu trong đoạn và liên kết đoạn trong
văn bản. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào khảo sát về kĩ
năng liên kết câu trong đoạn và liên kết đoạn văn trong văn bản của học sinh
Tiểu học ở quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng.
Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho
chúng tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát kĩ năng liên kết câu trong đoạn văn và
liên kết đoạn văn trong văn bản của học sinh Tiểu học ở một số trường trên địa
bàn quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng” với mục đích thống kê, phân loại các lỗi
liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản của học sinh Tiểu
4
học qua các bài Tập làm văn và tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của học sinh; trên
cơ sở đó, xây dựng một số bài tập bổ trợ nhằm rèn luyện kĩ năng liên kết câu
trong đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản cho học sinh Tiểu học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về nội dung lí thuyết có liên quan đến đề tài.
Thống kê, phân loại, nhận xét các lỗi liên kết câu trong đoạn văn và liên
kết đoạn văn trong văn bản của học sinh Tiểu học.
Tìm hiểu nguyên nhân mắc từng loại lỗi.
Xây dựng một số bài tập bổ trợ nhằm rèn luyện kĩ năng liên kết câu trong
đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản cho học sinh Tiểu học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các lỗi liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản của
học sinh Tiểu học (từ lớp 2 đến lớp 5) ở một số trường trên địa bàn quận Thanh
Khê - TP Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát, nghiên cứu các lỗi liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn
văn trong văn bản về mặt hình thức trong các bài Tập làm văn của học sinh Tiểu
học ở một số trường trên địa bàn quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng: trường TH
Trần Cao Vân, trường TH Hoa Lư, trường TH Hàm Nghi, trường TH Huỳnh
Ngọc Huệ…
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề
tài.
Phương pháp thống kê: thống kê, phân loại các lỗi liên kết câu trong đoạn
và liên kết đoạn văn trong văn bản của học sinh Tiểu học.
Phương pháp phân tích: phân tích, nhận xét các câu, đoạn văn, bài văn của
học sinh Tiểu học dựa vào bảng thống kê, phân loại.
Phương pháp tổng hợp: phương pháp này tổng hợp các kết quả đã phân
tích, tìm hiểu để trên cơ sở đó xây dựng một số bài tập bổ trợ nhằm rèn kĩ năng