Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát hình thái bao quy đầu của 536 học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại Huyện Phú Lương, Thái Nguyên
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
597.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1415

Khảo sát hình thái bao quy đầu của 536 học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại Huyện Phú Lương, Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Vũ Thị Hồng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 181 - 186

181

KHẢO SÁT HÌNH THÁI BAO QUY ĐẦU CỦA 536 HỌC SINH TỪ 6 ĐẾN 14

TUỔI TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN

Vũ Thị Hồng Anh1*

, Đào Trọng Tuyên2

1

Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên,

2

Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm hình thái bao quy đầu của học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại huyện

Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, gồm 536 học sinh từ

6 đến 14 tuổi tại huyện Phú Lương, Thái Nguyên. Phân loại hình thái bao quy đầu theo Kayaba H..

Kết quả: Tỉ lệ hình thái bao quy đầu từ loại I đến loại V lần lượt là 8,4%, 9,9%, 23,3%, 26,9%,

31,5%. Tỉ lệ bao quy đầu lộn được hoàn toàn (Loại V) tăng từ 15,5% ở lứa tuổi lên 6 tới 78,3% ở lứa

tuổi 14. Tỉ lệ bao quy đầu hẹp hoàn toàn giảm dần theo lứa tuổi, từ 11,3% ở lứa tuổi lên 6 xuống

2,2% ở lứa tuổi 14. 14,7% trẻ có viêm quy đầu và bao quy đầu. Kết luận: Bao quy đầu không tách

khỏi quy đầu thường gặp ở lứa tuổi từ 6 đến 14 tuổi. Quá trình tách dính bao quy đầu tiến triển đến

tuổi vị thành niên.

Từ khóa: Bao quy đầu, hẹp bao quy đầu, viêm bao quy đầu.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bình thường, đầu dương vật (quy đầu) được

bao phủ bởi lớp da được gọi là bao quy đầu,

có thể kéo da bao quy đầu về phía thân dương

vật để bộc lộ hoàn toàn quy đầu.

Hầu hết trẻ khi mới sinh có hiện tượng dính

bao quy đầu vào quy đầu nên không thể lộn

được bao quy đầu để hở quy đầu ra (điều này

là bình thường). Khi trẻ lớn lên, bao quy đầu

sẽ tách dần khỏi quy đầu và có thể dễ dàng

lộn bao quy đầu. Thông thường, quá trình

tách này sẽ hoàn tất ở 90% trẻ khi được 3

tuổi. Một số trẻ, khi lớn lên vẫn không thể lộn

được bao quy đầu, gọi là hẹp bao quy đầu.

Theo nghiên cứu của Kayaba H., 10% trẻ ở

độ tuổi lên 5 có bao quy đầu loại I và II, bao

quy đầu loại I không còn gặp ở trẻ từ 11 đến

15 tuổi [8].

Hẹp bao quy đầu là tình trạng lỗ mở của bao

quy đầu hẹp, có thể bao quy đầu dính vào quy

đầu, không thể lộn để bộc lộ quy đầu được, vì

thế có thể cản trở dòng nước tiểu. Hẹp bao

quy đầu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu;

viêm quy đầu, bao quy đầu ; hẹp lỗ sáo;

dương vật kém phát triển; tăng nguy cơ mắc

bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tăng

nguy cơ ung thư dương vật...[11], [12], [13],

*

Tel: 0912 132532, Email: [email protected]

Ở Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập

trung vào đánh giá kết quả điều trị hẹp bao

quy đầu. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá về

tình trạng bao quy đầu ở lứa tuổi học đường.

Vì vậy, việc xác định tỉ lệ các hình thái của

bao quy đầu ở lứa tuổi học đường là cần thiết

để đề xuất chiến lược khám sàng lọc, phát

hiện sớm và điều trị kịp thời, giảm tối đa các

biến chứng và những nguy cơ xấu của hẹp

bao quy đầu đến sức khỏe trẻ em 6 – 14 tuổi.

Đề tài được thực hiện với mục tiêu: Nhận xét

một số đặc điểm hình thái bao quy đầu của

học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại huyện Phú

Lương, tỉnh Thái Nguyên.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

* Đối tượng: Gồm 536 học sinh nam từ 6 đến

14 tuổi, huyện Phú Lương, Thái Nguyên.

Tiêu chuẩn chọn: Học sinh nam có bộ phận

sinh dục ngoài bình thường. Học sinh và Cha

(Mẹ) học sinh tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Những học sinh có dị tật

lỗ tiểu kèm theo.

* Địa điểm nghiên cứu: trường Tiểu học Tức

Tranh, trường Tiểu học Hợp Thành, trường

Trung học cơ sở Hợp Thành, huyện Phú

Lương Thái Nguyên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!