Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát đánh giá thực tế sử dụng tài liệu học tập môn nghe nói 3 của chương trình đào tạo tiếng Anh chính quy / Nguyễn Thị Hoài Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ SỬ DỤNG
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN NGHE NÓI 3
CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHÍNH QUY
MÃ SỐ: T2012.11.140
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hoài Minh
TP. Hồ Chí Minh, 02/2013
i
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
1. ThS. Nguyễn Thị Hoài Minh – Chủ nhiệm
2. ThS. Ngô Duy Phúc – Thành viên
ii
TÓM TẮT
Tài liệu học tập (TLHT) của môn Nghe Nói của chương trình đào tạo tiếng Anh
chính quy tại Khoa Ngoại ngữ bao gồm: giáo trình chính Interactions Two,
Listening/Speaking, Silver Edition của NXB McGraw Hill (5 chương đầu), tài liệu luyện
thi Nghe phần 2 TOEFL, và một số sách giáo trình tham khảo gợi ý trong đề cương môn
học. Nghiên cứu này có mục đích tìm hiểu các nội dung giáo viên sử dụng từ TLHT này,
và phương pháp giáo viên triển khai các hoạt động cho từng phần nội dung trong môn
Nghe Nói 3. Để đạt được những mục đích này, người nghiên cứu thực hiện phỏng vấn bốn
trong số năm giáo viên tham gia giảng dạy môn Nghe Nói 3 trong học kì hè năm học 2012-
2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giáo viên có những quan điểm khác nhau về từng
phần nội dung của giáo trình chính và hệ thống TLHT gợi ý của Khoa. Điều này dẫn đến
việc các giáo viên triển khai trọng tâm giảng dạy các hoạt động Nghe Nói khác nhau. Nhìn
chung, các giáo viên vẫn chưa chú trọng đến định hướng ‘năng lực giao tiếp’1
của giáo
trình. Thay vào đó, các hoạt động giáo viên có thể kiểm soát và các hoạt động thuyết trình
nhóm, vốn là trọng tâm của những môn học khác, được sử dụng nhiều hơn. Bên cạnh đó,
giáo viên cũng chưa đầu tư nhiều, cũng như chưa khuyến khích sinh viên tìm kiếm nguồn
TLHT bổ sung khi đánh giá giáo trình chính vẫn còn nhiều đặc điểm chưa phù hợp với
sinh viên. Do nhiều phần nội dung bị cắt bỏ mà không có nội dung thay thế, nên sinh viên
không có nhiều cơ hội tiếp cận với ngôn ngữ nguồn-văn phong nói bằng tiếng Anh.
1
communicative competence
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Tổng quan về đề tài
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
1.5 Bố cục của đề tài 3
Chương 2: Cơ sở lí thuyết
2.1 Những nguyên tắc cơ bản của việc dạy học hình thành kỹ năng nghe, nói 4
2.2 Những nguyên tắc cơ bản về việc sử dụng giáo trình dạy ngôn ngữ 6
2.3 Các loại TLHT ngoại ngữ 8
2.4 Vai trò của người sử dụng TLHT 8
2.4.1 Vai trò của giáo viên 8
2.4.2 Vai trò của người học 10
2.5 Cấu trúc của giáo trình Interactions 2, Listening/Speaking, Silver Edition 10
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.1 Giả thuyết của đề tài 14
3.2 Câu hỏi nghiên cứu 14
3.3 Mẫu nghiên cứu 14
3.4 Thu thập số liệu 15
3.4.1 Các câu hỏi phỏng vấn 15
3.4.2 Vai trò của người phỏng vấn 16
3.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu phỏng vấn 16
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
4.1 Đánh chung của các giáo viên về giáo trình chính 18
4.1.1 Ưu điểm 18
4.1.2 Khuyết điểm 20
4.2 Câu hỏi nghiên cứu 1 22
4.3 Câu hỏi nghiên cứu 2 26
4.4 Câu hỏi nghiên cứu 28
Chương 5: Bình luận
5.1 Giáo viên khắc phục điểm yếu của giáo trình chính như thế nào? 31
5.1.1 Cơ hội nghe hiểu để hấp thu tiếng Anh 31
5.1.2 Cơ hội luyện tập kỹ năng nghe nói 32
5.2 Giáo viên sử dụng phương pháp nào để rèn luyện kỹ năng nghe nói? 32
Chương 6: Kết luận và đề xuất
iv
6.1 Kết quả 34
6.2 Đề xuất 34
6.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 35
Tài liệu tham khảo 37
PHỤ LỤC 1: Bản ghi các cuộc phỏng vấn với giáo viên 38
PHỤ LỤC 2: Đặc điểm cấu trúc giáo trình chính môn Nghe Nói 3 67
v
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Trang
Sơ đồ 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển chọn và sử dụng TLHT 10
Sơ đồ 2.2 Đặc điểm cấu trúc của giáo trình Interactions 2, Listening/Speaking,
Silver Edition
13
Bảng 4.1 So sánh mục tiêu giảng dạy theo quy định và thực tế giảng dạy của
giáo viên
28
vi
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Khảo sát đánh giá thực tế sử dụng tài liệu học tập môn Nghe Nói 3
của chương trình đào tạo tiếng Anh chính quy”
- Mã số: T2012.11.140
- Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Hoài Minh
- Đơn vị của chủ nhiệm đề tài: Khoa Ngoại Ngữ
- Thời gian thực hiện: từ tháng 07/2012 đến tháng 02/2013
2. Mục tiêu:
- Đánh giá thực tế sử dụng giáo trình Interaction 2 cho môn Nghe-Nói 3 từ giáo
viên trực tiếp giảng dạy môn học
- Đánh giá mức độ khai thác THHT bổ sung cho giáo trình chính nhằm phục vụ
việc hình thành và phát triển kỹ năng nghe nói.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Từ trước đến nay tại Khoa Ngoại Ngữ, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về
việc sử dụng TLHT cho môn Nghe Nói.
- Tìm hiểu quan điểm giáo học pháp giảng dạy môn Nghe Nói thông qua việc sử
dụng TLHT và động lực rèn luyện kỹ năng nghe nói của sinh viên thông qua
nội dung của TLHT được Khoa lựa chọn
4. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả phỏng vấn cho thấy:
- giáo viên không khai thác hết được toàn bộ nội dung giáo trình do thiết kế các
bài tập nghe khá dễ so với nội dung bài học, các câu hỏi cho thảo luận và tình
huống luyện tập nói xa lạ và khó cho sinh viên, thời gian trong lớp hạn chế nên
các hoạt động thực hiện rất ít.
- về trọng tâm giảng dạy, giáo viên chú trọng nhiều vào các hoạt động mang tính
kiểm soát cao thay vì các hoạt động mang tính giao tiếp cao, các hoạt động
thuyết trình nhóm mà chưa tập vào các thành tố quan trọng của năng lực giao
tiếp.
- giáo viên chưa đầu tư nhiều vào việc tìm kiếm nguồn TLHT bổ sung để bù đắp
cho những khuyết điểm của giáo trình chính, nên sinh viên không có nhiều cơ
hội tiếp cận với ngôn ngữ nói tiếng Anh.
5. Sản phẩm:
- Kết quả phỏng vấn giáo viên, và khảo sát ý kiến sinh viên về TLHT môn Nghe
Nói 3 tại Khoa Ngoại Ngữ.
- Báo cáo đánh giá thực tế sử dụng TLHT môn Nghe Nói của giáo viên dựa trên
dữ liệu phỏng vấn
- Các đề xuất hướng khai thác TLHT hiệu quả hơn